Mìn định hướng xịn nhất Mỹ sử dụng khi tham chiến tại Việt Nam

Mìn định hướng xịn nhất Mỹ sử dụng khi tham chiến tại Việt Nam

Mìn định hướng Claymore M18 là vũ khí có sức sát thương lớn, được Quân đội Mỹ dùng nhiều trong chiến tranh Triều Tiên và cả ở chiến trường Việt Nam sau này.

Trong  Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Mỹ và các lực lượng của Liên hợp quốc (LHQ) đã phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng chiến thuật "biển người" liên tục của quân đội Trung Quốc và Triều Tiên.
Trong Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Mỹ và các lực lượng của Liên hợp quốc (LHQ) đã phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng chiến thuật "biển người" liên tục của quân đội Trung Quốc và Triều Tiên.
Để đối phó với chiến thuật "biển người", Quân đội Mỹ và đồng minh muốn phát triển một loại mìn, có thể điều khiển được vụ nổ tập trung mảnh văng theo một hướng nhất định, để chống lại chiến thuật "biển người" của Quân đội Trung Quốc và Triều Tiên.
Để đối phó với chiến thuật "biển người", Quân đội Mỹ và đồng minh muốn phát triển một loại mìn, có thể điều khiển được vụ nổ tập trung mảnh văng theo một hướng nhất định, để chống lại chiến thuật "biển người" của Quân đội Trung Quốc và Triều Tiên.
Quân đội Canada lần đầu tiên phát triển một loại mìn có tên là “Phượng hoàng (Phoenix)”, chứa 2,3 kg chất nổ TNT và các đinh thép dài 1/4 inch, có thể phóng về phía đối phương; nhưng cự ly chỉ từ 20 đến 30 mét, nên thực sự không hiệu quả vì trọng lượng quá lớn của nó.
Quân đội Canada lần đầu tiên phát triển một loại mìn có tên là “Phượng hoàng (Phoenix)”, chứa 2,3 kg chất nổ TNT và các đinh thép dài 1/4 inch, có thể phóng về phía đối phương; nhưng cự ly chỉ từ 20 đến 30 mét, nên thực sự không hiệu quả vì trọng lượng quá lớn của nó.
Norman A. MacLeod, một kỹ sư thuộc Viện Nghiên cứu chất nổ của quân đội Mỹ, đã cải tiến loại mìn của Canada, thành loại mìn có tầm sát thương xa hơn và trọng lượng nhẹ hơn một chút.
Norman A. MacLeod, một kỹ sư thuộc Viện Nghiên cứu chất nổ của quân đội Mỹ, đã cải tiến loại mìn của Canada, thành loại mìn có tầm sát thương xa hơn và trọng lượng nhẹ hơn một chút.
Tên loại mìn mới được đặt theo tên một thanh kiếm của Scotland thời trung cổ là M18 Claymore và được công nhận là loại mìn định hướng đầu tiên trên thế giới.
Tên loại mìn mới được đặt theo tên một thanh kiếm của Scotland thời trung cổ là M18 Claymore và được công nhận là loại mìn định hướng đầu tiên trên thế giới.
Mìn định hướng M18 hình khối chữ nhật cong, có chiều dài 216 mm, chiều rộng 38 mm và chiều cao 124 mm; trọng lượng nặng 1,6 kg. Loại mìn này nhỏ gọn và có thể được mang trong túi đeo bên người.
Mìn định hướng M18 hình khối chữ nhật cong, có chiều dài 216 mm, chiều rộng 38 mm và chiều cao 124 mm; trọng lượng nặng 1,6 kg. Loại mìn này nhỏ gọn và có thể được mang trong túi đeo bên người.
Tuy nhỏ, nhưng M18 có sức sát thương rất lớn, vì nó chứa 700 viên bi thép (đường kính một viên bi là 3,5mm) và 680 gam chất nổ C-4. Mìn được kích nổ bằng hai kíp điện; sau này mìn đã được nâng cấp, để có thể kích nổ bằng điện hoặc không không dùng kíp điện.
Tuy nhỏ, nhưng M18 có sức sát thương rất lớn, vì nó chứa 700 viên bi thép (đường kính một viên bi là 3,5mm) và 680 gam chất nổ C-4. Mìn được kích nổ bằng hai kíp điện; sau này mìn đã được nâng cấp, để có thể kích nổ bằng điện hoặc không không dùng kíp điện.
Các viên bi khi mìn nổ có hiệu quả sát thương mục tiêu là sinh lực lên đến cự ly 100 mét, trong vòng cung 60° phía trước; đặc biệt mìn phát huy tác dụng hơn, khi bố trí sườn dốc xuống phía dưới. Phạm vi sát thương hiệu quả của mìn M18 mà 50 mét, thậm chí có trường hợp bị sát thương tới 250 mét.
Các viên bi khi mìn nổ có hiệu quả sát thương mục tiêu là sinh lực lên đến cự ly 100 mét, trong vòng cung 60° phía trước; đặc biệt mìn phát huy tác dụng hơn, khi bố trí sườn dốc xuống phía dưới. Phạm vi sát thương hiệu quả của mìn M18 mà 50 mét, thậm chí có trường hợp bị sát thương tới 250 mét.
Mìn định hướng M18A1 Claymore có vỏ nhựa màu xám xanh, phía trước mặt cong có dòng chữ "Phía trước hướng về địch (FRONT TOWARD ENEMY)", mặt cong phía sau in chữ "Phía sau", được dập nổi, để người sử dụng chú ý cách bố trí hướng mìn về phía địch, tránh đặt mìn ngược hướng, có thể dẫn tới tai nạn chết người.
Mìn định hướng M18A1 Claymore có vỏ nhựa màu xám xanh, phía trước mặt cong có dòng chữ "Phía trước hướng về địch (FRONT TOWARD ENEMY)", mặt cong phía sau in chữ "Phía sau", được dập nổi, để người sử dụng chú ý cách bố trí hướng mìn về phía địch, tránh đặt mìn ngược hướng, có thể dẫn tới tai nạn chết người.
Để giữ mìn thẳng đứng trên mặt đất khi bố trí, phía dưới có 2 chân hình chữ V để cắm xuống mặt đất; phía trên có 2 lỗ để lắp 2 kíp điện, được bố trí nghiêng 45º. Phía trên chính giữa có một khe ngắm giản đơn, để định hướng mìn về phía mục tiêu.
Để giữ mìn thẳng đứng trên mặt đất khi bố trí, phía dưới có 2 chân hình chữ V để cắm xuống mặt đất; phía trên có 2 lỗ để lắp 2 kíp điện, được bố trí nghiêng 45º. Phía trên chính giữa có một khe ngắm giản đơn, để định hướng mìn về phía mục tiêu.
Tuy nhiên, ngay cả khi được sử dụng đúng cách, mìn Claymore có thể gây nguy hiểm cho bất kỳ ai ở khoảng cách cực gần, vì tới 20% đạn bi thép bên trong vẫn có thể thổi ngược về những phía còn lại khi được kích nổ. Khu vực cách 16 mét về phía sau và hai bên của khu vực bố trí mìn được coi là không an toàn.
Tuy nhiên, ngay cả khi được sử dụng đúng cách, mìn Claymore có thể gây nguy hiểm cho bất kỳ ai ở khoảng cách cực gần, vì tới 20% đạn bi thép bên trong vẫn có thể thổi ngược về những phía còn lại khi được kích nổ. Khu vực cách 16 mét về phía sau và hai bên của khu vực bố trí mìn được coi là không an toàn.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho binh lính, khi bố trí trên thực địa, mìn Claymore thường được bố trí phía trước các ụ đất, hoặc phía trước các chướng ngại vật khác. Ngoài ra, khi bố trí mìn Claymore ở các trận địa phòng ngự, Quân đội Mỹ yêu cầu binh lính của họ phải được ẩn nấp trong công sự, hoặc hào che chắn.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho binh lính, khi bố trí trên thực địa, mìn Claymore thường được bố trí phía trước các ụ đất, hoặc phía trước các chướng ngại vật khác. Ngoài ra, khi bố trí mìn Claymore ở các trận địa phòng ngự, Quân đội Mỹ yêu cầu binh lính của họ phải được ẩn nấp trong công sự, hoặc hào che chắn.
Phiên bản M18A1 cải tiến được Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến ở Việt Nam và được gọi bằng tên tiếng Việt là mìn "Mo". Nó được dùng nhiều khi các phân đội Mỹ tổ chức phòng ngự, trong đó mìn Mo được bố trí xung quanh nơi đóng quân, hoặc là vũ khí bịt cửa mở khi bị quân giải phóng tấn công.
Phiên bản M18A1 cải tiến được Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến ở Việt Nam và được gọi bằng tên tiếng Việt là mìn "Mo". Nó được dùng nhiều khi các phân đội Mỹ tổ chức phòng ngự, trong đó mìn Mo được bố trí xung quanh nơi đóng quân, hoặc là vũ khí bịt cửa mở khi bị quân giải phóng tấn công.
Theo kinh nghiệm, khi xâm nhập căn cứ địch, các chiến sĩ đặc công hay trinh sát của ta thường quay ngược quả mìn Claymore để chúng hướng về phía địch, hoặc đơn giản là cắt dây điện để vô hiệu hóa loại mìn nguy hiểm này.
Theo kinh nghiệm, khi xâm nhập căn cứ địch, các chiến sĩ đặc công hay trinh sát của ta thường quay ngược quả mìn Claymore để chúng hướng về phía địch, hoặc đơn giản là cắt dây điện để vô hiệu hóa loại mìn nguy hiểm này.
Sau giải phóng Miền Nam năm 1975, chúng ta đã thu được số lượng lớn loại mìn này, và sử dụng rất hiệu quả trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Sau giải phóng Miền Nam năm 1975, chúng ta đã thu được số lượng lớn loại mìn này, và sử dụng rất hiệu quả trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các công binh xưởng ở Miền Nam cũng đã chế tạo được các loại mìn ĐH (định hướng), có nguyên tắc hoạt động giống mìn Claymore để phá hàng rào, lập chốt phòng ngự rất hiệu quả. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các công binh xưởng ở Miền Nam cũng đã chế tạo được các loại mìn ĐH (định hướng), có nguyên tắc hoạt động giống mìn Claymore để phá hàng rào, lập chốt phòng ngự rất hiệu quả. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mìn định hướng Claymore tới nay vẫn tiếp tục được sử dụng với sức công phá cực kỳ ghê gớm. Nguồn: USarmy.

GALLERY MỚI NHẤT