Mẹo "độc" tiêu diệt mọt trong tủ quần áo

(Kiến Thức) - Khi tủ bị mọt tấn công không nên sử dụng các loại thuốc hóa học. Có một cách xử lý rất đơn giản là diệt mọt bằng dầu hỏa.

Hỏi: Gia đình tôi dùng tủ đựng quần áo làm bằng gỗ xoan đào, gần đây thấy bị mọt ăn. Xin hỏi có loại thuốc nào để xử lý? - Lê Văn Cầm (Phú Thọ).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
GS.TS Bùi Công Hiển, Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học cho biết: Khi tủ bị mọt tấn công không nên sử dụng các loại thuốc hóa học. Có một cách xử lý rất đơn giản là diệt mọt bằng dầu hỏa. Đầu tiên hãy lấy toàn bộ quần áo trong tủ ra sau đó đổ dầu hỏa vào miếng vải rồi lau vào chỗ có mọt (hoặc có thể dùng kim tiêm bơm thẳng dầu hỏa vào các lỗ đã bị mọt đục khoét). Sau đó ủ dầu hỏa trong khoảng 3 - 4 ngày. 
Trước khi đưa lại quần áo vào tủ thì lau hoặc dùng xà phòng đánh rửa lại để làm sạch mùi dầu hỏa. Đảm bảo cách này sẽ giúp loại trừ được mọt.

Nhận biết đồ gỗ tẩm hóa chất chống mối mọt

- Hỏi: Cách nào phát hiện đồ gỗ gia dụng có tẩm hóa chất chống mối mọt độc hại không? Lê Xuân Trường (quận Gò Vấp, TPHCM).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

KS Hoàng Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm Chế biến Lâm sản, Trường Đại học Nông lâm TPHCM cho biết: Hiện nay, một số cơ sở chế biến sản phẩm gỗ nhỏ, chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước thường không sử dụng hoá chất bảo quản gỗ nhằm giảm chi phí sản xuất. Hoặc nếu có bảo quản thì lại dùng một số hóa chất ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người  phổ biến như hóa chất Pentachlorophenol (PCP) bị nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng do tính độc hại của nó với môi trường và sức khoẻ con người hoặc mua một số hoá chất trôi nổi trên thị trường mà không rõ nguồn gốc, sử dụng nồng độ không đúng chỉ định. Vì thế, trong quá trình sử dụng các sản phẩm gỗ được sản xuất tại các cơ sở này vẫn bị mối mọt xâm nhập phá hủy hoặc gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ người sử dụng.

Diệt mọt không cần thuốc

Theo các chuyên gia, có thể "xử" mọt bằng những cách thức đơn giản như dầu hỏa, cồn...

- Thời tiết nóng, ẩm là thời điểm lý tưởng để mọt "tung hoành" trong các giá sách, tủ quần áo, bàn học, cánh cửa làm bằng gỗ, tre, nứa... Theo các chuyên gia, có thể "xử" mọt bằng những cách thức đơn giản như dầu hỏa, cồn...

Phổ biến đồ gỗ, tre, nứa bị mọt

Chỉ tay vào một lớp bột mỏng có màu vàng nhạt phủ trên bề mặt chiếc giá đựng sách, anh Nguyễn Trần Chung, nhà A4, khu tập thể Vĩnh Hồ, Hà Nội giải thích, khoảng một tháng trở lại đây, 2 chiếc giá để sách làm bằng tre và gỗ nhà anh cùng xuất hiện tượng này. Từ trong lớp gỗ, tre đùn ra lớp bột màu vàng nhạt, nhìn kỹ thì thấy dưới lớp bột mỏng này là những lỗ nhỏ li ti.

Chị Trần Thị Yến ở 36 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân còn phàn nàn: Không chỉ gây hỏng đồ, mối mọt còn phát tiếng kêu khiến nhiều người trong nhà không ngủ được vào ban đêm.

KS Nguyễn Ngọc Anh, nguyên cán bộ điều tra quy hoạch rừng cho biết: Hiện tượng này là do mọt. Đối với nước nhiệt đới nóng ẩm như thế này thì với gỗ hay tre, nứa, mọt là kẻ thù không đội trời chung. Ví dụ, đối với gỗ tự nhiên, chặt 2 - 3 ngày mà chưa mang ra khỏi rừng là bị mọt xâm nhập ngay. Đối với những loại gỗ đã khô và ra thành phẩm, nhiều sản phẩm đã được ngâm tẩm hóa chất chống mối, mọt vẫn không thoát khỏi.

Ở nước ta, mọt hại gỗ, tre, nứa có đến cả chục loại. Có loại mọt hại gỗ tươi (gỗ mới chặt), loại mọt hại gỗ khô. Chúng có kích thước nhỏ khoảng 2 - 3mm. Đầu tiên chúng đục lỗ chui vào rồi ẩn mình trong đó sinh sống và đẻ trứng, trứng nở thành sâu non, sâu non tiếp tục đào hang ăn gỗ cho đến khi trưởng thành. Khi trưởng thành, vào mùa sinh sản (thời tiết nóng ẩm) mọt đục gỗ chui ra để lại trên mặt gỗ các lỗ nhỏ. Các mảng bụi màu vàng nhạt xuất hiện trên bề mặt gỗ một phần nhỏ là do thức ăn (gỗ) còn sót lại, phần còn lại chính là phân của mọt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới