Mỏ đất hiếm sẽ giúp Triều Tiên đổi vận thế?

(Kiến Thức) - Với trữ lượng lớn hơn gấp 6 lần so với của Trung Quốc, mỏ kim loại đất hiếm vẫn chưa được xác minh có giúp Triều Tiên xoay chuyển vị thế?

Mỏ đất hiếm sẽ giúp Triều Tiên đổi vận thế?
Trang tin Voice of America trích dẫn kết quả cuộc nghiên cứu địa chất của công ty tư nhân Anh là SRE Minerals Limited. Theo đó, ở mỏ này, Triều Tiên có thể sở hữu khoảng 216 tấn trữ lượng hợp chất đất hiếm, kim loại được dùng nhiều trong các thiết bị điện tử công nghệ cao như điện thoại thông minh hay các ti vi độ nét cao.
Nếu các thông tin trên được xác nhận, phát hiện này sẽ phần nào khiến vị thế của Trung Quốc bị lung lay bởi hiện nay nước này thống trị thị trường xuất khấu đất hiếm trên toàn cầu với 90% thị phần.
Công ty SRE Minerals Limited còn liên doanh với doanh nghiệp nhà nước Natural Resources Trading Corporation của Triều Tiên để khai thác mỏ đất này trong thời hạn 25 năm. Một số chuyên gia phân tích nghi ngờ trữ lượng của mỏ này. Cơ quan Điều tra Địa chất Mỹ cho hay, họ chưa có các thông tin tin cậy để đưa ra bất cứ bình luận nào về phát hiện này.
Các kim loại đất hiếm.
 Các kim loại đất hiếm.
Tuy nhiên, nếu thông tin trên là thật, điều gì sẽ xảy ra với Triều Tiên? Scott Bruce, cộng tác viên của Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii, đưa ra một vài quan điểm. Trong tình huống này, Triều Tiên sẽ đe dọa tới vị trí thống trị của nước láng giềng lâu năm Trung Quốc khi trực tiếp là đối thủ cạnh tranh trong việc xuất khấu đất hiếm.
Cùng với đó, Bình Nhưỡng cũng dần cải thiện mối quan hệ hơn với các nước láng giềng đầy duyên nợ như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Hai cường quốc này vốn là những nhà nhập khẩu kim loại đất hiếm hàng đầu trên thế giới.
“Nếu Triều Tiên có thể khởi động dự án khai thác trên, đồng thời phá bỏ rào cản chính trị và phát triển nền công nghiệp của chính họ, điều đó có thể giúp quốc gia cô lập này tăng cường mối quan hệ kinh tế với các nước láng giềng”, Bruce nói.
Ngược lại, nhà nghiên cứu Leonid Petro thuộc Viện châu Á-Thái Bình Dương của Đại học Quốc gia Úc cho biết, Bình Nhưỡng không có lợi ích nào trong việc thực hiện các cải cách cần thiết để duy trì thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà nghiên cứu còn đưa ra giả thiết: Triều Tiên thích bán đất hiếm với giá rẻ cho Trung Quốc. Đổi lại, họ sẽ được sự hỗ trợ quân sự và hậu cần từ phía đồng minh lâu năm. Chính quyền Binh Nhưỡng không muốn đi ngược lại chế độ hiện hành khi mở rộng thương mại với các nước khác. Petro đưa vụ thanh trừng chú dượng Jang Song-thaek làm minh chứng cho nhận định đó của mình.

Trung Quốc sắp mất “con bài” độc quyền đất hiếm

Trung Quốc sắp mất “con bài” độc quyền đất hiếm
Nhật Bản phụ thuộc 100% vào nhập khẩu kim loại đất hiếm.
Nhật Bản phụ thuộc 100% vào nhập khẩu kim loại đất hiếm.

Trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật Bản gần đảo Minami Torishima ở Thái Bình Dương, các nhà địa chất đã phát hiện các mỏ đất hiếm khổng lồ với trữ lượng gấp 100 lần tổng trữ lượng của tất cả các mỏ đất hiếm được thăm dò trên thế giới.

Thủ tướng Triều Tiên soán ngôi Jang Song-thaek?

(Kiến Thức) - Thủ tướng CHDCND Triều Tiên Pak Pong-ju đang khởi xướng chiến dịch làm hồi sinh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thay thế nhân vật số hai một thời Jang Song-thaek.

Thủ tướng Triều Tiên soán ngôi Jang Song-thaek?
Sau vụ thanh trừng ông Jang, Thủ tướng Pak nổi lên là một trong những nhân vật điều hành nền kinh tế bên cạnh lãnh đạo Kim Jong-un trong việc khôi phục nền kinh tế khốn đốn trong nhiều năm qua.
Thủ tướng CHDCND Triều Tiên Pak Pong-ju.
 Thủ tướng CHDCND Triều Tiên Pak Pong-ju.
Trong các bài báo đăng tải trên phương tiện truyền thông nước này cho thấy, vị thế của ông Pak đã được nâng cao hơn trước, một nguồn tin chính phủ nước này cho biết.

Chuyện tình Tổng thống Pháp và “đệ nhất bạn gái” qua ảnh

(Kiến Thức) - Trước khi tin tức Tổng thống Pháp ngoại tình xuất hiện, nhà báo Valerie Trierweiler được coi là người bạn đời chính thức, luôn sát cánh bên ông Hollande suốt 7 năm qua.

Chuyện tình Tổng thống Pháp và “đệ nhất bạn gái” qua ảnh
Tổng thống Pháp Francois Hollande và nhà báo Trierweiler được cho là qua lại với nhau từ năm 2005, hai năm trước khi ông Hollande tuyên bố ly hôn với người vợ cũ, chính trị gia của đảng Xã hội Segolene Royal.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và nhà báo Trierweiler được cho là qua lại với nhau từ năm 2005, hai năm trước khi ông Hollande tuyên bố ly hôn với người vợ cũ, chính trị gia của đảng Xã hội Segolene Royal. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.