Mẹo làm sạch thịt lợn để loại bỏ hóa chất tồn dư

Khi mua thịt lợn về, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giúp thịt lợn đào thải được chất độc, sạch sẽ hơn.

Mẹo làm sạch thịt lợn để loại bỏ hóa chất tồn dư

Những tác dụng bất ngờ của thịt lợn

Hàm lượng protein của thịt lợn nạc, nấu chín là khoảng 26% trọng lượng tươi. Khi khô, hàm lượng protein của thịt lợn nạc có thể lên tới 89% - làm cho nó trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất.

Thực phẩm này cũng chứa tất cả chín axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của bạn. Vì lý do này, ăn thịt lợn hoặc các loại thịt khác có thể đặc biệt có lợi cho người tập thể hình, vận động viên phục hồi, người sau phẫu thuật hoặc những người khác cần phát triển cơ bắp.

Hơn nữa, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm thiamine. Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.

Thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm:

Thiamine: Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.

Kẽm: Một khoáng chất quan trọng, có nhiều trong thịt lợn, kẽm rất cần thiết cho một bộ não khỏe mạnh và hệ miễn dịch.

Vitamin B12: Hầu như chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, vitamin B12 rất quan trọng đối với sự hình thành máu và chức năng não. Thiếu vitamin này có thể gây thiếu máu và tổn thương tế bào thần kinh.

Vitamin B6: Vitamin B6 quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào máu đỏ.

Meo lam sach thit lon de loai bo hoa chat ton du

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm mỗi gia đình. Ảnh: Internet.

Những thực phẩm không nên kết hợp chung với thịt lợn

Rau mùi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau mùi có tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí. Khi 2 thực phẩm khắc nhau kết hợp sẽ khiến xung quanh rốn đau quặn.

Gừng: Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, sẽ nổi lên các nốt đen ở mặt.

Đậu tương: Không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Đặc biệt, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.

Thịt trâu: Thịt trâu có tính hàn khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ và xuất hiện 1 loại giun sán mang tên sán xơ mít.

Quả mơ: Thịt và mỡ lợn không được kết hợp với quả mơ, bởi, quả mơ có tính chua khi kết hợp với thịt hay mỡ lợn mang tính ngọt lạnh sẽ sinh ra bệnh tả lỵ (thổ tả hoặc kiết lỵ).

Mách bạn cách chế biến thịt để loại bỏ hóa chất tồn dư

Nhiều người có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là cách làm phản khoa học. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại, càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.

Để giảm thiểu độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.

Ngoài ra nên từ bỏ những món ăn từ thit nếu chưa được chế biến kỹ, thịt mới chỉ được chín tái vì sẽ không đảm bảo sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh. Các loại này thường ký sinh ở gan và đường mật, sán lá gan lớn là loại sán dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh.

Vì vậy, nên từ bỏ thói quen ăn thịt tái, thịt chưa nấu chín để ngăn ngừa bệnh tật từ ăn uống.

Miếng thịt bổ nhất mỗi con lợn chỉ có một

Mỗi bộ phận thịt lợn có giá trị dinh dưỡng và công dụng khác biệt cho sức khỏe. Phần thịt này mỗi con lợn chỉ có một, nặng chừng 200g, ai cũng mong mua được vì ăn vừa ngon lại có tác dụng bồi bổ rất tốt.

Miếng thịt bổ nhất mỗi con lợn chỉ có một

Phần thịt được nói tới ở đây chính là tim lợn. Nằm trong số các nội tạng của lợn, tim lợn có giá đắt hơn hẳn các phần khác nhưng nhiều người muốn cũng chưa chắc mua được. Mỗi con lợn chỉ có một quả tim, có kích cỡ khác nhau, tùy thuộc vào kích cỡ của con lợn. Tim lợn có hương vị đặc trưng, phần cuống sần sật, phần thịt nạc nhưng giòn, không bở, không dai. Đặc biệt, tim lợn xưa nay được xếp vào nhóm thực phẩm có khả năng bồi bổ cơ thể rất tốt.

Thịt lợn nên bảo quản bao lâu trong tủ lạnh?

Nhiều người có thói quen mua thịt lợn tích trữ trong tủ lạnh để ăn dần nhưng không biết bảo quản được trong bao lâu?

Thịt lợn nên bảo quản bao lâu trong tủ lạnh?
Thịt lợn giàu dinh dưỡng, có mặt trên mâm cơm của hầu hết các gia đình. Nhiều người có thói quen mua tích trữ ăn dần nhưng không biết thịt lợn để được bao lâu trong tủ lạnh?
Theo nghiên cứu có liên quan, người ta thấy rằng thời gian bảo quản thịt lợn trong tủ lạnh là khoảng 5 ngày, sau 5 ngày, chất dinh dưỡng thường bị mất đi. Vì vậy, không nên sử dụng thịt lợn đã bảo quản quá 5 ngày.

Một kiểu ăn thịt lợn cực hại sức khỏe, có thể gây ung thư

Thịt lợn là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, có thể bạn đang ăn thịt lợn sai cách, dẫn đến tự rước bệnh vào người mà không hề hay biết.

Một kiểu ăn thịt lợn cực hại sức khỏe, có thể gây ung thư

Có thể nói, thịt lợn là loại thịt phổ biến nhất trên mọi mâm cơm gia đình từ nông thôn đến thành thị, dù giàu hay nghèo. Thịt lợn có giá cả phải chăng, ngon miệng, nhiều chất dinh dưỡng và cách chế biến vô cùng đa dạng. Cũng vì vậy mà nhiều người thường mua cùng lúc và bảo quản loại thịt này nhiều ngày trong tủ lạnh.

1. Ba tác hại khi ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.