Mẹo hay cuộc sống: Trị ho hiệu quả không cần thuốc Tây

Mẹo hay cuộc sống: Trị ho hiệu quả không cần thuốc Tây

(Kiến Thức) - Bạn có thể giúp bạn đẩy lùi những cơn ho dai dẳng nhờ một số mẹo hay trị ho đơn giản từ những thực phẩm quen thuộc sau.

Quả cam: Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống. Ảnh: Essentialoilspedia.
Quả cam: Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống. Ảnh: Essentialoilspedia.
Mật ong: Mật ong là thực phẩm chữa ho nổi tiếng trong dân gian. Có nhiều  mẹo hay trị ho đơn giản từ mật ong nhưng hiệu quả nhất là ướp mật ong với hẹ. Bạn trộn 2 muỗng mật ong với hành đã thái lát, đậy kín trong 5 tiếng. Sau đó cứ khoảng 3 giờ bạn ăn một muỗng, sẽ thấy đỡ ho dần. Ảnh: Healthyfoodhouse.
Mật ong: Mật ong là thực phẩm chữa ho nổi tiếng trong dân gian. Có nhiều mẹo hay trị ho đơn giản từ mật ong nhưng hiệu quả nhất là ướp mật ong với hẹ. Bạn trộn 2 muỗng mật ong với hành đã thái lát, đậy kín trong 5 tiếng. Sau đó cứ khoảng 3 giờ bạn ăn một muỗng, sẽ thấy đỡ ho dần. Ảnh: Healthyfoodhouse.
Gừng: Gừng chữa ho là điều ai cũng biết. Có thể phối hợp với mật ong bằng cách trộn hai thứ này lại nhấm nháp từ từ sẽ đẩy lùi nhanh chứng ho. Ảnh: Organicfacts
Gừng: Gừng chữa ho là điều ai cũng biết. Có thể phối hợp với mật ong bằng cách trộn hai thứ này lại nhấm nháp từ từ sẽ đẩy lùi nhanh chứng ho. Ảnh: Organicfacts
Tỏi: Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng. Ảnh: ConnectNigeria.
Tỏi: Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng. Ảnh: ConnectNigeria.
Chanh: Chanh có tác dụng làm giảm ho. Cách dùng phổ biến là chưng cách thủy với đường phèn mật ong, pha với nước ấm và đường, hoặc xắt miếng mỏng ngâm muối để ngậm. Hạt chanh và quất (tắc) cũng có thể chữa ho. Ảnh: NDTV.
Chanh: Chanh có tác dụng làm giảm ho. Cách dùng phổ biến là chưng cách thủy với đường phèn mật ong, pha với nước ấm và đường, hoặc xắt miếng mỏng ngâm muối để ngậm. Hạt chanh và quất (tắc) cũng có thể chữa ho. Ảnh: NDTV.
Quất: Trong quả quất có nhiều tinh dầu, pectin, đường và các vitamin giúp chống viêm, long đàm, tăng sức đề kháng và giảm ho hiệu quả. Có thể ngâm quất với muối để nhấm nháp hoặc pha nước uống. Quất chưng cách thủy với đường phèn cũng là bài thuốc chữa ho hiệu quả trong dân gian. Ảnh: Phunutoday.
Quất: Trong quả quất có nhiều tinh dầu, pectin, đường và các vitamin giúp chống viêm, long đàm, tăng sức đề kháng và giảm ho hiệu quả. Có thể ngâm quất với muối để nhấm nháp hoặc pha nước uống. Quất chưng cách thủy với đường phèn cũng là bài thuốc chữa ho hiệu quả trong dân gian. Ảnh: Phunutoday.
Cây húng chanh: Cây húng chanh (hay còn gọi là rau tần dày lá) cũng có tác dụng chữa ho, viêm họng và khản tiếng rất tốt. Tinh dầu trong lá húng chanh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp một cách hiệu quả. Chỉ cần lấy vài lá vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, sau đó chế một ít nước sôi vào. Chờ khoảng 10 phút cho nước hòa với lá húng chanh rồi vắt lấy nước uống. Để dễ uống, bạn có thể pha thêm ít muối hoặc đường phèn. Ảnh: Internet.
Cây húng chanh: Cây húng chanh (hay còn gọi là rau tần dày lá) cũng có tác dụng chữa ho, viêm họng và khản tiếng rất tốt. Tinh dầu trong lá húng chanh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp một cách hiệu quả. Chỉ cần lấy vài lá vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, sau đó chế một ít nước sôi vào. Chờ khoảng 10 phút cho nước hòa với lá húng chanh rồi vắt lấy nước uống. Để dễ uống, bạn có thể pha thêm ít muối hoặc đường phèn. Ảnh: Internet.
Lá hẹ: Lá hẹ là loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin. Chọn ít lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào chén hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống. Bạn cũng có thể dùng hẹ để nấu súp rồi cho trẻ em dùng cũng rất tốt. Ảnh: Giadinh.tv.
Lá hẹ: Lá hẹ là loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin. Chọn ít lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào chén hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống. Bạn cũng có thể dùng hẹ để nấu súp rồi cho trẻ em dùng cũng rất tốt. Ảnh: Giadinh.tv.
Lê: Quả lê khoét lỗ, nhét cục đường phèn vào trong rồi cho vào bát đem hấp cách thủy cho đến khi lê chín mềm…. Sau đó bạn chỉ việc xắn ra ăn và chờ kết quả tốt. Ảnh: Liversupport.
Lê: Quả lê khoét lỗ, nhét cục đường phèn vào trong rồi cho vào bát đem hấp cách thủy cho đến khi lê chín mềm…. Sau đó bạn chỉ việc xắn ra ăn và chờ kết quả tốt. Ảnh: Liversupport.
Nghệ: Nghệ cũng là vị thuốc trị ho hiệu quả. Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho ba nguyên liệu này vào tô hay chén cùng một ít nước sôi và 2 muỗng mật ong (hoặc 2 muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho. Ảnh: Internet.
Nghệ: Nghệ cũng là vị thuốc trị ho hiệu quả. Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho ba nguyên liệu này vào tô hay chén cùng một ít nước sôi và 2 muỗng mật ong (hoặc 2 muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho. Ảnh: Internet.
Khế: Những quả chua như khế, tắc có tác dụng trị ho tốt. Với khế, bạn chỉ cần chấm với muối rồi ngậm trong miệng lấy tinh thần, sau đó ăn như bình thường. Nếu sợ chua thì ngâm mật ong hoặc chưng đường phèn. Ảnh: Laodong.
Khế: Những quả chua như khế, tắc có tác dụng trị ho tốt. Với khế, bạn chỉ cần chấm với muối rồi ngậm trong miệng lấy tinh thần, sau đó ăn như bình thường. Nếu sợ chua thì ngâm mật ong hoặc chưng đường phèn. Ảnh: Laodong.
Bạc hà: Tinh dầu bạc hà thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa vì có chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch. Vì vậy, đối với ho có đờm, bạn chỉ cần dùng tinh dầu bạc hà kết hợp với húng tây, massage lên ngực và cổ. Liệu pháp này sẽ làm đờm trong cổ họng lỏng ra và sẽ theo phản ứng tự nhiên của cơ thể đào thải ra bên ngoài. Ảnh: Internet.
Bạc hà: Tinh dầu bạc hà thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa vì có chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch. Vì vậy, đối với ho có đờm, bạn chỉ cần dùng tinh dầu bạc hà kết hợp với húng tây, massage lên ngực và cổ. Liệu pháp này sẽ làm đờm trong cổ họng lỏng ra và sẽ theo phản ứng tự nhiên của cơ thể đào thải ra bên ngoài. Ảnh: Internet.
Nho khô: Để trị ho, bạn đem nho khô nghiền nhỏ rồi trộn với nước, đường, chưng cách thủy rồi để nguội và cho người bị ho ăn. Ảnh: Internet.
Nho khô: Để trị ho, bạn đem nho khô nghiền nhỏ rồi trộn với nước, đường, chưng cách thủy rồi để nguội và cho người bị ho ăn. Ảnh: Internet.
Củ cải trắng: Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả. Ảnh: Internet.
Củ cải trắng: Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả. Ảnh: Internet.
Bắp cải: Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc vì thế có thể trị ho, nhất là ho do viêm họng, và tiêu đờm. Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống. Ảnh: Internet.
Bắp cải: Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc vì thế có thể trị ho, nhất là ho do viêm họng, và tiêu đờm. Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống. Ảnh: Internet.

GALLERY MỚI NHẤT