Mẹo mua điện thoại cũ vẫn tránh được cháy nổ

Mẹo mua điện thoại cũ vẫn tránh được cháy nổ

(Kiến Thức) - Nhiều trường hợp điện thoại cũ bị nổ khi sạc pin khiến nhiều người lo lắng. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn chọn mua điện thoại cũ vẫn tránh được cháy nổ.

Nhiều người nghĩ mua điện thoại cũ sẽ tiết kiệm hơn, khi bán đi lại không bị mất giá nhiều như điện thoại mới. Tuy nhiên, để chọn được một chiếc điện thoại cũ còn tốt không phải là điều dễ dàng.
Nhiều người nghĩ mua điện thoại cũ sẽ tiết kiệm hơn, khi bán đi lại không bị mất giá nhiều như điện thoại mới. Tuy nhiên, để chọn được một chiếc điện thoại cũ còn tốt không phải là điều dễ dàng.
Nếu mua phải điện thoại cũ không đảm bảo chất lượng về pin và phần mềm thì nguy cơ cháy nổ cũng rất cao, nhất là tình trạng máy nóng dần khi sạc pin. Những cách dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc  mua điện thoại cũ vẫn tránh được cháy nổ.
Nếu mua phải điện thoại cũ không đảm bảo chất lượng về pin và phần mềm thì nguy cơ cháy nổ cũng rất cao, nhất là tình trạng máy nóng dần khi sạc pin. Những cách dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc mua điện thoại cũ vẫn tránh được cháy nổ.
Bạn Lâm (24 tuổi, ngụ Thanh Hóa) chia sẻ: "Không có nhiều tiền nên mình tìm mua điện thoại cũ. Nhưng vì không rành nên mình bị hớ một lần rồi. Khi ở cửa hàng thì nhân viên quảng cáo máy tốt, mới dùng được vài ba lần, thấy vỏ máy mới nên mình cũng không để ý. Nhưng khi về nhà dùng được một ngày thì phát hiện pin máy nhanh hết, để trong túi quần hay nghe bên tai đều cảm nhận được sự nóng lan tỏa từ pin ra. Cầm máy ra quán sửa chữa hỏi thì họ nói máy dùng pin rởm".
Bạn Lâm (24 tuổi, ngụ Thanh Hóa) chia sẻ: "Không có nhiều tiền nên mình tìm mua điện thoại cũ. Nhưng vì không rành nên mình bị hớ một lần rồi. Khi ở cửa hàng thì nhân viên quảng cáo máy tốt, mới dùng được vài ba lần, thấy vỏ máy mới nên mình cũng không để ý. Nhưng khi về nhà dùng được một ngày thì phát hiện pin máy nhanh hết, để trong túi quần hay nghe bên tai đều cảm nhận được sự nóng lan tỏa từ pin ra. Cầm máy ra quán sửa chữa hỏi thì họ nói máy dùng pin rởm".
Pin không chính hãng, đã già, bộ sạc có vấn đề, vừa dùng điện thoại vừa sạc pin… là những nguyên nhân chính của các vụ việc cháy nổ điện thoại xảy ra trong thời gian gần đây. Anh Nguyễn Thành Luân (29 tuổi, nhân viên tại cửa hàng sửa chữa điện thoại ở Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết: “Nếu “gà mờ” đi mua mà không chịu tìm hiểu kĩ thì bạn có thể bị vấp cú lừa rất đau. Kiểm tra mã số IMEI, kiểm tra vỏ, bàn phím ấn, màn hình hiển thị, pin… là những gì bạn cần quan sát, tìm hiểu kĩ trước khi bỏ tiền ra mua”.
Pin không chính hãng, đã già, bộ sạc có vấn đề, vừa dùng điện thoại vừa sạc pin… là những nguyên nhân chính của các vụ việc cháy nổ điện thoại xảy ra trong thời gian gần đây. Anh Nguyễn Thành Luân (29 tuổi, nhân viên tại cửa hàng sửa chữa điện thoại ở Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết: “Nếu “gà mờ” đi mua mà không chịu tìm hiểu kĩ thì bạn có thể bị vấp cú lừa rất đau. Kiểm tra mã số IMEI, kiểm tra vỏ, bàn phím ấn, màn hình hiển thị, pin… là những gì bạn cần quan sát, tìm hiểu kĩ trước khi bỏ tiền ra mua”.
Theo tiết lộ của một nhân viên cửa hàng bán điện thoại cũ trên đường Trần Qúy Kiên, Cầu giấy, Hà Nội cho biết: "Để xác định loại mãy cũ bạn mua có thuộc dòng chính hàng không, thì bạn hãy bấm *#06# hay *#92702689# để xem con số thứ 15 của dãy số IMEI gốc trong máy. Nếu số này và số 15 trên tem dán sau lưng máy trùng với nhau bạn có thể yên tâm. Trong số IMEI, con số thứ 15 này không dùng, nó được tính ra từ 14 con số đầu tiên, nên trên các tem giả có thể con số này không trùng với IMEI của máy".
Theo tiết lộ của một nhân viên cửa hàng bán điện thoại cũ trên đường Trần Qúy Kiên, Cầu giấy, Hà Nội cho biết: "Để xác định loại mãy cũ bạn mua có thuộc dòng chính hàng không, thì bạn hãy bấm *#06# hay *#92702689# để xem con số thứ 15 của dãy số IMEI gốc trong máy. Nếu số này và số 15 trên tem dán sau lưng máy trùng với nhau bạn có thể yên tâm. Trong số IMEI, con số thứ 15 này không dùng, nó được tính ra từ 14 con số đầu tiên, nên trên các tem giả có thể con số này không trùng với IMEI của máy".
Về việc tránh cháy nổ khi sử dụng điện thoại cũ, anh Luân chia sẻ: “Nguyên nhân chính khiến smartphone cũ cháy nổ 90% từ chất lượng pin, 10% do thói quen không đúng của bạn trong quá trình sử dụng máy. Trong quá trình sửa máy cho khách, nhiều khách hàng than vãn với chúng tôi rằng 1 số shop trong lúc kinh doanh điện thoại di động cũ thường lấy mất pin zin của máy rồi sau đó thay vào đó là những loại pin mới rởm, hàng Trung Quốc nên khi dùng rất nguy hiểm". Ảnh minh họa.
Về việc tránh cháy nổ khi sử dụng điện thoại cũ, anh Luân chia sẻ: “Nguyên nhân chính khiến smartphone cũ cháy nổ 90% từ chất lượng pin, 10% do thói quen không đúng của bạn trong quá trình sử dụng máy. Trong quá trình sửa máy cho khách, nhiều khách hàng than vãn với chúng tôi rằng 1 số shop trong lúc kinh doanh điện thoại di động cũ thường lấy mất pin zin của máy rồi sau đó thay vào đó là những loại pin mới rởm, hàng Trung Quốc nên khi dùng rất nguy hiểm". Ảnh minh họa.
"Chính vì thế, nếu có ý định mua máy cũ hay phải mua pin các bạn nên chú ý đến hình dáng bên ngoài của cục pin. Lúc đã kiểm tra được chất lượng của pin, mọi người hãy bỏ viên pin trên 1 nơi phẳng coi pin bị cong hoặc là phình hay không. Những viên pin đã bị phình là do đã dùng trong thời gian dài hoặc là bị chạm với nước", anh Luân nói thêm.
"Chính vì thế, nếu có ý định mua máy cũ hay phải mua pin các bạn nên chú ý đến hình dáng bên ngoài của cục pin. Lúc đã kiểm tra được chất lượng của pin, mọi người hãy bỏ viên pin trên 1 nơi phẳng coi pin bị cong hoặc là phình hay không. Những viên pin đã bị phình là do đã dùng trong thời gian dài hoặc là bị chạm với nước", anh Luân nói thêm.
Một đặc điểm dễ quan sát nữa đó là là mặt tiếp xúc giữa pin với máy. Nếu như mặt tiếp xúc đó sáng mờ thì là pin mới và còn sáng chói thì có thể thấy đó là đồ rởm.
Một đặc điểm dễ quan sát nữa đó là là mặt tiếp xúc giữa pin với máy. Nếu như mặt tiếp xúc đó sáng mờ thì là pin mới và còn sáng chói thì có thể thấy đó là đồ rởm.
Nếu quyết định mua điện thoại cũ để dùng, tốt nhất bạn nên mua từ một người quen của mình, hoặc ra các đại lý uy tín. Tránh xa những quán vỉa hè, hàng chợ để giảm thiểu rủi ro cho ban thân.
Nếu quyết định mua điện thoại cũ để dùng, tốt nhất bạn nên mua từ một người quen của mình, hoặc ra các đại lý uy tín. Tránh xa những quán vỉa hè, hàng chợ để giảm thiểu rủi ro cho ban thân.

GALLERY MỚI NHẤT