Mở lăng mộ con trai Trọng Thủy: Sửng sốt 10.000 bảo vật vô giá

Vào năm 1983, một đội xây dựng ở Quảng Châu đã tình cờ phát hiện ra một lăng mộ bí ẩn. Khu mộ nằm dưới lòng đất 17 mét, chủ nhân của ngôi mộ là cháu nội của Triệu Đà, con trai Triệu Trọng Thủy, tên là Triệu Mạt.

Nhà Tần là triều đại phong kiến vô cùng đặc biệt trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Đây là triều đại đầu tiên hình thành vương triều thống nhất và thúc đẩy sự hình thành Trung Hoa và có ảnh hưởng sâu sắc đến quốc gia sau này.
Vào thời nhà Tần, lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng chưa từng có. Tần Thủy Hoàng đã lãnh đạo và mở mang đất nước bằng tài lãnh đạo của mình. Tuy nhiên, sự phát triển Tần Thủy Hoàng không kéo dài lâu.
Sau khi con trai Tần Thủy Hoàng là Hồ Hợi (Tần Nhị Thế) lên ngôi, ông đã áp đặt sự cai trị hà khắc và tăng cường bóc lột người dân. Điều này trực tiếp gây ra sự sụp đổ của nhà Tần.
Là người sống sót sau nhiều biến cố lịch sử, Triệu Đà (Triệu Vũ Vương) khi lên làm vua đã chịu ảnh hưởng của chế độ nhà Tần. Điều này được thấy rõ nhất trong quy mô và cách bố trí lăng tẩm sau khi chết của ông.
Mo lang mo con trai Trong Thuy: Sung sot 10.000 bao vat vo gia
Các nhà khảo cổ làm việc tại khu mộ (Ảnh: Twgreatdaily)
Theo các chuyên gia, Triệu Vũ Vương chuẩn bị lăng tẩm cho mình giống với Tần Thủy Hoàng. Sau khi Triệu Đà mất, hàng chục ngôi mộ đã được xây dựng. Đồng thời vào ngày an táng, có tới 4 nhóm khiêng quan tài cùng xuất phát và tiến về 4 hướng. Điều này đã khiến cho mộ của Triệu Đà trở thành bí mật suốt hàng ngàn năm.
Vào năm 1983, một đội xây dựng ở Quảng Châu đã tình cờ phát hiện ra một lăng mộ bí ẩn. Khu mộ nằm dưới lòng đất 17 mét, chủ nhân của ngôi mộ là cháu nội của Triệu Đà, tên là Triệu Mạt. Khi lên ngôi, Triệu Mạt xưng là Triệu Văn Đế hay Triệu Văn Vương.
Khi các nhà khảo cổ bước vào, họ nhìn thấy lăng mộ được bao quanh bởi những bức tranh đầy màu sắc và nhiều di vật bao gồm đồ đồng, đồ gốm, vàng và ngọc cùng những bảo vật quý hiếm khác.
Sau khi điều tra, các chuyên gia thống kê có hơn 10.000 di vật văn hóa đã được chôn cất trong lăng mộ và một số rất quý hiếm. Ngôi mộ cổ sau hai nghìn năm vẫn chưa bị mất trộm. Khám phá này vì vậy trở nên vô cũng ý nghĩa đối với giới khảo cổ.
Cũng trong năm đó, các chuyên gia thành phố Quảng Châu, Trung Quốc đã đưa ra quyết định quan trọng "xây dựng Bảo tàng Đặc biệt tại chỗ và bảo vệ các di tích văn hóa trưng bày trên các ngôi mộ cổ". Mục đích của việc làm này là để bảo vệ kịp thời các di vật tại khu di tích. Phương án thiết kế đã được thực hiện trong nhiều năm.
Ngày nay, bảo tàng được xếp vào danh sách đơn vị bảo vệ trọng điểm quốc gia và là bảo tàng hạng nhất quốc gia, đồng thời trở thành điểm tham quan du lịch lịch sử và văn hóa thu hút khách tham quan.

Vì sao con đường Tần Thủy Hoàng xây 2.000 năm sau không mọc cỏ?

Sau khi thống nhất giang sơn, Tần Thủy Hoàng xây dựng một mạng lưới đường bộ kết nối nhiều vùng của đất nước. Trải qua hơn 2.000 năm, con đường mang tên Đường Tần Chí không có một ngọn cỏ gây nhiều ngỡ ngàng.

Vi sao con duong Tan Thuy Hoang xay 2.000 nam sau khong moc co?
Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Hoa thống nhất.  

Tần Thủy Hoàng điên cuồng tìm trứng gà trống và cái kết bất ngờ

Tần Thủy Hoàng từng hạ lệnh cho các quan lại tìm được trứng gà trống trong vòng 3 ngày. Các quan viên lo lắng vì không biết biết làm cách nào để đáp ứng yêu cầu của vua Tần. Thế nhưng, một đứa trẻ 7 tuổi gây ngỡ ngàng hoàn thành nhiệm vụ vô cùng thông minh. 

Tan Thuy Hoang dien cuong tim trung ga trong va cai ket bat ngo
 Là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng được cho là một bạo chúa có tính cách độc đoán. Nhiều quyết định của ông hoàng này được đánh giá là tàn nhẫn. Thậm chí, nhiều mệnh lệnh của Tần Thủy Hoàng liên quan đến sự sống chết của nhiều người. Không những vậy, bất cứ người nào kháng lệnh của vua Tần đều không có kết cục tốt đẹp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới