Minh bạch tài sản, thu nhập: Có kiểm soát được “khoản chìm“?

(Kiến Thức) - "Ai kiểm soát nổi nguồn thu nhập "chìm"? Do đó, có kê khai hay không cũng chẳng mang lại kết quả thực", ông Hoàng Văn Ty cho biết.

Minh bạch tài sản, thu nhập: Có kiểm soát được “khoản chìm“?
Từ ngày 5/9, Nghị định 78/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, có 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản. Mặc dù thừa nhận quy định lần này đã cụ thể hóa các nhóm đối tượng song ông Hoàng Văn Ty, nguyên Phó ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn cho rằng "chẳng đời nào ếch tự nhảy ra từ bụi rậm".
Dại gì mà kê khai
Ông thấy gì từ việc có 9 nhóm đối tượng buộc phải kê khai tài sản theo Nghị định 78/2013 của Chính phủ?
Rõ ràng đây là văn bản mới, đối tượng cũng mới và chi tiết hơn nhưng công việc thì không có gì mới, vì thời tôi đương chức cũng thực hiện kê khai rồi mà có làm được đâu. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận Nghị định lần này của Chính phủ là tín hiệu tích cực góp phần vào việc chống tham nhũng. 
Liệu với quy định này thì chúng ta có thể kỳ vọng việc kê khai tài sản sẽ đảm bảo thực chất, thưa ông?
Quy định là một chuyện, còn làm được hay không thì lại là chuyện khác. Cá nhân tôi thì chẳng tin người ta sẽ làm thực chất được.
Sao ông lại không tin chứ? 
Thì cứ nhìn vào thực tế kê khai tài sản, thu nhập trước đó là rõ rồi, có đến nơi đến chốn đâu.
Có phải do quy định trước đó về đối tượng kê khai tài sản chưa cụ thể, chưa chặt chẽ như bây giờ nên không làm được đến nơi đến chốn?
Tôi nghĩ không hẳn vậy. Ta không kê khai thực chất được là vì bản thân người kê khai không trung thực.
Theo ông thì điều gì khiến người kê khai đã không trung thực?
Thứ nhất là vì, nếu kê khai những tài sản có giá trị lớn, họ sẽ bị tra hỏi xem tài sản đó có từ đâu, tại sao lương của ông chỉ ngần này mà lại có được tài sản đó? Giả dụ, tài sản đó có được do mờ ám thì chết à! Rồi thì tài sản của tôi nhưng đứng tên vợ con tôi, giờ kê khai lại bị điều tra, nhỡ đâu mất tài sản đó thì sao? Ai lại dại gì đi kê khai. Nên nhớ, chẳng đời nào ếch tự nhảy ra từ bụi rậm.
Thứ hai, đã có mấy trường hợp vì kê khai không đúng bị xử lý kỷ luật, mất chức, thậm chí là ra tòa chưa? Tôi thấy lãnh đạo của tôi, rồi bạn bè đồng nghiệp của tôi không kê khai đúng mà cũng chẳng sao, thế thì tôi kê khai làm gì?
Thứ ba là do cơ chế của ta cũng đang tiếp tay cho sự không trung thực của quan chức đấy.
Sao lại "cơ chế tiếp tay cho sự không trung thực" vậy, thưa ông?
Bởi hiện nay, ta vẫn dùng cơ chế tiền mặt, vàng bạc để thanh toán mà không phải thông qua ngân hàng. Do đó, anh kê khai chỉ có ngần này thu nhập, nhưng thực tế, người ta phải lo lót phong bì cho anh cả trăm triệu đồng để chạy việc cho con họ nhưng làm gì có hóa đơn chứng từ nào. Vậy thì ai kiểm soát nổi nguồn thu nhập "chìm" ấy? Do đó, có kê khai hay không cũng chẳng mang lại kết quả thực.
Ông Hoàng Văn Ty, nguyên Phó ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn nói về 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản.
Ông Hoàng Văn Ty, nguyên Phó ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn nói về 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản. 
Chẳng ai lo lót mà đòi... xin hóa đơn
Đúng là có yếu tố chủ quan khi bản thân người kê khai không trung thực, nhưng chúng ta còn có bộ phận giám sát kia mà?
Ta có bộ phận giám sát, gồm những người trong cùng cơ quan, những người ở xung quanh, tổ chức đảng ở cơ quan đó... Thế nhưng, ai dám nói nếu như đó là sếp của mình? Vì nói ra hoặc chẳng để làm gì, hoặc lại rước họa vào thân, hoặc cấp trên cứ chuyển qua chuyển lại rồi bảo "phải có thời gian xem xét". Rồi thì có quy định đấy, có tổ chức đảng kiểm tra, giám sát đấy, nhưng chỉ là hình thức thôi. Cứ nhìn vào các vụ bị điều tra, xử lý do kê khai không đúng tài sản, tài sản của cán bộ phát sinh do tham nhũng mà có thì sẽ rõ.
Theo ông thì có khó để nhận biết tài sản thực của những người phải kê khai tài sản?
Tôi tin là không khó. Để biết một ông cán bộ có quang minh chính đại hay không, người ta sẽ nhìn vào việc từ ngày lên chức, ông ấy sống trong ngôi nhà như thế nào, đi xe gì, có mấy lô đất... Đối chiếu với tiền lương theo bậc mà ông ấy nhận được, rồi vợ con ông ấy làm gì, có làm trong cơ quan nhà nước không là biết ngay. Thế nhưng, khẳng định chắc chắn đó có phải là tài sản tham nhũng hay không thì khó lắm. Vì tìm bằng chứng không đơn giản, do có những thứ trao tay mà chẳng có chứng từ gì. Ai lại "chạy" việc cho con rồi bảo "anh cho em xin cái hóa đơn", hoặc là "em nhận dự án này, biếu anh mấy lô đất, anh ký cho em cái biên bản giao đất"... bao giờ.
Người ta biết cả đấy...
Ta đã thực hiện kê khai tài sản, thế nhưng vẫn bị lọt. Phải chăng vì người kê khai "giấu kỹ quá" nên cấp trên, cơ quan có thẩm quyền không biết?
Không. Tôi chắc chắn rằng họ biết hết cả đấy. Làm gì có chuyện ông lãnh đạo công ty công ích lương mấy tỷ/năm mà chi cục thuế, kho bạc bảo không biết được. Có điều, họ không nói ra mà thôi.
Theo ông thì vì sao họ không nói?
Đó là vì sự móc nối, sự "qua lại" thôi. Tôi nhận được ngần này, tôi chia cho anh bằng này phần trăm. Thế là hai bên cùng có lợi. Anh ăn của người ta rồi, không thể "há miệng mắc quai" mới đành im lặng. Còn những người nói ra chẳng qua vì họ bị chèn ép đến đường cùng, đến mức chẳng còn gì để mất nữa.
Thôi thì cứ hy vọng
Nói như ông thì chẳng thể kỳ vọng người ta sẽ kê khai trung thực, dù quy định đối tượng kê khai có chặt chẽ đến mức nào?
Chứ sao nữa.
Chẳng lẽ không có cách gì giải quyết?
Có chứ. Nhưng giải quyết nó thì khó lắm. Phải thay đổi một số cơ chế, đặc biệt là cơ chế sử dụng tiền mặt. Ta áp dụng tập trung dân chủ nhưng đang bị người ta vận dụng sai theo hướng có lợi cho một bộ phận nào đó. Thế nên, khi những người cùng làm sai đông hơn nhưng vì tập trung dân chủ nên đi theo sự sai đó là chết rồi. Thứ hai, phải có cơ quan chống tham nhũng thực sự hiệu lực, có trách nhiệm. Thứ ba, phải tăng cường sự giám sát ở nơi làm việc và nơi ở của cán bộ. 
Nhưng làm sao để nhân viên dám lên tiếng khi sếp của mình kê khai không trung thực đây, vì như ông chỉ ra, có khi họ sẽ rước họa vào thân?
Muốn vậy thì nói phải đi đôi với làm, đừng có làm hình thức. Phải làm đến nơi đến chốn, sai đâu xử đó thôi. Nhưng khó đấy!
Dù biết là khó nhưng có lẽ chúng ta cũng nên hy vọng chứ?
(Cười) Thôi thì cứ hy vọng vậy.
Cảm ơn ông về những chia sẻ cùng tòa soạn!
Trong số các nhóm đối tượng phải kê khai tài sản từ ngày 5/9/2013, có  cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng của UBND cấp huyện trở lên; chủ tịch xã, trưởng công an xã, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính, tư pháp - hộ tịch xã; Hiệu trưởng, hiệu phó các cấp học từ mầm non đến THPT...
Tài sản phải kê khai bao gồm: Nhà ở, công trình xây dựng khác đã có giấy chứng nhận sở hữu hoặc chưa có giấy chứng nhận của mình nhưng đang đứng tên người khác; nhà đang thuê của nhà nước, đất đai, tài sản nước ngoài, vàng bạc, đá quý, ô tô, xe máy, các khoản nợ, cho vay, cổ phiếu, tổng thu nhập trong năm...

9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản

Bắt đầu từ 5/9/2013, sẽ có 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Chính phủ.

9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản
Theo Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập do Chính phủ ban hành từ 17/7/2013 sẽ có 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập từ 5/9 tới.

Cận cảnh tang thương do lũ quét ở Sa Pa

(Kiến Thức) - Trận lũ quét đêm 4/9 tại thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã làm 11 người chết và mất tích, 11 người bị thương.

Cận cảnh tang thương do lũ quét ở Sa Pa
Đến chiều tối 5/9 đã tìm thấy 9 thi thể bị lũ quét cuốn đi. Ảnh cứu hộ một giáo viên Trường THCS Can Hồ A, xã Bản Khoang (huyện Sa Pa, Lào Cai). Ảnh: Tuổi Trẻ
 Đến chiều tối 5/9 đã tìm thấy 9 thi thể bị lũ quét cuốn đi. Ảnh cứu hộ một giáo viên Trường THCS Can Hồ A, xã Bản Khoang (huyện Sa Pa, Lào Cai). Ảnh: Tuổi Trẻ
Dân quân tìm thấy một thi thể nạn nhân trong trận lũ quét ở thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai sáng 5/9. Ảnh: Tuổi Trẻ
 Dân quân tìm thấy một thi thể nạn nhân trong trận lũ quét ở thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai sáng 5/9. Ảnh: Tuổi Trẻ

Nữ sinh viên ĐH Công nghiệp nhảy cầu tự tử

(Kiến Thức) - Mặc dù được người đi đường khuyên can nhưng cô gái này vẫn nhảy xuống sông tự tử.

Nữ sinh viên ĐH Công nghiệp nhảy cầu tự tử
Vụ việc xảy ra vào khoảng 6h sáng nay (6/9), tại cầu Đăm, địa phận thuộc xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Cô gái để lại đôi dép rồi nhảy xuống sông tự tử.
Cô gái để lại đôi dép rồi nhảy xuống sông tự tử.

Tin mới