Mở mộ cổ, chuyên gia tái mặt thấy đồ vật "xuyên không" về quá khứ

Mở mộ cổ, chuyên gia tái mặt thấy đồ vật "xuyên không" về quá khứ

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng cổ xưa nhất về việc lá trà được chế biến và pha để uống y như thời hiện đại trong ngôi mộ cổ ở Tây Dương.

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy chiếc chén cổ đựng bã trà được khai quật từ ngôi  mộ cổ mang số 1 ở Tây Dương, nơi có di tích thành phố cố đô của nhà Chu, thuộc tỉnh Sơn Đông.
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy chiếc chén cổ đựng bã trà được khai quật từ ngôi mộ cổ mang số 1 ở Tây Dương, nơi có di tích thành phố cố đô của nhà Chu, thuộc tỉnh Sơn Đông.
Theo nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi giáo sư Shuya Wei từ Viện Di sản Văn hóa và lịch sử khoa học công nghệ, thuộc Đại học Khoa học và công nghệ Bắc Kinh (Trung Quốc), các tài liệu trước đó cho thấy vào thời Xuân Thu (năm 770-476 trước Công Nguyên), trà đã được trồng để làm vật tế và làm rau ở Trung Quốc.
Theo nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi giáo sư Shuya Wei từ Viện Di sản Văn hóa và lịch sử khoa học công nghệ, thuộc Đại học Khoa học và công nghệ Bắc Kinh (Trung Quốc), các tài liệu trước đó cho thấy vào thời Xuân Thu (năm 770-476 trước Công Nguyên), trà đã được trồng để làm vật tế và làm rau ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng về việc trà được chế biến để trở thành thức uống y như thời hiện đại vào những năm Trước Công Nguyên.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng về việc trà được chế biến để trở thành thức uống y như thời hiện đại vào những năm Trước Công Nguyên.
Sau khi phân tích mẫu vật từ ngôi mộ cổ 2.400 tuổi này bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) và một số phương pháp khác, các nhà khoa học đã tiến hành đối chiếu với bã trà hiện đại.
Sau khi phân tích mẫu vật từ ngôi mộ cổ 2.400 tuổi này bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) và một số phương pháp khác, các nhà khoa học đã tiến hành đối chiếu với bã trà hiện đại.
Kết quả thu được cho thấy, phổ FTIR của thứ được cho là bã trà cổ này y hệt FTIR của bã trà hiện đại.
Kết quả thu được cho thấy, phổ FTIR của thứ được cho là bã trà cổ này y hệt FTIR của bã trà hiện đại.
Từ lâu các nhà khoa học Trung Quốc đã cho rằng đây là quốc gia đầu tiên chế biến và uống trà theo cách thức hiện đại. Tuy nhiên những bằng chứng chỉ mới được ghi chép mờ nhạt trong các tư liệu cổ, truyền thuyết.
Từ lâu các nhà khoa học Trung Quốc đã cho rằng đây là quốc gia đầu tiên chế biến và uống trà theo cách thức hiện đại. Tuy nhiên những bằng chứng chỉ mới được ghi chép mờ nhạt trong các tư liệu cổ, truyền thuyết.
Sau đó, họ đã tìm thấy bằng chứng vật lý là mẫu trà cổ đại được phát hiện tại Lăng Hán Dương, niên đại 2.150 tuổi. Mẫu trà này đã được Sách Kỷ lục Guiness thế giới công nhận là loại trà lâu đời nhất nhân loại vào năm 2016.
Sau đó, họ đã tìm thấy bằng chứng vật lý là mẫu trà cổ đại được phát hiện tại Lăng Hán Dương, niên đại 2.150 tuổi. Mẫu trà này đã được Sách Kỷ lục Guiness thế giới công nhận là loại trà lâu đời nhất nhân loại vào năm 2016.
Tuy nhiên, mẫu trà mới phát hiện ở tại ngôi mộ cổ ở Tây Dương xưa hơn tới vài thế kỷ. Nhóm nghiên cứu kết luận: "Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng văn hóa uống trà có thể bắt đầu sớm nhất là vào thời Chiến Quốc".
Tuy nhiên, mẫu trà mới phát hiện ở tại ngôi mộ cổ ở Tây Dương xưa hơn tới vài thế kỷ. Nhóm nghiên cứu kết luận: "Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng văn hóa uống trà có thể bắt đầu sớm nhất là vào thời Chiến Quốc".
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, trà hiện hữu từ rất sớm và nhanh chóng trở thành loại thức uống có ảnh hưởng, quyền lực lớn nhất trên hành tinh… và thậm chí, có thời kỳ từng được ví von "trà là thức uống khiến cả thế giới phát cuồng".
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, trà hiện hữu từ rất sớm và nhanh chóng trở thành loại thức uống có ảnh hưởng, quyền lực lớn nhất trên hành tinh… và thậm chí, có thời kỳ từng được ví von "trà là thức uống khiến cả thế giới phát cuồng".
Xét về khía cạnh lịch sử hay sinh học, các chuyên gia đều thống nhất trà có nguồn gốc từ khu vực châu Á, chủ yếu là ở Tây Nam Trung Quốc và Bắc. Thời gian con người sử dụng trà chính xác từ bao giờ thì không ai biết, tuy nhiên được ước chừng là dưới triều nhà Thương (1600 TCN - 1046 TCN).
Xét về khía cạnh lịch sử hay sinh học, các chuyên gia đều thống nhất trà có nguồn gốc từ khu vực châu Á, chủ yếu là ở Tây Nam Trung Quốc và Bắc. Thời gian con người sử dụng trà chính xác từ bao giờ thì không ai biết, tuy nhiên được ước chừng là dưới triều nhà Thương (1600 TCN - 1046 TCN).
Theo những tài liệu cổ của Trung Quốc, trà là do Thần Nông - một trong Tam Hoàng của văn hóa Trung Hoa tìm ra. Truyền thuyết kể rằng, Thần Nông là người dạy nhân dân làm ruộng và rất giỏi y thuật. Ông đi tới đâu cũng tìm kiếm, thử nếm các loại cây cỏ trong tự nhiên để phân biệt đâu là thuốc chữa bệnh, đâu là thuốc độc.
Theo những tài liệu cổ của Trung Quốc, trà là do Thần Nông - một trong Tam Hoàng của văn hóa Trung Hoa tìm ra. Truyền thuyết kể rằng, Thần Nông là người dạy nhân dân làm ruộng và rất giỏi y thuật. Ông đi tới đâu cũng tìm kiếm, thử nếm các loại cây cỏ trong tự nhiên để phân biệt đâu là thuốc chữa bệnh, đâu là thuốc độc.
Năm 2737 TCN, Thần Nông lần đầu tiên nếm thử lá trà cháy bị gió nóng thổi tới và rơi vào vạc nước sôi của ông. Cũng từ đó, ông phát hiện ra tác dụng y học của trà và coi nó là một loại thuốc rất tốt, có thể giải độc của 70 loại cây cỏ khác.
Năm 2737 TCN, Thần Nông lần đầu tiên nếm thử lá trà cháy bị gió nóng thổi tới và rơi vào vạc nước sôi của ông. Cũng từ đó, ông phát hiện ra tác dụng y học của trà và coi nó là một loại thuốc rất tốt, có thể giải độc của 70 loại cây cỏ khác.
Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV

GALLERY MỚI NHẤT