Mở mộ cổ, chuyên gia "tròn mắt" thấy xác ướp công chúa mặc long bào

Mở mộ cổ, chuyên gia "tròn mắt" thấy xác ướp công chúa mặc long bào

Khi mở quan tài của Vinh Hiến công chúa, các chuyên gia phát hiện xác ướp gần như nguyên vẹn. Đặc biệt, công chúa Trung Quốc này mặc long bào gây tò mò lớn.

Vào năm 1972, các nhà khảo cổ phát hiện một mộ cổ ở vùng Nội Mông. Phát hiện này mở đầu cho những giải mã bất ngờ về một xác ướp  công chúa Trung Quốc duy nhất trong lịch sử mặc long bào.
Vào năm 1972, các nhà khảo cổ phát hiện một mộ cổ ở vùng Nội Mông. Phát hiện này mở đầu cho những giải mã bất ngờ về một xác ướp công chúa Trung Quốc duy nhất trong lịch sử mặc long bào.
Cụ thể, ngôi mộ có chiều rộng khoảng 45m và chiều dài khoảng 105m. Bên trong mộ cổ có một cỗ quan tài và một số đồ tùy táng giá trị.
Cụ thể, ngôi mộ có chiều rộng khoảng 45m và chiều dài khoảng 105m. Bên trong mộ cổ có một cỗ quan tài và một số đồ tùy táng giá trị.
Khi mở nắp quan tài, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi thấy một xác ướp nữ còn gần như nguyên vẹn. Đặc biệt, người phụ nữ này khoác trên người long bào - trang phục vốn chỉ dành cho hoàng đế.
Khi mở nắp quan tài, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi thấy một xác ướp nữ còn gần như nguyên vẹn. Đặc biệt, người phụ nữ này khoác trên người long bào - trang phục vốn chỉ dành cho hoàng đế.
Ngay cả Võ Tác Thiên hay Từ Hy Thái Hậu cũng không được chôn cất trong trang phục long bào. Điều này khiến các nhà khoa học đi tìm lời giải về danh tính chủ nhân ngôi mộ.
Ngay cả Võ Tác Thiên hay Từ Hy Thái Hậu cũng không được chôn cất trong trang phục long bào. Điều này khiến các nhà khoa học đi tìm lời giải về danh tính chủ nhân ngôi mộ.
Sau một thời gian điều tra những cổ vật tìm thấy trong mộ cổ và quan tài, các chuyên gia xác định được danh tính chủ nhân ngôi mộ là Vinh Hiến công chúa - con gái của hoàng đế Khang Hy.
Sau một thời gian điều tra những cổ vật tìm thấy trong mộ cổ và quan tài, các chuyên gia xác định được danh tính chủ nhân ngôi mộ là Vinh Hiến công chúa - con gái của hoàng đế Khang Hy.
Vinh Hiến công chúa có mẹ là Vinh phi Mã Giai thị - một trong những sủng phi của vua Khang Hy. Ngoài nàng công chúa này, Vinh phi Mã Giai thị còn sinh cho nhà vua 3 con trai và 2 con gái khác. Điều này cho thấy Vinh phi Mã Giai thị được vua Khang Hy yêu thương nhiều như thế nào.
Vinh Hiến công chúa có mẹ là Vinh phi Mã Giai thị - một trong những sủng phi của vua Khang Hy. Ngoài nàng công chúa này, Vinh phi Mã Giai thị còn sinh cho nhà vua 3 con trai và 2 con gái khác. Điều này cho thấy Vinh phi Mã Giai thị được vua Khang Hy yêu thương nhiều như thế nào.
Trong số 3 con gái của Vinh phi Mã Giai thị, Vinh Hiến công chúa là người con duy nhất còn sống tới khi trưởng thành. Hai người con gái còn lại đều chết khi còn rất trẻ. Chính vì vậy, vua Khang Hy càng yêu thương, chiều chuộng Vinh Hiến công chúa hơn.
Trong số 3 con gái của Vinh phi Mã Giai thị, Vinh Hiến công chúa là người con duy nhất còn sống tới khi trưởng thành. Hai người con gái còn lại đều chết khi còn rất trẻ. Chính vì vậy, vua Khang Hy càng yêu thương, chiều chuộng Vinh Hiến công chúa hơn.
Khi Vinh Hiến công chúa đến tuổi lấy chồng, vua Khang Hy sắp xếp hôn sự cho con gái với Ô Nhĩ Cổn - con trai của Ba Lâm Quận vương Ngạc Tề Nhĩ ở Mông Cổ.
Khi Vinh Hiến công chúa đến tuổi lấy chồng, vua Khang Hy sắp xếp hôn sự cho con gái với Ô Nhĩ Cổn - con trai của Ba Lâm Quận vương Ngạc Tề Nhĩ ở Mông Cổ.
Do được vua cha yêu thương nên ngay cả khi đã lấy chồng, Vinh Hiến công chúa vẫn được ban thưởng rất nhiều ngọc ngà, châu báu, tơ lụa... và có cuộc sống xa hoa, phú quý hơn người. Thêm nữa, hoàng đế Khang Hy từng nhiều lần tới thăm Vinh Hiến công chúa ở Mông Cổ cho thấy ông yêu thương con gái này nhiều đến mức nào.
Do được vua cha yêu thương nên ngay cả khi đã lấy chồng, Vinh Hiến công chúa vẫn được ban thưởng rất nhiều ngọc ngà, châu báu, tơ lụa... và có cuộc sống xa hoa, phú quý hơn người. Thêm nữa, hoàng đế Khang Hy từng nhiều lần tới thăm Vinh Hiến công chúa ở Mông Cổ cho thấy ông yêu thương con gái này nhiều đến mức nào.
Đến năm 1728, Vinh Hiến công chúa qua đời, hưởng thọ 56 tuổi. Trước cái chết của con gái yêu, hoàng đế Khang Hy vô cùng đau buồn và cho sắp xếp hậu sự trang trọng. Trong số đó, nhà vua ban cho con gái một chiếc long bào. Chính vì vậy, Vinh Hiến công chúa trở thành người duy nhất được mai táng trong trang phục long bào mà không phải là hoàng đế.
Đến năm 1728, Vinh Hiến công chúa qua đời, hưởng thọ 56 tuổi. Trước cái chết của con gái yêu, hoàng đế Khang Hy vô cùng đau buồn và cho sắp xếp hậu sự trang trọng. Trong số đó, nhà vua ban cho con gái một chiếc long bào. Chính vì vậy, Vinh Hiến công chúa trở thành người duy nhất được mai táng trong trang phục long bào mà không phải là hoàng đế.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT