Mẹo hay trị ngạt mũi cho trẻ

Mẹo hay trị ngạt mũi cho trẻ

(Kiến Thức) - Những mẹo hay dưới đây sẽ giúp bạn trị ngạt mũi cho trẻ, giúp bé thoát khỏi tình trạng khó chịu một cách nhanh chóng.

 Hút mũi cho bé bằng ông hút mũi quả bóng. Cách làm: trước tiên, đặt bé nằm xuống. Bóp bóng để lấy không khí bên ngoài, và trong khi bóp chặt, nhẹ nhàng nhét đầu ống vào lỗ mũi bé (không nên để quá cao) rồi từ từ thả lỏng tay. Sau đó không bóp nữa, rút ống ra, rồi dùng khăn giấy lau các chất nhầy. Lặp lại ở lỗ mũi bên kia.
Hút mũi cho bé bằng ông hút mũi quả bóng. Cách làm: trước tiên, đặt bé nằm xuống. Bóp bóng để lấy không khí bên ngoài, và trong khi bóp chặt, nhẹ nhàng nhét đầu ống vào lỗ mũi bé (không nên để quá cao) rồi từ từ thả lỏng tay. Sau đó không bóp nữa, rút ống ra, rồi dùng khăn giấy lau các chất nhầy. Lặp lại ở lỗ mũi bên kia.
Nâng đệm cũi. Bé sơ sinh bị ngạt mũi sẽ thở dễ dàng hơn nếu đầu chúng ta được nâng cao. Bạn không nên đặt gối dưới đầu bé để tránh nguy cơ đột tử. Thay vào đó, hãy đặt một chiếc khăn phía dưới đầu của tấm đệm bé nằm để nâng nó lên cao một chút. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi nằm ngủ.
Nâng đệm cũi. Bé sơ sinh bị ngạt mũi sẽ thở dễ dàng hơn nếu đầu chúng ta được nâng cao. Bạn không nên đặt gối dưới đầu bé để tránh nguy cơ đột tử. Thay vào đó, hãy đặt một chiếc khăn phía dưới đầu của tấm đệm bé nằm để nâng nó lên cao một chút. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi nằm ngủ.
Dùng máy tạo độ ẩm. Thời tiết hanh khô kéo dài mùa lạnh có thể khiến không khí khô tràn vào mũi làm bé sơ sinh bị ngạt mũi. Hãy bật một máy tạo ẩm không khí trong phòng để hỗ trợ bé thở và ngăn ngừa nghẹt mũi.
Dùng máy tạo độ ẩm. Thời tiết hanh khô kéo dài mùa lạnh có thể khiến không khí khô tràn vào mũi làm bé sơ sinh bị ngạt mũi. Hãy bật một máy tạo ẩm không khí trong phòng để hỗ trợ bé thở và ngăn ngừa nghẹt mũi.
Xông hơi cho bé trong phòng tắm. Bạn có thể thực hiện bằng cách bật vòi nước nóng trong vài phút cho đến khi phòng tắm đầy hơi nước. Ngồi trong phòng với bé một lúc, việc này sẽ giúp làm long các chất nhầy trong mũi bé. Lưu ý không nên bế bé vào trong lúc bạn vẫn xả nước nóng vì các giọt nước nóng bắn lên có thể làm bỏng em bé.
Xông hơi cho bé trong phòng tắm. Bạn có thể thực hiện bằng cách bật vòi nước nóng trong vài phút cho đến khi phòng tắm đầy hơi nước. Ngồi trong phòng với bé một lúc, việc này sẽ giúp làm long các chất nhầy trong mũi bé. Lưu ý không nên bế bé vào trong lúc bạn vẫn xả nước nóng vì các giọt nước nóng bắn lên có thể làm bỏng em bé.
Cho trẻ uống nhiều nước. Chất lỏng sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm lượng nước cho bé bằng cách cho bé uống thêm nước, bú sữa mẹ, uống sữa bột, sữa bò tươi, súp...
Cho trẻ uống nhiều nước. Chất lỏng sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm lượng nước cho bé bằng cách cho bé uống thêm nước, bú sữa mẹ, uống sữa bột, sữa bò tươi, súp...
Sử dụng nước muối sinh lý. Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc xịt mũi an toàn cho bé sơ sinh bị ngạt mũi. Trước tiên, đặt bé nằm xuống, nếu có thể, hơi nghiêng đầu ra sau trong tư thế thật thoải mái. Sau đó, nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi bên lỗ mũi. Đừng lo lắng nếu bé hắt hơi ra một ít thuốc. Nếu có thuốc bắn ra khỏi mũi, bạn hãy lau đi nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Sử dụng nước muối sinh lý. Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc xịt mũi an toàn cho bé sơ sinh bị ngạt mũi. Trước tiên, đặt bé nằm xuống, nếu có thể, hơi nghiêng đầu ra sau trong tư thế thật thoải mái. Sau đó, nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi bên lỗ mũi. Đừng lo lắng nếu bé hắt hơi ra một ít thuốc. Nếu có thuốc bắn ra khỏi mũi, bạn hãy lau đi nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Xông hơi tinh dầu bạc hà cho bé. Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn.
Xông hơi tinh dầu bạc hà cho bé. Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn.

GALLERY MỚI NHẤT