Mẹ vợ đi bước nữa, chồng đòi ly hôn vì nghĩ sợ điều này

Giờ vì chuyện mẹ em đi lấy chồng mà anh đòi ly hôn vợ, theo các chị em nên làm thế nào đây?

Mẹ vợ đi bước nữa, chồng đòi ly hôn vì nghĩ sợ điều này

Hơn tháng nay em sống trong tình trạng thần kinh căng thẳng hơn dây đàn các chị ạ. Kể ra nhiều người nghĩ em bịa chuyện vì tình huống em rơi vào đúng là có 1 không có 2. Nghe như một trò đùa.

Bố đẻ em mất năm em học lớp 12, khi ấy mẹ em mới 40 tuổi. Bà ở vậy nuôi con khôn lớn thành người.

Khổ cái bố mẹ chỉ có 2 cô con gái, chúng em đều lấy chồng xa. Một mình mẹ sống dưới quê, họ hàng người thân không ai ở gần nên bọn em cũng sốt ruột. Mỗi lần bà ốm đau toàn phải nhờ hàng xóm sang giúp mua thuốc, hay đưa đi viện.

Còn chị em em, sớm cũng phải ngày hôm sau không thì 3, 4 hôm mới về với mẹ được. Nhiều khi nghĩ dại bảo, nhỡ đêm hôm mẹ có làm sao thì ai biết đâu mà đưa đi cấp cứu.

Mấy lần ngồi nói chuyện với chị gái, cả hai chị em đều thống nhất mong muốn mẹ có thể tìm cho mình chỗ dựa để vui tuổi già. Mẹ em có lương hưu, cũng có chút vốn để dành nên khoản kinh tế không quá đáng ngại, chỉ cần tìm người nào đó tốt ở bên cùng bà sớm tối.

Me vo di buoc nua, chong doi ly hon vi nghi so dieu nay

Bài chia sẻ (Ảnh chụp màn hình)

Ban đầu nghe chúng em đề cập chuyện này, mẹ em một mực không chịu. Sau bọn em thuyết phục mãi bà mới chịu mở lòng với một bác sống gần nhà.

Bác ấy là cán bộ nghỉ hưu, vợ mất cũng được 7, 8 năm rồi. Các con bác cũng vun vén cho bố đi bước nữa bởi gì thì gì, “Con chăm cha chẳng thể bằng bà chăm ông”.

Mẹ với bác ấy đến được với nhau, em mừng lắm. Sống xa nhà em thấy yên tâm hơn rất nhiều. Thế nhưng chẳng hiểu sao chồng em lại cứ một mực phản đối. Ngay từ khi em mới có tư tưởng giục mẹ tái hôn, anh đã bảo em vớ vẩn, dở hơi.

Anh nói phụ nữ chồng mất mà lấy chồng khác thì chẳng giữ thể diện cho con. Nói chung chồng em thuộc diện tư tưởng cổ hủ kinh khủng.

Giải thích chán chê chồng không cho vào tai, em mặc kệ. Việc tìm chỗ dựa tinh thần cho mẹ em thấy cần thiết, chính đáng thì em cứ làm.

Me vo di buoc nua, chong doi ly hon vi nghi so dieu nay-Hinh-2

Cuối tháng trước mẹ em làm thủ tục kết hôn, về nhà làm chục mâm cơm gọi là báo cáo họ hàng. Chồng em tức không thèm về. Đến chiều xong việc thấy vợ lên, chồng em đập phịch đơn ly hôn xuống bàn quát: “Tôi với cô chia tay. Mẹ nào rồi con nấy, sớm muộn gì cô lại chẳng tớn đi theo trai giống mẹ cô”.

Ôi, nghe chồng nói mà em choáng váng các chị ạ. Chồng em cái gì cũng tốt, chỉ có lối suy nghĩ quá bảo thủ như vậy.

Giờ vì chuyện mẹ em đi lấy chồng mà anh đòi ly hôn vợ, theo các chị em nên làm thế nào đây. Lẽ nào em chấp nhận đổ vỡ chỉ vì chuyện không đâu. Nghĩ mà chán.

4 lời khuyên bổ ích để phụ nữ nuôi dạy con nên người

Là người mẹ đơn thân thì phụ nữ nên trò chuyện với con những thay đổi mà bản thân mình đang đối mặt.

4 lời khuyên bổ ích để phụ nữ nuôi dạy con nên người

Chấp nhận khó khăn khi làm mẹ đơn thân nuôi con

Để vượt qua thử thách của mẹ đơn thân thì phụ nữ cần hiểu rõ và chấp nhận những khó khăn của mình. Khi không có hỗ trợ của người đàn ông thì chắc chắn bạn sẽ nuôi con vất vả hơn. Không những vậy mà phụ nữ còn tự mình vượt qua nỗi cô đơn để đảm nhiệm vai trò và trách nhiệm trong mọi khía cạnh chăm sóc trẻ.

Là mẹ đơn thân sẽ có nhiều áp lực không thể né tránh được. Để vượt qua hết những khó khăn này thì bạn cần học hỏi việc chăm sóc con trở nên nhẹ nhàng hơn.

Trò chuyện với con về tình trạng hôn nhân

Phụ nữ nên nhớ đừng nói quá chi tiết về những tiêu của với trẻ về bố của bé. Nhắc con mình rằng việc mình và chồng ly hôn không phải là lỗi của con cái. Ngoài ra phụ nữ cũng nên thường xuyên trao đổi với phụ huynh khác về vấn đề chăm sóc con để giúp trẻ nhanh chóng thích nghi.

Nhẹ nhàng thuyết phục con về người mới

Khi mẹ đơn thân có bạn trai mới hoặc muốn đi bước nữa thì sẽ ảnh hưởng đến con của mình. Nếu đang hẹn hò, mẹ đơn thân nên xem xét những tác động của bạn trai mới tới con của mình.

Ảnh minh họa.

Bạn nên tìm kiếm người bạn trai tôn trọng mình và con của mình và nên đợi cho tới khi thiết lập mối quan hệ bền vững với người đó trước khi giới thiệu với con. Khi bạn sẵn sàng giới thiệu với con, nên tập trung vào những phẩm chất tốt của người đó.

Chỉ ra những phẩm chất tốt ở nam giới

Là mẹ đơn thân của một đứa trẻ thì chắc chắn bạn sẽ lo lắng con bạn thiếu đi hình mẫu người cha trong cuộc sống. Nếu cha của bé không ở cạnh để nói cho biết những phẩm chất tốt ở nam giới, mẹ đơn thân nên giải thích cho con những thông tin tích cực về người khác giới.

Bạn hãy chỉ ra những thành tựu hoặc tính cách tốt của các thành viên khác giới trong gia đình bạn, trong cộng đồng hay thậm chí qua truyền thông. Mẹ đơn thân nên tránh đưa ra những khẳng định chung chung, ᴛiêu cực về người khác giới. 

Chàng trai dũng cảm hiến thận cứu mẹ bạn gái, 1 tháng sau nhận cái kết “sốc tận óc“

Người đàn ông này đã không màng đến tính mạng và sức khỏe để cứu sống "mẹ vợ tương lai" vì đã xác định sẽ chung sống mãi mãi bên bạn gái.

Chàng trai dũng cảm hiến thận cứu mẹ bạn gái, 1 tháng sau nhận cái kết “sốc tận óc“
Mới đây, một chàng trai đã đăng tải đoạn clip TikTok chia sẻ về câu chuyện "éo le" của mình, lập tức trở thành chủ đề bàn tán xôn xao của cộng đồng mạng.

Tôi đưa cho anh vợ 7 triệu làm giỗ mẹ vợ, nhưng vẫn gặp phải chuyện đau lòng

Việc làm của anh vợ khiến tôi mất hết niềm tin.

Tôi đưa cho anh vợ 7 triệu làm giỗ mẹ vợ, nhưng vẫn gặp phải chuyện đau lòng

Toi dua cho anh vo 7 trieu lam gio me vo, nhung van gap phai chuyen dau long

Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.