MiG-29 Ukraine mang được tên lửa AGM-88, Nga sẽ phải đối phó ra sao?

MiG-29 Ukraine mang được tên lửa AGM-88, Nga sẽ phải đối phó ra sao?

Cuối cùng sự lo lắng của Nga đã thành sự thật khi chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine đã được cải tiến, có thể sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 và thậm chí là cả tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon của Mỹ.

Ngày 30/8, Không quân Ukraine đã công bố video một  máy bay chiến đấu MiG-29 của nước này, trên tài khoản Facebook chính thức của Không quân Ukraine, khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và cho biết, đoạn video được quay và chỉnh sửa bởi một phi công Ukraine, mục đích là để tưởng nhớ một phi công đã thiệt mạng hồi tháng 3.
Ngày 30/8, Không quân Ukraine đã công bố video một máy bay chiến đấu MiG-29 của nước này, trên tài khoản Facebook chính thức của Không quân Ukraine, khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và cho biết, đoạn video được quay và chỉnh sửa bởi một phi công Ukraine, mục đích là để tưởng nhớ một phi công đã thiệt mạng hồi tháng 3.
Lần đầu tiên trong video, có một số cảnh máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine, thực hành phóng tên lửa chống radar (bức xạ) AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất. Thông tin này cũng xác nhận, Không quân Ukraine trước đó đã phóng ít nhất 5 tên lửa AGM-88.
Lần đầu tiên trong video, có một số cảnh máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine, thực hành phóng tên lửa chống radar (bức xạ) AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất. Thông tin này cũng xác nhận, Không quân Ukraine trước đó đã phóng ít nhất 5 tên lửa AGM-88.
Trước đó từ 7/8, một số kênh tiếng Nga trên nền tảng Telegram đã xuất hiện thông tin về các mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM. Khi đó Mỹ mới cung cấp cho Ukraine tên lửa AGM-88 và có một số dự đoán là loại tên lửa này được phóng đi từ phương tiện mặt đất, chứ không phải máy bay chiến đấu.
Trước đó từ 7/8, một số kênh tiếng Nga trên nền tảng Telegram đã xuất hiện thông tin về các mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM. Khi đó Mỹ mới cung cấp cho Ukraine tên lửa AGM-88 và có một số dự đoán là loại tên lửa này được phóng đi từ phương tiện mặt đất, chứ không phải máy bay chiến đấu.
Trang The Drive của Mỹ ngày 8/8 đưa tin rằng, ông Colin Carr, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận với truyền thông rằng, Mỹ đã cung cấp "tên lửa chống bức xạ không xác định" cho Quân đội Ukraine, và Không quân Ukraine có thể phóng những tên lửa này từ “một số máy bay hiện có”.
Trang The Drive của Mỹ ngày 8/8 đưa tin rằng, ông Colin Carr, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận với truyền thông rằng, Mỹ đã cung cấp "tên lửa chống bức xạ không xác định" cho Quân đội Ukraine, và Không quân Ukraine có thể phóng những tên lửa này từ “một số máy bay hiện có”.
Mặc dù không nói rõ là loại tên lửa chống bức xạ nào, nhưng loại tên lửa chống bức xạ phóng từ trên không duy nhất hiện có, mà Mỹ có thể cung cấp là AGM-88 HARM. Sau đó, quân đội Nga đã thu được các mảnh vỡ tương đối hoàn chỉnh tên lửa AGM-88 vào cuối tháng 8.
Mặc dù không nói rõ là loại tên lửa chống bức xạ nào, nhưng loại tên lửa chống bức xạ phóng từ trên không duy nhất hiện có, mà Mỹ có thể cung cấp là AGM-88 HARM. Sau đó, quân đội Nga đã thu được các mảnh vỡ tương đối hoàn chỉnh tên lửa AGM-88 vào cuối tháng 8.
Việc hiện đại hóa các máy bay MiG-29 của Ukraine để có thể sử dụng tên lửa hành trình chống radar tốc độ cao AGM-88 của Không quân Ukraine, chắc chắn là có sự giúp đỡ rất lớn của các chuyên gia quân sự NATO; nhất là hiện nay, một số quốc gia NATO vẫn còn sử dụng chiến đấu MiG-29, phiên bản giống MiG-29 của Ukraine.
Việc hiện đại hóa các máy bay MiG-29 của Ukraine để có thể sử dụng tên lửa hành trình chống radar tốc độ cao AGM-88 của Không quân Ukraine, chắc chắn là có sự giúp đỡ rất lớn của các chuyên gia quân sự NATO; nhất là hiện nay, một số quốc gia NATO vẫn còn sử dụng chiến đấu MiG-29, phiên bản giống MiG-29 của Ukraine.
Qua đoạn video do Không quân Ukraine công bố, có thể khẳng định chắc chắn rằng, máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine đã được nâng cấp, để có thể sử dụng vũ khí của phương Tây, chứ không phải tên lửa được phóng đi từ mặt đất như dự đoán trước đó.
Qua đoạn video do Không quân Ukraine công bố, có thể khẳng định chắc chắn rằng, máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine đã được nâng cấp, để có thể sử dụng vũ khí của phương Tây, chứ không phải tên lửa được phóng đi từ mặt đất như dự đoán trước đó.
Không có chi tiết nào được cung cấp về cách tên lửa được tích hợp trên MiG-29. Việc tích hợp tên lửa trên MiG-29 không chỉ có nghĩa là gắn bệ phóng LAU-118A và tên lửa AGM-88 vào giá treo của MiG, còn rất nhiều việc cần phải làm để tích hợp chúng trong hệ thống điện và điện tử hàng không.
Không có chi tiết nào được cung cấp về cách tên lửa được tích hợp trên MiG-29. Việc tích hợp tên lửa trên MiG-29 không chỉ có nghĩa là gắn bệ phóng LAU-118A và tên lửa AGM-88 vào giá treo của MiG, còn rất nhiều việc cần phải làm để tích hợp chúng trong hệ thống điện và điện tử hàng không.
Ngoài ra, một vấn đề khác là các phi công MiG-29 của Ukraine sẽ thực hiện việc ngắm bắn mục tiêu bằng tên lửa bức xạ AGM-88 như thế nào? Việc này thường tiến hành thông qua màn hình đa chức năng, nhưng thứ này không có trong buồng lái của MiG-29?
Ngoài ra, một vấn đề khác là các phi công MiG-29 của Ukraine sẽ thực hiện việc ngắm bắn mục tiêu bằng tên lửa bức xạ AGM-88 như thế nào? Việc này thường tiến hành thông qua màn hình đa chức năng, nhưng thứ này không có trong buồng lái của MiG-29?
Theo các chuyên gia Nga, MiG-29 của Ukraine hoàn toàn không có khả cài đặt một hệ thống điều khiển cho các loại tên lửa của Mỹ. Bản thân Tạp chí Quốc phòng Ukraine cũng thừa nhận, để nâng cấp MiG-29 tương thích với tên lửa AGM-88 trong điều kiện của Ukraine hiện tại, là điều gần như bất khả thi.
Theo các chuyên gia Nga, MiG-29 của Ukraine hoàn toàn không có khả cài đặt một hệ thống điều khiển cho các loại tên lửa của Mỹ. Bản thân Tạp chí Quốc phòng Ukraine cũng thừa nhận, để nâng cấp MiG-29 tương thích với tên lửa AGM-88 trong điều kiện của Ukraine hiện tại, là điều gần như bất khả thi.
Còn Tạp chí AirData của Mỹ cho biết, nhiều khả năng tên lửa AGM-88 phóng đi từ tiêm kích MiG-29 theo phương thức "phóng mù", tức là phi công chỉ khai hỏa tên lửa mà hoàn toàn không biết mục tiêu nó sẽ hướng đến đâu. Còn trên lửa AGM-88 sau khi phóng đi, sẽ tự tìm và bắt bám theo cánh sóng radar của đối phương, cơ cấu dẫn đường sẽ lái tên lửa thẳng nguồn phát radar.
Còn Tạp chí AirData của Mỹ cho biết, nhiều khả năng tên lửa AGM-88 phóng đi từ tiêm kích MiG-29 theo phương thức "phóng mù", tức là phi công chỉ khai hỏa tên lửa mà hoàn toàn không biết mục tiêu nó sẽ hướng đến đâu. Còn trên lửa AGM-88 sau khi phóng đi, sẽ tự tìm và bắt bám theo cánh sóng radar của đối phương, cơ cấu dẫn đường sẽ lái tên lửa thẳng nguồn phát radar.
Các chuyên gia nước ngoài lưu ý rằng, MiG-29 của Ukraine không chỉ được nâng cấp để sử dụng cho tên lửa chống radar AGM-88, mà Không quân Ukraine sử dụng MiG-29 để phóng tên lửa hành trình chống hạm chính xác cao AGM-84 Harpoon.
Các chuyên gia nước ngoài lưu ý rằng, MiG-29 của Ukraine không chỉ được nâng cấp để sử dụng cho tên lửa chống radar AGM-88, mà Không quân Ukraine sử dụng MiG-29 để phóng tên lửa hành trình chống hạm chính xác cao AGM-84 Harpoon.
Nếu MiG-29 của Ukraine sử dụng được tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, thì sẽ đặt Hạm đội Biển Đen của Nga vào trong mối đe dọa nguy hiểm; ngoài ra loại tên lửa này còn có tấn công các mục tiêu trên mặt đất ở khoảng cách lên tới 260-280 km.
Nếu MiG-29 của Ukraine sử dụng được tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, thì sẽ đặt Hạm đội Biển Đen của Nga vào trong mối đe dọa nguy hiểm; ngoài ra loại tên lửa này còn có tấn công các mục tiêu trên mặt đất ở khoảng cách lên tới 260-280 km.
Đáng chú ý là cư dân vùng Kherson đã bắt đầu công bố các bức ảnh với một số thiết bị bị hư hỏng, lưu ý rằng một tiếng nổ mạnh đã được nghe thấy, tuy nhiên, vẫn chưa được làm rõ đây là hậu quả của cuộc tấn công do Không quân Ukraine thực hiện hay do các trường hợp khác.
Đáng chú ý là cư dân vùng Kherson đã bắt đầu công bố các bức ảnh với một số thiết bị bị hư hỏng, lưu ý rằng một tiếng nổ mạnh đã được nghe thấy, tuy nhiên, vẫn chưa được làm rõ đây là hậu quả của cuộc tấn công do Không quân Ukraine thực hiện hay do các trường hợp khác.
Cho đến nay, vẫn chưa biết chính xác có bao nhiêu máy bay MiG-29 và tên lửa AGM-88 đang phục vụ trong quân đội Ukraine, tuy nhiên, những vũ khí như vậy của Quân đội Ukraine bắt đầu được sử dụng khá thường xuyên; trong khi các hệ thống phòng không của Nga, đối phó hạn chế với loại tên lửa này của Mỹ.
Cho đến nay, vẫn chưa biết chính xác có bao nhiêu máy bay MiG-29 và tên lửa AGM-88 đang phục vụ trong quân đội Ukraine, tuy nhiên, những vũ khí như vậy của Quân đội Ukraine bắt đầu được sử dụng khá thường xuyên; trong khi các hệ thống phòng không của Nga, đối phó hạn chế với loại tên lửa này của Mỹ.
Còn theo nguồn tin từ ấn phẩm NZIV của Israel, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine tên lửa chống radar AGM-88A HARM bản nâng cấp. Dựa trên thông tin được cung cấp, các tên lửa AGM-88A Mỹ viện trợ cho Ukraine, đã được hiện đại hóa bằng cách lắp đặt các đầu phóng cải tiến từ tên lửa AGM-88B.
Còn theo nguồn tin từ ấn phẩm NZIV của Israel, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine tên lửa chống radar AGM-88A HARM bản nâng cấp. Dựa trên thông tin được cung cấp, các tên lửa AGM-88A Mỹ viện trợ cho Ukraine, đã được hiện đại hóa bằng cách lắp đặt các đầu phóng cải tiến từ tên lửa AGM-88B.
Việc cải tiến này đã mở rộng đáng kể khả năng tìm kiếm mục tiêu của tên lửa bức xạ của Ukraine; trong khi việc thiết lập tọa độ cho các cuộc tấn công có thể được thực hiện rất nhanh chóng, điều này không được cung cấp trong phiên bản AGM-88A trước đó.
Việc cải tiến này đã mở rộng đáng kể khả năng tìm kiếm mục tiêu của tên lửa bức xạ của Ukraine; trong khi việc thiết lập tọa độ cho các cuộc tấn công có thể được thực hiện rất nhanh chóng, điều này không được cung cấp trong phiên bản AGM-88A trước đó.
Nhưng theo một số nguồn tin trước đây cho biết, các biến thể hiện đại hơn nhiều của tên lửa AGM-88 đã được tìm thấy tại địa điểm tên lửa rơi, đây không chỉ là việc nâng cấp lên phiên bản AGM-88B, vì phía Nga còn phát hiện ra các mảnh vỡ của tên lửa AGM-88E, loại tên lửa hiện đại hơn nhiều. Ảnh: Một bệ phóng tên lửa Buk-M2 của Nga bị trúng tên lửa bức xạ AGM-88 của Ukraine.
Nhưng theo một số nguồn tin trước đây cho biết, các biến thể hiện đại hơn nhiều của tên lửa AGM-88 đã được tìm thấy tại địa điểm tên lửa rơi, đây không chỉ là việc nâng cấp lên phiên bản AGM-88B, vì phía Nga còn phát hiện ra các mảnh vỡ của tên lửa AGM-88E, loại tên lửa hiện đại hơn nhiều. Ảnh: Một bệ phóng tên lửa Buk-M2 của Nga bị trúng tên lửa bức xạ AGM-88 của Ukraine.

GALLERY MỚI NHẤT