Mexico tưởng niệm cho chú chó cứu hộ thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhân viên cứu hộ Mexico đã tổ chức một lễ tưởng niệm cho Proteo - chú chó cứu hộ thiệt mạng khi tìm kiếm nạn nhân động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Việt Dũng/ANTĐ
Theo Reuters, trong ngày 13/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mexico Luis Cresencio Sandoval đã thông báo về việc chú chó Proteo thiệt mạng sau nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mắc kẹt dưới một đống đổ nát ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Proteo đã hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là thành viên của phái đoàn Mexico có nhiệm vụ hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi vô cùng tiếc nuối khi mất đi một người bạn đồng hành tuyệt vời và anh hùng", ông Sandoval viết trên Twitter.
Theo Bộ Quốc phòng Mexico, Proteo là 1 trong 16 chú chó cứu hộ được gửi tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước. Nguyên nhân tử vong cụ thể của chú chó không được công bố.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, phái đoàn cứu hộ Mexico đã tổ chức một lễ tưởng niệm dành cho Proteo.
Nữ giáo viên ngồi tù vì dụ dỗ nam sinh vào nghĩa trang
Mới đây, một nữ giáo viên ở bang Nebraska, Mỹ, bị phát hiện có quan hệ bất chính với một nam sinh của mình, thậm chí cả hai còn thường xuyên lái xe đến nghĩa trang để ân ái.
Theo truyền thông đưa tin, cô Cali Heikes, một nữ giáo viên 25 tuổi giảng dạy tại Trường Trung học Công lập Winside, bang Nebraska, Mỹ, bị tố cáo rằng thường lẻ vào nhà nam sinh 17 tuổi vào ban đêm và quan hệ tình dục.
Văn phòng cảnh sát trưởng quận Wayne Jason Dwinell xác nhận cô giáo Heike đã bị bắt giữ sau khi một Phó cảnh sát nhận được cuộc gọi tố cáo vào ngày 20/1 từ đường dây nóng. Rất nhanh sau đó, nữ giáo viên phải ra trình diện trước tòa. Qua điều tra, các tài liệu còn cho thấy, Cali Heikes không chỉ lẻn vào nhà nam sinh mà cô giáo này còn thường xuyên lái xe đón cậu học sinh đến nghĩa trang để ân ái.
Cụ bà bị phạt gần 3 triệu đồng vì cho vịt ăn 1 lát bánh mì
Một cụ bà 68 tuổi ở Anh đã bị "sốc và xấu hổ" sau khi bị phạt 100 bảng Anh (khoảng gần 3 triệu đồng) vì xả rác bừa bãi khi cho vịt ăn 1 lát bánh mì.
Susan Watson, 68 tuổi, ở Tonbridge, Kent (Anh) đã bị phạt vì tội xả rác sau khi một viên chức hội đồng phát hiện bà đang rải một lát bánh mì cho một số con vịt ăn cạnh một dòng sông.
Bà Susan, một nữ y tá mắc chứng mất trí nhớ, đang đi bộ dọc theo con đường công cộng chạy dọc theo sông Medway vào ngày 31/1. Sau khi lơ đãng xé một lát bánh mì để cho vịt ăn, bà đã bị một viên chức từ Hội đồng Khu vực Tonbridge và Malling (TMBC) tiếp cận và phạt 100 bảng vì xả rác bừa bãi.
Những tộc người sống ở vùng Siberia lạnh giá của Nga
Siberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á-Âu. Nơi này có hàng chục nhóm dân tộc nhỏ khác nhau sinh sống.
Theo các tính toán khác nhau, Siberia nắm giữ từ một nửa đến hai phần ba lãnh thổ của Nga. Mặc dù thực tế người Nga chiếm đa số dân cư ở vùng Siberia lạnh giá nhưng hàng chục nhóm dân tộc nhỏ khác nhau cũng sống ở đó.
Người Yakut: Người Yakut hay còn gọi là người Sakha, chiếm đông đảo nhất trong các nhóm dân tộc ở Siberia. Theo dữ liệu năm 2021, dân số của họ là 478.000 người (466.000 trong số đó sống ở Yakutia). Họ có ngôn ngữ riêng, sử thi riêng, truyền thống riêng và thậm chí cả nền điện ảnh của riêng họ.
Người dân tộc Buryat: Người Buryat sống gần hồ Baikal ở Đông Siberia. Ngôn ngữ của họ thuộc nhóm ngôn ngữ Mông Cổ và phần lớn họ thực hành Phật giáo. Các món ăn Buryat rất phổ biến ở Siberia, đặc biệt là bánh bao Buuz và trà truyền thống với muối và bơ.
Người Tuva: Trong số 300.000 người Tuva, 250.000 sống ở Cộng hòa Tuva thuộc phía nam của Đông Siberia. Ngôn ngữ Tuvan, thuộc nhóm ngôn ngữ Turkic, có tư cách là ngôn ngữ nhà nước. Tuvans là những bậc thầy nổi tiếng về hát cổ họng, nay vẫn phổ biến với thế hệ trẻ.
Người Altai: Người dân bản địa của dãy núi Altai ngày nay chủ yếu sống ở Cộng hòa Altai và Lãnh thổ Altai. Nhìn chung, có khoảng 80.000 người Altai ở Nga. Người Altai có một số nhóm dân tộc phụ - Telengits, Teleuts, Chelkans và những nhóm khác.
Tộc người Khaka: Người Khaka là người Thổ Nhĩ Kỳ bản địa của nước cộng hòa Khakassia ở phía nam Siberia (phía tây Baikal). Có khoảng 63.000 người Khaka và họ cũng có một số nhóm dân tộc phụ và phương ngữ ngôn ngữ. Trong nền văn hóa của họ, người Khaka gần gũi nhất với người Altai.
Người Nenet: Những người du mục chính của Siberia và Bắc Cực thuộc Nga là người Nenet (còn gọi là Samoyeds và Samodian). Họ sinh sống trên lãnh thổ từ Bán đảo Kola đến Taymyr. Nhìn chung, có khoảng 50.000 người Nenet và phần lớn làm việc ở vùng lãnh nguyên, tham gia chăn nuôi tuần lộc.
Người Khanty: Đây là một dân tộc Finno-Ugric ở Tây Siberia, phần lớn sống ở Khu tự trị Khanty-Mansi (một phần của Vùng Tyumen). Họ có ba phương ngữ ngôn ngữ. Từ 'khanty' có nghĩa đơn giản là "con người".
Người Mansi: Đây là những người gần gũi nhất với người Khanty từ quan điểm ngôn ngữ học, họ cũng là hàng xóm của nhau. Họ vẫn có ngôn ngữ riêng, mặc dù nó cũng là một phần của nhóm Finno-Ugric. Có hơn 12.000 người tự nhận mình là Mansi ở Nga.
Dân tộc Shor: Khoảng 12.000 người ở phía nam Vùng Kemerovo (Tây Siberia) tự gọi mình là Shor. Đây là một dân tộc nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt với truyền thống phong phú về thơ sử thi và hát bằng cổ họng. Một số người Shor sống ở vùng núi trong khi một số khác sống trong thảo nguyên rừng.
Người Tatar ở Siberia: Dân số của người Tatar được các nhà khoa học ước tính rất khác nhau - từ 10.000 người đến nửa triệu người. Ảnh: RBTH.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
Số người tử vong trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 giữa lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến đám cháy dữ dội hơn trong ít nhất 3 ngày nữa.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Nhiếp ảnh gia người Nga Natalia Ivanova đã ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều khu vực trên thế giới để chứng minh rằng vẻ đẹp luôn hiện diện khắp mọi nơi.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Một nhân viên khách sạn người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù sau khi bị cáo buộc đổ thuốc tẩy vào đồ ăn bữa tối tự chọn của khách sạn để trả thù vì bị mất việc.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.