Mẹ đơn thân lấy trai tân, đêm tân hôn bất ngờ với bố mẹ chồng

Trước kia về nhà anh ra mắt, bố mẹ anh còn chê tôi thậm tệ, thậm chí còn khuyên giới thiệu cho anh vài người để xem mắt.

Mẹ đơn thân lấy trai tân, đêm tân hôn bất ngờ với bố mẹ chồng
Me don than lay trai tan, dem tan hon bat ngo voi bo me chong

Quá khứ của tôi chẳng tốt đẹp gì, trước tôi dại khờ mà tin lầm người, có thai rồi bị anh bạn trai cũ "đá" không thương tiếc.

Một đứa con ngoan trò giỏi, là “con nhà người ta” trong mắt làng xóm láng giềng bỗng dưng trở thành đối tượng bị mọi người chỉ trỏ, khiển trách khiến tôi từng có suy nghĩ dại dột. Có thể nói, đó là quãng thời gian đen tối nhất cuộc đời tôi.

Mọi chuyện rồi cũng nguôi ngoai, bố mẹ dần chấp nhận tôi và con, cho tôi về nhà sinh nở. Lần vấp ngã đó khiến tôi sợ hãi, tự hứa với lòng mình sẽ không yêu thêm ai nữa, tôi sẽ tự kiếm tiền nuôi dạy và chăm sóc con.

Một lần đau là quá đủ rồi, tôi cũng sợ cảnh con chung con riêng nếu tôi đi lấy chồng. Nhưng rồi tôi vẫn lên xe hoa sau khi tôi gặp được Huy.

Anh hơn tôi 6 tuổi, là bạn của bạn tôi và chúng tôi quen nhau từ hồi tôi còn chưa mang thai. Nhớ lại hồi mới quen, chúng tôi rất ít khi nói chuyện với nhau vì lúc đó tôi đang có bạn trai mà, họa chăng có thì câu chuyện cũng chỉ xoay quanh đứa bạn của tôi mà thôi.

Me don than lay trai tan, dem tan hon bat ngo voi bo me chong-Hinh-2

Những tưởng sẽ chẳng yêu thêm được ai nữa nhưng tôi lại gặp được anh. 

Sau này khi biết hoàn cảnh của tôi, Huy lại chủ động nhắn tin liên tục hỏi thăm mẹ con tôi. Coi anh như một người bạn cũ, tôi cũng chẳng ngại ngần gì mà chia sẻ. Lâu dần, những cuộc trò chuyện giữa chúng tôi ngày càng nhiều, anh còn thường xuyên mua quà thăm mẹ con tôi.

Nhìn anh quan tâm con gái tôi, lòng tôi vui lắm, thậm chí có hy vọng xa xỉ rằng anh sẽ làm chồng mình, làm bố của con tôi, để con được hưởng một gia đình đúng nghĩa. Và rồi anh tỏ tình với tôi thật.

Dù vui nhưng tôi lại không dám nhận lời vì tôi sợ. Tôi sợ bản thân đang mơ mộng hão huyền, sợ bị đau thêm lần nữa, cũng sợ tình yêu của chúng tôi gặp rào cản, sợ cảnh con chung con riêng sau này.

Bởi lẽ tôi là một bà mẹ đơn thân, còn anh là trai tân, lại là cháu đích tôn của dòng họ, làm sao chúng tôi đến được với nhau cơ chứ.

Nhưng anh vẫn kiên quyết theo đuổi tôi, cảm nhận được sự chân thành của anh, tôi cũng gật đầu đồng ý mối quan hệ này. Hẹn hò được 8 tháng thì anh dẫn tôi về ra mắt gia đình, căn bản anh cũng ngoài 30 tuổi rồi, bị gia đình thúc ép nên muốn kết hôn càng sớm.

Khỏi phải nói, ngày đó tôi run lắm, dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng khi tới cửa nhà anh tôi chỉ muốn quay đầu bỏ chạy.

Hiểu được nỗi lo lắng của tôi, anh nhẹ nhàng nắm tay tôi, dẫn tôi vào nhà. Ban đầu, bố mẹ Huy cũng vui lắm vì đây là lần đầu tiên con trai đưa bạn gái về nhà mà, nhưng khi biết hoàn cảnh của tôi mặt ông bà lại biến sắc.

“Hai bác mừng rất vui khi cháu về chơi nhà, nhưng bác nghĩ hai đứa không hợp nhau đâu. Vậy nên hai đứa nên chia tay nhau sớm đi thì hơn, đau dài không bằng đau ngắn. Còn thằng Huy, mai mẹ sẽ đưa mày đi xem mắt, bao nhiêu cô tốt hơn mày không chọn mà cứ đâm đầu vào chỗ khó làm cái gì”, mẹ anh Huy nói.

Dù đã lường trước được việc này nhưng khi nghe bác gái nói vậy tôi vẫn không kìm được lòng, nước mắt lã chã rơi. Không ngờ rằng, anh lại nắm chặt tay tôi rồi thẳng thừng tuyên bố: “Con không đi xem mắt đâu, nếu không phải cô ấy thì con sẽ không lấy ai hết”. Nói xong, anh kéo tay tôi rời khỏi nhà.

Trong suốt thời gian sau đó, bao người gọi điện khuyên can Huy nhưng anh vẫn gạt đi tất cả, kiên quyết lấy tôi bằng được. Trời không chịu đất thì đất đành chịu trời, cuối cùng bố mẹ anh cũng đồng ý mối hôn sự này.

Mặc dù cưới xong chúng tôi sống riêng, nhưng tới gần ngày cưới tôi vẫn lo lắng về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, vì nhà chồng đâu có ai ưa tôi đâu. Ngày cưới, bố tôi đưa tôi về nhà chồng, còn mẹ tôi nhất quyết không cho cháu ngoại đi theo, vì bà sợ nắng nôi, đường xá xa xôi con bé bị ốm.

Đám cưới diễn ra suôn sẻ, sau khi hôn lễ kết thúc tôi cũng chẳng dám nghỉ ngơi một chút nào, nhanh chóng thay đồ đi dọn dẹp nhà cửa luôn để ghi điểm với nhà chồng. Tới tận khuya hai vợ chồng mới dám vào phòng nghỉ ngơi.

Me don than lay trai tan, dem tan hon bat ngo voi bo me chong-Hinh-3

Những lời mẹ chồng nói trong đêm tân hôn khiến tôi vô cùng xúc động. (Ảnh minh họa)

Chưa kịp ngả lưng thì bố mẹ chồng đã kêu vợ chồng tôi ra phòng khách nói chuyện. Mẹ chồng mặt nghiêm nghị nói:

"Giờ hai đứa đã là vợ chồng thì hai đứa phải yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn nhau. Con gái riêng của con, hãy đón nó lên ở cùng đi cho nó được gần bố gần mẹ, con bé đã chịu thiệt thòi nhiều rồi.

Còn thằng Huy, sau này phải coi con bé là con ruột của mình mà đối đãi, bố mẹ cũng coi con bé là con cháu trong nhà. Sau này có sinh thêm con, chúng mày cũng phải đối xử với các con như nhau, không được phân biệt con chung con riêng nhớ chưa".

Câu nói của mẹ chồng khiến tôi sững sờ, xúc động rơi nước mắt. Tôi không thể ngờ bà lại có thể nhanh chóng chấp nhận tôi và con riêng của tôi như vậy.

Sau này mẹ chồng mới tâm sự riêng với tôi, bà nói rằng là phụ nữ với nhau nên bà rất thương và thông cảm cho tôi, nhưng sợ sau này vợ chồng xung đột lôi vấn đề con chung con riêng ra nói rồi làm tổn thương tới mấy đứa trẻ mà thôi, nên đêm tân hôn ông bà mới quán triệt trước với chúng tôi như vậy.

Hiện cuộc sống hôn nhân của tôi rất tốt, chồng yêu chiều tôi và con gái hết mực. Bố mẹ chồng cũng ngày ngày gọi điện nói chuyện với con bé, thỉnh thoảng mua quà cho cháu. Nhìn gia đình vui vẻ, hòa thuận, tôi cảm thấy mình thật may mắn.

Cô dâu không chịu ân ái đêm tân hôn và cái kết đắng

Ngay đêm tân hôn, cô Si đã cho con trai riêng nằm ngủ giữa cô và anh Suthichai, từ chối ân ái với chồng mới cưới.

Cô dâu không chịu ân ái đêm tân hôn và cái kết đắng
Theo thông tin đăng tải, anh Suthichai Khaolad, 29 tuổi, sống tại tỉnh Loei của Thái Lan, thường trồng cao su, ngô và sắn để kiếm sống. Là con một của gia đình, anh Suthichai rất được bố mẹ quan tâm, đồng thời cũng thường bị thúc giục chuyện phải lấy vợ.

Vợ mới khắc nghiệt với con chồng, tôi định ly hôn rồi phải ân hận

Khoảng hai tiếng sau tôi nhận được cuộc gọi từ số máy của vợ mà lại là một người lạ lên tiếng. Họ bảo cô ấy và con tôi bị tai nạn, đề nghị tôi đến hiện trường.

Vợ mới khắc nghiệt với con chồng, tôi định ly hôn rồi phải ân hận
Tôi lấy Hân khi đã từng ly hôn và đang nuôi một cô con gái riêng. Vợ cũ muốn có cuộc sống mới nên cô ta chấp nhận để con lại cho tôi nuôi.

'Nữ hoàng' về với núi rừng phía Bắc: Hàng không đủ bán

Được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loại hạt, nông dân trồng mắc ca đang có thu nhập cao bởi loại hạt này luôn trong tình trạng không đủ bán.

'Nữ hoàng' về với núi rừng phía Bắc: Hàng không đủ bán

Mắc ca cho thu tiền tỷ

Tại bản Võ Giáng, xã Quài Nưa (Tuần Giáo, Điện Biên) gia đình anh Cà Văn Than đang có cuộc sống ổn định hơn nhờ cây mắc ca.

Anh Than tâm sự, trước kia gia đình anh chỉ trồng sắn, ngô, lúa nương. Đất đai cằn cỗi nên năng suất kém, làm vất vả mà không đủ ăn. Năm 2016, anh làm công nhân cho dự án trồng mắc ca của doanh nghiệp. Công việc hàng ngày chỉ đi phát cỏ dại, trông coi bảo vệ vườn cây. Mỗi tháng, anh được trả 5 triệu đồng, cơm và chỗ ở đều được công ty lo.

“Tôi vừa làm công nhân cho dự án, vừa hợp tác với DN trồng mắc ca”. Anh cho biết, công ty đầu tư giống, kỹ thuật, vật tư nông nghiệp, gia đình góp đất. Mỗi 1 ha, tổng chi phí trong 5 năm khoảng 110 triệu đồng, tỉnh hỗ trợ 50 triệu, còn 60 triệu công ty bỏ ra.

Khi cây cho quả, công ty có trách nhiệm thu mua về chế biến. Mỗi ha trồng được khoảng 280 cây. Mỗi cây 5 năm tuổi cho thu 7kg hạt nguyên vỏ/năm. Tính ra, 1 ha cho thu khoảng 150 triệu đồng.

Còn ở xã Yên Trạch (Cao Lộc, Lạng Sơn), lão nông Nguyễn Mạnh Hùng khoe ông là người đầu tiên trồng cây mắc ca tại tỉnh, đến nay vườn cây được 12-13 năm tuổi. Hiện ông có 6 ha cho thu hoạch quả, năng suất dần tăng lên theo từng năm. Đây là cây trồng lâu năm, có vòng đời thu hoạch liên tục trong 80-90 năm nên cây có tuổi đời càng cao, quả càng sai.

'Nu hoang' ve voi nui rung phia Bac: Hang khong du ban

Cây mắc ca đang giúp người nông dân miền núi có thu nhập cao, thậm chí thành tỷ phú.

Ngoài trồng mắc ca, ông Hùng còn có nhà máy chế biến hạt. Năm 2021, mắc ca cho thu 37 tấn quả tươi, thành phẩm xuất bán ra thị trường là 12 tấn, doanh thu đạt hơn 2 tỷ đồng.

Sản phẩm mắc ca sau khi chế biến được xuất bán tại thị trường các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên. Hạt này cũng được đưa vào bán tại 16 siêu thị ở miền Bắc. Sản phẩm làm ra đến đâu, bán hết đến đó.

Với diện tích mắc ca còn khiêm tốn, không đủ cung cho nhà máy chế biến nên ông Hùng phải thu mua thêm nguồn nguyên liệu bên ngoài. Ông cũng liên kết với bà con nông dân trồng thêm 10 ha mắc ca nhằm mở rộng vùng nguyên liệu.

'Nu hoang' ve voi nui rung phia Bac: Hang khong du ban-Hinh-2

Mắc ca không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao, chúng còn là cây lâu năm giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Trao đổi với báo chí, ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhận định, mắc ca là cây lâu năm nên có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giúp người dân an cư. Đây cũng là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mắc ca trồng đến năm thứ 8 sau khi trừ hết chi phí sẽ cho lợi nhuận khoảng 250 triệu đồng/ha.

Theo ông Huy, mắc ca là cây trồng tiềm năng, hạt của chúng có giá trị rất cao, có thể làm dầu ăn, hạt dinh dưỡng, sữa hạt, mỹ phẩm… Trên thế giới, hạt mắc ca chỉ chiếm khoảng 2% trong ngành hàng quả khô. Do vậy, mắc ca luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu”.

Thực tế ở nước ta, sản lượng hạt mắc ca cả nước mới dừng ở con số khoảng 8.500 tấn. Đa phần chỉ có các xí nghiệp nhỏ chế biến và tiêu thụ mắc ca. Sản phẩm làm ra cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản,... nhưng chưa nhiều vì không đủ nguồn cung, làm xuất khẩu chỉ để giữ mối khách hàng.

'Nu hoang' ve voi nui rung phia Bac: Hang khong du ban-Hinh-3

Đặc điểm của cây mắc ca là trồng càng lâu quả càng sai. Nhờ vậy, thu nhập sẽ tăng theo từng năm.

“Vừa qua tôi đi Dubai tham gia hội nghị mắc ca thế giới. Nhiều doanh nghiệp lớn của quốc gia này kỳ vọng có thể liên doanh với Việt Nam bao tiêu toàn bộ sản phẩm mắc ca. Thế nhưng, tôi nói với họ bây giờ chỉ vào khảo sát, còn triển khai phải chờ đến 2025 khi đó vùng nguyên liệu mới đủ đáp ứng quy mô sản xuất lớn”, ông chia sẻ.

Ông Huy cũng cho biết, giá hạt mắc ca tại Việt Nam hiện cao hơn bên Úc. Đặc biệt, mắc ca luôn trong tình trạng “cháy hàng” vì cung khan hiếm.

Đưa “nữ hoàng” hạt thành thế mạnh 2,5 tỷ USD

Theo ông Trần Công Nhì - Tổng giám đốc Công ty CP Him Lam Mắc ca Điện Biên, sau 4 năm trồng khảo nghiệm trên toàn tỉnh, mắc ca cho kết quả tốt. Năm 2016, nghiệp bắt đầu xuống giống ồ ạt và 3 năm sau đó thì hoàn thành 1.000 ha. Kế hoạch đến năm 2025, doanh nghiệp sẽ trồng hoàn thành 10.000 ha mắc ca tại tỉnh này.

“Điện Biên rất phù hợp với cây mắc ca. Năm đầu thu hoạch doanh thu vượt xa mong đợi”, ông đánh giá.

Ông Huỳnh Ngọc Huy nhận định, đưa mắc ca vào trồng tại vùng Tây Bắc còn phù hợp hơn đưa vào Tây Nguyên. Song, ông khuyến cáo phải trồng theo chuỗi liên kết, xây dựng vùng trồng tập trung. Nếu phát triển theo hướng manh mún, nhỏ lẻ sẽ rất khó khăn cho việc xây dựng nhà máy chế biến quy mô lớn vào thời gian tới.

Người dân có thể trồng mắc ca xen canh với các loại cây khác, hoặc chuyển đổi dần theo từng năm để “lấy ngắn nuôi dài”, tránh áp lực về nguồn vốn vì cây mắc ca trồng sau 4 năm mới cho thu hoạch quả.

'Nu hoang' ve voi nui rung phia Bac: Hang khong du ban-Hinh-4

Thị trường hiện nay, mắc ca luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

'Nu hoang' ve voi nui rung phia Bac: Hang khong du ban-Hinh-5

Theo đề án phát triển cây mắc ca, đến năm 2050, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mắc ca sẽ đạt khoảng 2,5 tỷ USD.

Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt đang có chương trình cho người nông dân trồng mắc ca vay vốn. Gói cho vay giải ngân trong vòng 5 năm, mang tính an sinh xã hội nên nông dân sẽ được vay tối đa 2ha để xoá đói giảm nghèo. Người dân được nhận đợt tiền đầu tiên trong năm đầu trồng mắc ca, những năm sau vẫn có các đợt giải ngân tiếp để nông dân lấy tiền mua phân, thuốc chăm sóc, thậm chí công lao động cũng được gói này tính toán đầy đủ.

Năm thứ 5, cây mắc ca cho quả, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi vốn dần. Thời gian thu hồi tối đa trong vòng 10 năm. Vậy nên người nông dân yên tâm, không lo thiếu tiền để trả, ông Huy cho hay.

Theo ông Huy, Hiệp hội mắc ca thế giới đang cố gắng đẩy sản lượng hạt mắc ca lên 6% trong ngành quả khô vào năm 2030. Do vậy, Việt Nam mở rộng diện tích trồng để có đủ nguồn nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến, từ đó sớm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường thế giới.

Tháng 3 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký phê duyệt Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Vùng trồng tập trung tại các tỉnh Tây Bắc khoảng 75.000-95.000 ha, chủ yếu tại Điện Biên, Lai Châu; vùng Tây Nguyên khoảng 45.000 ha và một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp.

Mục tiêu đưa sản lượng mắc ca qua chế biến đạt 130.000 tấn hạt vào năm 2030, khoảng 500.000 tấn hạt vào năm 2050. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mắc ca đạt 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050.

Tâm An

Tây Nguyên thành thủ phủ mắc ca khu vực Đông Nam ÁCác doanh nghiệp trồng, chế biến mắc ca sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động trong năm 2016 nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa Tây Nguyên thành thủ phủ mắc ca khu vực Đông Nam Á.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.