Mẹo an toàn khi dùng thùng sơn đựng thực phẩm

(Kiến Thức) - Thùng đựng sơn được nhiều gia đình tái sử dụng bởi độ bền, dẻo dai và tiện lợi. Tuy nhiên, việc đựng thực phẩm hợp lý, đảm bảo an toàn là điều không phải ai cũng biết.

Vẫn có thể đựng thực phẩm 
Theo anh Nguyễn Văn Quân, cửa hàng sơn Phú Lộc, Tân Mai, Hà Nội  hầu hết các thùng sơn sau khi sơn tại các gia đình đều được chủ nhà giữ lại nhằm mục đích tái sử dụng. Theo đó, thùng sơn được dùng để đựng rác, đồ thực phẩm khô, dùng muối dưa cà. Ngoài ra, thùng sơn cũng được dùng để đựng các loại thực phẩm từ nước dùng, nước rửa bát, đũa tại các cửa hàng ăn uống... 
Tuy nhiên, theo anh Quân, việc tái sử dụng thùng sơn để đựng thực phẩm có tính axit như muối dưa cà đã được cảnh báo nhiều. Trong khi đó, có hay không nguy cơ khi dùng những thùng sơn để đựng thực phẩm khô thì vẫn chưa ai biết. Bởi tỷ lệ người dân dùng thùng sơn đựng gạo, lạc, đậu... trên thực tế là rất nhiều. 
Theo ThS Nguyễn Chí Dũng, Trưởng phòng Thực nghiệm, Trung tâm Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội, thùng đựng sơn thường được sản xuất bằng nhựa ABS. Đây là loại nhựa dẻo, dai, bền, chịu được sự va đập và tương đối trơ với một số dung môi. Tuy nhiên, vì sản xuất nhằm mục đích thương mại là chứa sơn nên sản phẩm chưa được kiểm tra về độ thôi chất hữu cơ có trong nhựa ra ngoài. Ngoài ra, trong quá trình chứa dung dịch sơn, hóa chất có từ sơn sẽ ngấm vào nhựa. Vì thế, việc tái sử dụng để đựng thực phẩm cần cân nhắc. 
Vị chuyên gia này cho hay, đối với thùng sơn đã vệ sinh sạch, tức không còn dấu hiệu của chất sơn bám dính trên bề mặt vẫn không được sử dụng cho các thực phẩm ướt, đặc biệt là thực phẩm nóng. Hóa chất có từ sơn và bản thân nhựa của thùng sẽ ngấm vào thùng, dù đã rửa sạch vẫn có nguy cơ bị thôi nhiễm ra khi gặp các dung môi có trong thức ăn. Nguyên nhân, trong môi trường nước phân tử của nhựa, sơn sẽ dễ dàng khuếch tán vào phân tử của nước và thức ăn. Đó cũng là lý do hiện nay nhiều người dân đã ý thức được rằng, không dùng thùng sơn để đựng nước, muối dưa cà...
Tuy nhiên, ở góc độ thực phẩm khô, vị chuyên gia này cho rằng, người dân vẫn có thể tận dụng thùng sơn để đựng. Bởi ở môi trường khô ráo, các phân tử của nhựa và sơn cũng như thức ăn đều cao, khó có thể tan vào nhau. Vì thế, có thể đựng gạo, lạc... trong thời gian dài. 
Để đảm bảo an toàn khi đựng thực phẩm khô, người dân nên lót phía trong thùng sơn một lớp nilon thực phẩm.
Để đảm bảo an toàn khi đựng thực phẩm khô, người dân nên lót phía trong thùng sơn một lớp nilon thực phẩm.  
Cách vệ sinh giảm hóa chất
Ở phương diện khác, ThS Nguyễn Chí Dũng cũng khuyến cáo cần vệ sinh bằng cách ngâm nước càng nhiều lần thì mức tác động của hóa chất sẽ giảm. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn nhất khi đựng thực phẩm khô, người dân nên lót phía trong một lớp nilon thực phẩm. Với cách thức bảo quản này, người dân không lo lắng ngay cả khi thực phẩm có bị ẩm do thời tiết. 
"Trường hợp không lót nilon thực phẩm, người dân lưu ý đến độ ẩm của thực phẩm. Cần chú ý rằng, nilon thực phẩm được làm bằng nhựa PP, có màu trắng, mềm", ThS Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. 
Đồng quan điểm, TS Trần Trọng Hùng, Công ty Cổ phần hóa chất Dân Việt cho hay, vì nguy cơ thôi nhiễm các chất có trong nhựa hay tồn dư chất kim loại có trong sơn ở thùng sẽ ảnh hưởng đến nước và thức ăn... Vì thế, khi vệ sinh thùng sơn cần cầu kỳ hơn các loại nhựa bình thường khác. Cụ thể, cọ rửa thùng ngay sau khi hết sơn, đổ đầy nước và giữ trong 24 giờ. Sau đó đổ hết nước và nhắc lại động tác này ít nhất 2 - 3 lần tiếp theo. Sau mỗi lần thay nước cần phơi khô, cọ lại lần nữa bề mặt phía trong của thùng. 
"Nếu không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, thùng sơn cũng như đựng thực phẩm không hợp lý sẽ dẫn tới nguy cơ phơi nhiễm hóa chất cao. Các hóa chất này có thể ảnh hưởng đến tim mạch, tiêu hóa, thần kinh. Điều đáng nói, chúng tác động âm thầm và không biểu hiện rõ nguyên nhân do hóa chất khiến người dân chủ quan. Vì thế, tự mỗi người phải bảo vệ chính mình bằng cách sử dụng sản phẩm an toàn hằng ngày".
TS Trần Trọng Hùng

Kit kiểm tra thực phẩm - xóa nỗi lo ngộ độc?

(Kiến Thức) - Không phải ai cũng biết cách lựa chọn thực phẩm sạch, nhiều bà nội trợ băn khoăn tìm hiểu máy kiểm tra nitrat liệu có giúp tránh nhiễm độc thực phẩm?

Thực phẩm bẩn, dư lượng nitrat cao, có nhiều nguy cơ gây ngộ độc hoặc bệnh ung thư cho người dùng. Nhiều bà nội trợ quan tâm đến máy kiểm tra chất bảo vệ thực vật trong rau quả, thịt, cá...như Soeks, Laquatwin. Tuy nhiên mức độ tin tưởng và hiệu quả thực sự của sản phẩm chưa được bàn đến kỹ lưỡng.
Thực phẩm bẩn, dư lượng nitrat cao, có nhiều nguy cơ gây ngộ độc hoặc bệnh ung thư cho người dùng. Nhiều bà nội trợ quan tâm đến máy kiểm tra chất bảo vệ thực vật trong rau quả, thịt, cá...như Soeks, Laquatwin. Tuy nhiên mức độ tin tưởng và hiệu quả thực sự của sản phẩm chưa được bàn đến kỹ lưỡng. 
Sản phẩm có thiết kế nhỏ, gọn, dùng phần mũi khoan nhỏ gắn trên máy, cắm vào thực phẩm cần kiểm tra nồng độ các chất nitrat. Sau khoảng 20-30s trên màn hình hiện ra thông số các chất, đối chiếu với bảng chuẩn giới hạn chất trong mỗi loại rau, quả. Nếu kết quả vượt quá mức cho phép thì các bà nội trợ phải nhanh chóng "khai tử" món hàng mình vừa mua.
Sản phẩm có thiết kế nhỏ, gọn, dùng phần mũi khoan nhỏ gắn trên máy, cắm vào thực phẩm cần kiểm tra nồng độ các chất nitrat. Sau khoảng 20-30s trên màn hình hiện ra thông số các chất, đối chiếu với bảng chuẩn giới hạn chất trong mỗi loại rau, quả. Nếu kết quả vượt quá mức cho phép thì các bà nội trợ phải nhanh chóng "khai tử" món hàng mình vừa mua.
Máy dùng pin 3A để hoạt động, trong máy có tích hợp danh bạ các loại thực phẩm (cà rốt, dứa, thịt...), người dùng có thể tìm tên thực phẩm rồi đối chiếu nồng độ ngay trên máy, không cần tra bảng bên ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của phần ứng dụng này chỉ tích hợp được danh bạ nhất định, chưa mở rộng ra nhiều thực phẩm mới. Hơn nữa danh bạ không sắp xếp theo Alphabet, gây khó khăn cho việc tra cứu tên để so sánh.
Máy dùng pin 3A để hoạt động, trong máy có tích hợp danh bạ các loại thực phẩm (cà rốt, dứa, thịt...), người dùng có thể tìm tên thực phẩm rồi đối chiếu nồng độ ngay trên máy, không cần tra bảng bên ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của phần ứng dụng này chỉ tích hợp được danh bạ nhất định, chưa mở rộng ra nhiều thực phẩm mới. Hơn nữa danh bạ không sắp xếp theo Alphabet, gây khó khăn cho việc tra cứu tên để so sánh.
Bỏ ra từ 3-5 triệu để "đầu tư" một chiếc máy như vậy xong vẫn chưa giải đáp hết những lo lắng của các bà nội trợ. Thực phẩm có khả năng nhiễm độc từ rất nhiều yếu tố (thuốc sâu, chất bảo quản), nếu loại máy trên chỉ đo được thành phần nitrat thì không nên quá tin tưởng rằng có thể chỉ ra được rau quả sạch hoàn toàn chỉ trong thời gian rất ngắn.
Bỏ ra từ 3-5 triệu để "đầu tư" một chiếc máy như vậy xong vẫn chưa giải đáp hết những lo lắng của các bà nội trợ. Thực phẩm có khả năng nhiễm độc từ rất nhiều yếu tố (thuốc sâu, chất bảo quản), nếu loại máy trên chỉ đo được thành phần nitrat thì không nên quá tin tưởng rằng có thể chỉ ra được rau quả sạch hoàn toàn chỉ trong thời gian rất ngắn.
Muốn phân tích và kết luận đúng đắn về vi lượng chất thì phải tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm uy tín chứ không đơn giản là dùng máy test nhanh được.
Muốn phân tích và kết luận đúng đắn về vi lượng chất thì phải tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm uy tín chứ không đơn giản là dùng máy test nhanh được.
Trên Otofun.net, thành viên có nickname raldei bày tỏ sự quan ngại về máy kiểm tra thực phẩm, không thể kết luận được đồ ăn sạch, không chất gây bệnh vì "thuốc sâu, thuốc bảo quản có ti tỷ loại" "cái máy nitrat đo được mỗi cái mà phán được hết thì quá lừa trẻ con".
Trên Otofun.net, thành viên có nickname raldei bày tỏ sự quan ngại về máy kiểm tra thực phẩm, không thể kết luận được đồ ăn sạch, không chất gây bệnh vì "thuốc sâu, thuốc bảo quản có ti tỷ loại" "cái máy nitrat đo được mỗi cái mà phán được hết thì quá lừa trẻ con". 
Bên cạnh yếu tố hiệu quả máy cần được cân nhắc kỹ trước khi mua, các bà nội trợ sẽ có thể gặp phải sự "ngăn cản" của những người bán hàng, không cho kiểm tra thực phẩm được bày bán.
Bên cạnh yếu tố hiệu quả máy cần được cân nhắc kỹ trước khi mua, các bà nội trợ sẽ có thể gặp phải sự "ngăn cản" của những người bán hàng, không cho kiểm tra thực phẩm được bày bán.  
Chia sẻ trên Otofun.net về tình huống oái oăm mà mẹ mình mắc phải, nickname Cúc cù cu phải thốt lên "khổ quá" muốn thử hoa quả ở cửa hàng mà không được, vì chủ cửa hàng cho rằng "làm thế thì hại cháu à".
Chia sẻ trên Otofun.net về tình huống oái oăm mà mẹ mình mắc phải, nickname Cúc cù cu phải thốt lên "khổ quá" muốn thử hoa quả ở cửa hàng mà không được, vì chủ cửa hàng cho rằng "làm thế thì hại cháu à".

Cách phân biệt đồ nhựa an toàn, tránh mang bệnh ung thư

(Kiến Thức) - Nhiều người vẫn "vô tư" tin dùng đồ nhựa giá rẻ, tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ung thư, tiểu đường...mà không hề hay biết.

Đồ dùng bằng nhựa kém chất lượng thường chứa chất độc BPA, đây là những chất có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như: vô sinh, béo phì, ung thư...
Đồ dùng bằng nhựa kém chất lượng thường chứa chất độc BPA, đây là những chất có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như: vô sinh, béo phì, ung thư...
Thay vì chỉ nhìn vào hình dáng, màu sắc, hãy đọc các thông số trên nhãn mác sản phẩm, chọn đồ không chất BPA để đảm bảo sức khỏe của bạn.
Thay vì chỉ nhìn vào hình dáng, màu sắc, hãy đọc các thông số trên nhãn mác sản phẩm, chọn đồ không chất BPA để đảm bảo sức khỏe của bạn.
Chú ý dưới đáy các chai nhựa, biểu tượng “Recyle” có các số từ 1-7 biểu thị dấu hiệu phân loại nhựa PETE, HDPE, V, PP...cho biết loại nào ít độc hại, dễ tái chế, một số khác thì không.

Chú ý dưới đáy các chai nhựa, biểu tượng “Recyle” có các số từ 1-7 biểu thị dấu hiệu phân loại nhựa PETE, HDPE, V, PP...cho biết loại nào ít độc hại, dễ tái chế, một số khác thì không. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới