Mẹ tôi rưng rưng nước mắt khi nhận quà của thông gia

Mở túi quà quê của thông gia, mẹ tôi rưng rưng nước mắt khi thấy bánh gai và 2 con vịt được làm sạch.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Thời đại học, tôi quen và yêu chàng trai người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Biết hoàn cảnh của anh, mẹ tôi ngăn cản, muốn tôi cắt đứt liên lạc.
Mẹ không muốn tôi lấy chồng miền núi xa xôi. Bà sợ con gái sẽ gặp khó khăn khi về làm dâu trong gia đình có nhiều tập tục khác biệt.
Tuy nhiên, tôi vẫn quyết tâm yêu và kết hôn cùng anh. Sau đám cưới, vợ chồng tôi chọn ở lại Hà Nội làm việc. Thấy tôi không đi làm dâu, mẹ có phần yên tâm hơn nhưng không mấy gắn kết với thông gia.
Trái ngược với mẹ, tôi thích nét văn hóa độc đáo của nhà chồng. Tôi thấy mọi người gần gũi, chân phương. Bởi vậy, tôi thường về Cao Bằng thăm bố mẹ chồng, kết hợp du lịch.
Nhờ lấy chồng người Tày, tôi biết Rằm tháng 7 là dịp lễ quan trọng. Vào ngày này, con gái đi lấy chồng sẽ về thăm cha mẹ, gia đình, thể hiện lòng biết ơn.
Người Tày quan niệm, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải lo toan việc nhà chồng. Vì vậy, Rằm tháng 7 là dịp để họ cùng chồng con trở về thăm nhà bố mẹ đẻ.
Dù tục lệ này không áp dụng với con trai và con dâu nhưng hàng năm, chúng tôi vẫn đều đặn về thăm bố mẹ chồng vào Rằm tháng 7.
Lần đầu chúng tôi về, mẹ chồng ngạc nhiên và nhắc lại phong tục chỉ dành cho những phụ nữ đã lấy chồng. Lúc đó, tôi giải thích, ở dưới xuôi, Rằm tháng 7 là lễ Vu Lan báo hiếu, dù con trai hay con gái nếu có thời gian thì nên về bên cha mẹ.
Mẹ chồng tôi tỏ vẻ thích thú. Bà nói, ngày này có cả con gái lẫn con trai, thêm con dâu con rể thì cả bản không nhà nào vui bằng.
Về quê chồng vào dịp lễ đặc biệt, tôi được mẹ chồng dạy làm bánh gai. Món bánh này thật lắm công phu. Mẹ chồng tôi vẫn giữ thói quen giã bột bánh quyện với lá gai. Để vỏ bánh có màu đẹp và mịn, bà giã suốt mấy giờ đồng hồ, mồ hôi ướt đẫm.
Giã xong, bà chuyển sang xào nhân và gói bánh bằng lá chuối. Bánh được hấp trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Dù làm bánh thật vất vả, nhưng suốt quá trình, mẹ chồng tôi luôn vui vẻ.
Me toi rung rung nuoc mat khi nhan qua cua thong gia
Những chiếc bánh gai được làm bằng sự yêu thương dành cho con dâu của mẹ chồng tôi. Ảnh: Vịnh Nhi 
Mẹ chồng kể: “Lúc bà ngoại còn sống, cứ gần đến Rằm tháng 7, mẹ nôn nao đến không ngủ. Mẹ trông đến rằm để được về thăm bà. Ngày xưa, làm dâu còn khó khăn, không thoải mái như các con. Một năm, mẹ chỉ được về thăm nhà ngoại vào mùng 2 Tết cổ truyền và Rằm tháng 7.
Phụ nữ người Tày làm bánh gai bằng cả tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ. Dù vất vả, mất thời gian nhưng mẹ thấy hạnh phúc lắm.
Không chỉ làm bánh gai, sáng ngày Rằm tháng 7, con gái về nhà cha mẹ, rủ nhau ra suối làm vịt. Chị em í ới gọi nhau, chộn rộn cả một góc rừng”.
Quả thật, phong tục này của người Tày thực sự đáng trân quý. Nó giúp phụ nữ đã lấy chồng có cơ hội báo hiếu với đấng sinh thành.
Không biết từ bao giờ, tôi thấy yêu thích và háo hức về quê chồng dịp Rằm tháng 7. Tôi yêu không gian thoáng đãng của bản làng và mến sự chất phác của con người nơi đây.
Vì chúng tôi chọn về Cao Bằng nên mấy năm qua, tôi không ở cạnh mẹ vào dịp Vu Lan báo hiếu. Tuy nhiên, cả năm đã ở gần mẹ đẻ nên tôi tranh thủ dịp lễ Tết về thăm nhà chồng.
Năm nay, sức khỏe tôi có chút vấn đề nên không về Cao Bằng vui Rằm tháng 7. Tôi khá tiếc nuối và có tâm sự với mẹ chồng.
Không ngờ, ngày 14/7 âm lịch, tôi nhận được một thùng đầy ắp quà quê của mẹ chồng. Khi mở thùng, tôi thấy bên trong có 2 con vịt thật béo đã được làm sạch, 20 chiếc bánh gai và rau xanh, ngô…
Nhận được quà quê, đặc biệt là bánh gai, tôi vui không thể tả. Bởi, tôi thèm mùi bánh gai do chính mẹ chồng tỉ mẩn làm.
Ngay khi khui quà, tôi lấy điện thoại, gọi cảm ơn mẹ chồng. Nghe giọng tôi thích thú, mẹ chồng cũng vui lây. Bất ngờ, mẹ chồng dặn dò: “Con mang bánh gai và con vịt sang nhà mẹ làm quà nhé.
Dưới con không có tục lệ như ở mẹ, nhưng phận làm con và hiếu thảo thì chỗ nào chẳng giống nhau. Bao năm con về đây ăn Rằm tháng 7 là bấy nhiêu lần con không về với mẹ con dịp lễ Vu Lan. Mẹ không biết dưới xuôi chuyện quà cáp thế nào, nên cứ theo lệ trên này mà chuẩn bị thay con”.
Quá bất ngờ, tôi chẳng biết nói gì, liên tục cảm ơn mẹ chồng. Sau đó, tôi rủ chồng mang bánh và vịt sang nhà mẹ ăn cơm. Thấy vợ chồng con gái sang thăm, mẹ tôi ngạc nhiên và vui mừng khôn xiết.
Khi soạn quà tôi mang qua, mẹ tôi rưng rưng nước mắt. Bà nói, xưa nay, mối quan mẹ chồng con dâu không mấy hòa hợp, dễ phát sinh mâu thuẫn. Nhưng, tôi thật may mắn, có được mẹ chồng quá đỗi đáng yêu.
Mẹ thấy tôi được mẹ chồng yêu quý thì cảm thấy an tâm. Bà không còn đau đáu chuyện con gái làm dâu gia đình người Tày có nhiều khác biệt văn hóa.
Hôm qua, mẹ gọi điện cho tôi khoe đã mua một số đặc sản, trong đó có cốm - một thức quà đặc biệt của mùa thu Hà Nội. Bà đã đóng gói đẹp đẽ, chỉ chờ tôi ghé qua nhận và mang về Cao Bằng biếu bố mẹ chồng.
Đây là lần đầu tiên mẹ tôi hào hứng và đặt trọn tâm huyết chuẩn bị quà tặng thông gia. Hành động này của mẹ cũng giúp tôi cảm thấy vui và tự tin mình đã chọn đúng chồng.

Mẹ đẻ mang quà quê biếu thông gia, thái độ nhà chồng khiến tôi tức nghẹn

Ở chung, tôi không có sự tự do, làm gì cũng bị mẹ chồng chê trách, soi mói. Chồng không một lời động viên an ủi còn nói tôi hạch sách.

Mẹ đẻ mang quà quê biếu thông gia, thái độ nhà chồng khiến tôi tức nghẹn

Ngày đưa anh về ra mắt, bố mẹ tôi mừng ra mặt. Dù học hành đàng hoàng, có công việc khá nhưng so về gia cảnh, tôi còn kém anh nhiều. Bố mẹ tôi làm nông còn gia đình anh kinnh doanh rất giàu có ở thành phố. Đổi lại về ngoại hình, tôi được nhiều người nhận xét là xinh đẹp.

Nhiều khi tôi cũng sợ anh yêu tôi vì ngoại hình xinh đẹp. Nhưng suy cho cùng, đàn ông ai chẳng thích gái xinh, quan trọng từ cái xinh ấy nảy sinh tình yêu là được.

Sau hơn nửa năm hẹn hò, anh đưa tôi về nhà. Bố mẹ anh ban đầu rất ưng ý cô con dâu tương lai nhưng khi biết về gia cảnh của tôi, giọng hai bác có vẻ chùng xuống. Nhờ anh động viên, sau này bố mẹ anh cũng vun vén cho chúng tôi.

Anh vẫn nói với tôi, điều kiện kinh tế không quan trọng, anh không chọn vợ giàu chỉ cần chọn người anh yêu. Bởi tiền bạc với anh không thiếu thốn, anh có thừa điều kiện để chăm lo cho vợ sung sướng, đủ đầy thì cần gì phải lấy người vợ giàu có? Anh cũng không có ý định ăn bám vợ hay dựa vào nhà vợ.

Me de mang qua que bieu thong gia, thai do nha chong khien toi tuc nghen

Ảnh minh họa Sohu

Cưới xong, tôi ở chung nhà chồng thay vì ra ngoài ở chung cư riêng như lời anh hứa trước đó. Khi tôi thắc mắc, anh nói ở với bố mẹ 1-2 năm rồi ra ngoài. Thế nhưng sau hơn 3 năm kết hôn, chuyện đó đã rơi vào quên lãng. Tôi hỏi thì anh khó chịu, mẹ chồng cũng tỏ ra không hài lòng. “Nhà to rộng thế này còn đòi gì, sướng quá hóa rồ à mà còn thích ra ngoài ở riêng?”.

Nhà chồng giàu có, xe hơi nhà lầu nhưng đó không phải điều tôi mong muốn. Thứ tôi cần là một người chồng hiểu, tôn trọng, yêu thương vợ, một người chồng không nghĩ tôi vì tiền mà lấy anh. Tôi cần hơn một người đàn ông tâm lý, biết chia sẻ. Nhưng chồng đi tối ngày với lý do bận công việc, con cái một mình tôi lo. Gia đình có điều kiện nhưng mẹ chồng nhất định không thuê giúp việc vì bà không muốn người lạ ở trong nhà.

Mọi việc từ A đến Z người con dâu như tôi phải đảm đương hết. Nghĩ lại cảnh mỗi sáng mùng 1 ngày rằm đi chợ, xách túi đồ này túi đồ nọ, tôi lại khiếp sợ. Nhà có mấy ban thờ và chỉ cần mua hoa quả đủ ban bệ cũng đã khiến tôi lả người đi vì mệt.

Lúc ra ngoài có việc, mẹ chồng liên tục gọi điện giục về trông con. Ở chung, tôi không có được sự tự do, làm gì cũng bị mẹ chồng chê trách, soi mói. Chồng không một lời động viên an ủi còn nói tôi hạch sách, một bước lên xe hơi vẫn đòi hỏi.

Mấy năm hôn nhân mòn mỏi khiến tôi thực sự chán nản. Đỉnh điểm là lần gần đây mẹ đẻ tôi lên chơi. Mẹ chồng vồn vã ra chào hỏi, tiếp đãi nhưng cuộc nói chuyện của mẹ và chồng tối đó khiến tôi không còn đủ kiên nhẫn. Mẹ mắng chồng tôi nhắc nhở vợ lần sau không cho mẹ tôi mang đồ ở quê lên. Bởi nhà mẹ có điều kiện, không ăn mấy thức đồ quê, mang lên chẳng khác nào tha rác vào nhà. Mẹ thích mua ở mấy siêu thị sạch, hàng cao cấp nên coi món đồ mẹ tôi mang lên là thứ rẻ tiền, không chất lượng.

Cuộc nói chuyện đó khiến tôi tức nghẹn. Nhà giàu thì có quyền khinh thường người nghèo? Anh luôn miệng nói yêu tôi nhưng từ sau đám cưới, tôi có khác gì osin?

Ngay sau ngày hôm đó, tôi nói với chồng về chuyện ly hôn. Quyết định hôm nay không phải ngày một ngày hai mà là nỗi đau âm ỉ trong tôi suốt nhiều năm chung sống.

Mẹ chồng tôi hắng giọng: “Nếu ly hôn thì ra đi hai bàn tay trắng, nhà này không cho cô bất cứ thứ gì”. Tôi cũng thẳng thừng tuyên bố chỉ mang theo cô con gái còn lại không lấy một xu.

Thấy vợ kiên quyết chồng có chút hối hận, nói tôi nên suy nghĩ lại. Nhưng tất cả đã trở nên vô nghĩa sau những gì anh và mẹ xúc phạm mẹ đẻ tôi. Một mình tôi chịu là đủ, không thể để vì mình mà bố mẹ bị sỉ nhục lây. 

Vỡ nợ, vợ chồng tôi có nên về quê sống cùng bố mẹ?

Chồng tôi muốn chuyển về quê sống, làm lại từ đầu. Anh bảo quá chán nản khi sống ở thành phố, bon chen, lúc nào cũng chỉ có tiền và tiền.

Vỡ nợ, vợ chồng tôi có nên về quê sống cùng bố mẹ?
Vo no, vo chong toi co nen ve que song cung bo me?
Ảnh minh hoạ. 
Vì công việc nên vợ chồng tôi không thể sống cùng bố mẹ chồng được. Mỗi tháng, chúng tôi thường về quê thăm ông bà 1-2 lần. Dạo gần đây, công ty của chồng tôi gặp khó khăn và bị vỡ nợ. Chúng tôi điên đảo khi phải tìm mọi cách xoay xở tiền bạc để trả lương cho nhân viên và trả nợ ngân hàng. Tôi bàn với chồng chuyện giấu giếm bố mẹ hai bên vì không muốn họ buồn lòng, lo lắng.

Nơi chữa lành tốt nhất chính là nhà của mẹ

Gia đình với tôi là thuốc chữa lành tốt nhất. Vì vậy, đường về quê có thể khá vất vả, đôi khi tốn kém, nhưng “du lịch về nhà” mang một ý nghĩa thiêng liêng, sâu thẳm nên tôi luôn để ở dạng ưu tiên số một.

Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu ngày nghỉ lễ dịp đất nước thống nhất, cửa ngõ Sài Gòn lại kẹt cứng. Mặc cái nóng, những người con miền Tây đội nắng, đi bằng phương tiện xe máy để về quê trong dịp lễ. Đây là việc thường niên, nhưng năm nay, giữa đợt nắng nóng trong cả nước và hạn mặn nghiêm trọng ở miền Tây, quyết tâm về quê vẫn dâng cao trong nhiều người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.