Mở lăng mộ Quan Vũ, rõ sự thật về Thanh Long Yển Nguyệt đao

Sự thật về thanh đao nặng gần nửa tạ của Quan Vũ - vị tướng nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc - cuối cùng cũng được giải mã.

Quan Vũ là vị tướng nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc, chiếm một vị trí gần như là tối thượng trong tín ngưỡng của người Trung Quốc khi được tôn làm Võ Thánh, bồ tát và cả Thần Tài. Ngoài ngựa Xích Thố huyền thoại thì hình ảnh của ông còn gắn chặt với Thanh Long Yển Nguyệt đao.

Mo lang mo Quan Vu, ro su that ve Thanh Long Yen Nguyet dao

Ảnh minh họa

Tương truyền, thanh đao của Quan Vũ nặng 82 cân thời xưa, tương đương với khoảng 49 kg ngày nay. Một vài giai thoại kể rằng thanh đao này đã theo Võ Thánh đi chinh chiến khắp nơi, đoạt mạng 1.780 người, tương đương với 1.780 giọt mưa máu đổ xuống lúc rèn vũ khí. Dù nặng gần nửa tạ nhưng Quan Vũ vẫn có thể nhấc bổng thần đao lên, thậm chí còn múa đao một cách nhẹ nhàng.

Trong lịch sử Trung Quốc có không ít nhân vật tiếng tăm gắn liền với các loại binh khí hạng nặng, ví dụ như danh tướng Tiết Nhân Quý thời nhà Đường dùng cây Phương Thiên Họa Kích nặng hàng trăm cân, Lỗ Trí Thâm sử dụng cây Nhật Nguyệt Quyền Trượng cũng nặng 62 cân (tương đương khoảng 36 kg ngày nay),... Điều này khiến cho nhiều người hồ nghi về cân nặng thật của Thanh Long Yển Nguyệt đao vì cho rằng có lẽ lịch sử chỉ đang cố tình thần thánh hóa các danh tướng bằng việc "nói quá" về binh khí của họ, nhấn mạnh sự uy dưỡng của người tướng lĩnh đứng đầu.

Mo lang mo Quan Vu, ro su that ve Thanh Long Yen Nguyet dao-Hinh-2

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sau khi khai quật lăng mộ của Quan Vũ cùng một loạt các ngôi mộ cổ thì các chuyên gia đã phát hiện ra một lượng lớn vũ khí thời xưa với trọng lượng dao động từ vài cân đến 30 cân. Về cơ bản vũ khí càng có trọng lượng lớn thì càng ít người sử dụng. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh được sự thật về Thanh Long Yển Nguyệt đao có thể đã được cường điệu hóa lên một chút nhưng về cơ bản, vũ khí nặng vài chục cân là hoàn toàn có thật.

Mo lang mo Quan Vu, ro su that ve Thanh Long Yen Nguyet dao-Hinh-3

Ảnh minh họa

Thời cổ đại chú trọng vũ lực và tốc độ khi giao chiến, do đó quan niệm vũ khí càng nặng càng dài thì càng tốt đã ăn sâu trong tiềm thức của người xưa. Dựa trên sự thật, các tác giả viết truyện sẽ thường sử dụng một mức độ cường điệu nhất định để làm nổi bật sự mạnh mẽ, uy dũng của các nhân vật chính.

Vì sao Trương Phi hủy hoại Thục Hán chỉ bằng vài câu nói?

Có ý kiến cho rằng, chính những lời nói đầy nghĩa khí này của Trương Phi đã khiến Lưu Bị phạm phải sai lầm để đời, từ đó đẩy Thục Hán vào cảnh suy bại.

Nhìn lại cuộc đời đầy những chiến công lẫy lừng của Trương Phi, sẽ không là quá lời nếu nhận định rằng ông là một trong những tướng vũ dũng hàng đầu Tam Quốc.

Năm xưa, vị tướng họ Trương ấy cùng Quan Vũ phò tá Lưu Bị từ những ngày đầu lập nghiệp, một lòng cúc cung tận tụy cho bá nghiệp Thục Hán.

Tại sao Lưu Bị không trao di ngôn cho Gia Cát Lượng?

Giao con trai là Lưu Thiện và cả nhà Thục Hán cho Gia Cát Lượng, nhưng Lưu Bị lại đưa di ngôn tuyệt mệnh cho Triệu Vân. Rốt cục là vì sao?

Cả đời hết mình xây dựng cơ nghiệp và luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, phục hưng Hán thất, cuối cùng Lưu Bị cũng có được những thành tựu nhất định và đủ vốn liếng vững chắc để lập nên nhà Thục Hán, lên ngôi hoàng đế.

Chịu 2 thất bại, vì sao Quan Vũ chỉ đầu hàng Tào Tháo?

Thắng hay bại là chuyện thường tình của binh gia. Nhưng vì sao Quan Vũ chỉ chịu đầu hàng Tào Tháo, phớt lờ Tôn Quyền.

Việc thắng, bại là chuyện thường tình, nhưng đó là với một vị tướng. Còn nếu đặt thắng, bại vào một số danh tướng, có thể vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí làm nảy sinh ra những yếu tố tác động gây ảnh hưởng đến chiều hướng của lịch sử. Một trong số ít danh tướng đó có thể kể đến Quan Vũ.

Quan Vũ là một vị tướng nổi tiếng, có công lớn trong việc thành lập nhà Thục Hán. Tài năng và sự trung nghĩa của Quan Vũ từng khiến ba thế lực mạnh nhất Tam Quốc là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô phải kiêng dè.

Đọc nhiều nhất

Tin mới