Mẹ chồng tỏ thái độ khi con trai bệnh nặng mà con dâu vẫn ăn diện

Chồng bị bệnh nặng đã 5 năm, chị Hồng phải một mình lo chu toàn việc gia đình từ kinh tế cho đến chăm sóc con cái. Thế nhưng chỉ vì chị vẫn thường ăn mặc chỉn chu, mẹ chồng chị lại có những suy nghĩ khác.

Mẹ chồng tỏ thái độ khi con trai bệnh nặng mà con dâu vẫn ăn diện
Me chong to thai do khi con trai benh nang ma con dau van an dien
 Ảnh mang tính minh họa - Ảnh: Sohu
Chị Hồng chia sẻ, chồng chị bị bệnh về máu đã nhiều năm, anh mất khả năng lao động và thường xuyên phải vào viện truyền máu. Gánh nặng gia đình dồn lên hai vai chị, cộng thêm vào đó là áp lực từ gia đình chồng khiến chị luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thiếu động lực sống.
Me chong to thai do khi con trai benh nang ma con dau van an dien-Hinh-2
 Ảnh mang tính minh họa - Ảnh: Yan My
"Tôi vừa làm việc, nuôi con, vừa chăm sóc, động viên chồng. Bao nhiêu việc đó đủ khiến tôi vô cùng mệt mỏi, phải nỗ lực gấp nhiều lần người khác mới trụ được. Tôi vốn là một phụ nữ chỉn chu, làm việc gì cũng có kế hoạch, từ lúc lớn lên lúc nào cũng ăn mặc lịch sự, dù không dành nhiều thời gian cho bản thân nhưng cũng không xuề xòa. Cũng một phần bởi công việc của tôi, khi đến công sở cũng cần như vậy. Thế nhưng mẹ chồng, em chồng tôi đã nhiều lần kể với họ hàng rằng, chồng tôi bị bệnh nặng mà vợ thì vẫn "ăn chơi" như lên sân khấu. Tôi vô cùng bức xúc, không hiểu mẹ chồng tôi nghĩ thế nào? Liệu chồng ốm thì phải bơ phờ nhếch nhác mới là thương chồng sao?
Bà nói đi nói lại nhiều lần, tôi bức xúc mới trực tiếp hỏi chuyện mẹ chồng vừa để giải thích, vừa muốn hỏi xem tôi sai chỗ nào? Không ngờ mẹ chồng tôi lu loa lên với chồng tôi đủ chuyện, khiến chồng tôi quẫn trí, cứ nghĩ tôi có bồ bên ngoài. Anh đã viết thư để lại rồi uống thuốc tự vẫn, trong thư đại khái nói rằng anh chết cho tôi rảnh nợ. May mà gia đình phát hiện đã kịp đưa anh đi cấp cứu.
Tôi đang bị stress rất nặng, không biết nên sống thế nào cho phải, kể cả với chồng hay với mẹ chồng. Tôi cần có sức khỏe và tinh thần để làm việc chăm sóc con cái và chồng ốm đau nữa, nếu cứ thế này, tôi sẽ suy sụp mất", chị Hồng bức bách chia sẻ
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Kim Liên - Công ty Hạnh phúc cộng đồng (Happycomm), câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu vẫn luôn là vấn đề khó tháo gỡ đối với nhiều gia đình. Câu chuyện của chị Hồng chỉ là một trong những tình huống khó xử trong vô vàn tình huống mẹ chồng - nàng dâu khác.
Theo chuyên gia tâm lý Kim Liên, câu chuyện trên là cả một quá trình tích tụ mâu thuẫn của các bên xuất phát từ việc người chồng bị ốm. Mọi vấn đề xuất phát từ đây dẫn đến mọi áp lực của cuộc sống, về kinh tế, về tình cảm dồn lên chị Hồng. Thường trong hoàn cảnh đó, chúng ta chỉ tập trung vào để kiếm tiền chăm sóc gia đình, để người bệnh nhận được sự chăm sóc thuốc men tốt mà chúng ta hay quên đi cái cần chăm sóc và làm ngay từ đầu đó là trạng thái tâm lý của người bệnh. Đó là một yếu tố rất quan trọng chi phối lên chính sức khỏe của anh ta và thái độ sống sẽ ảnh hưởng, tác động đến xung quanh.
Còn về phía người vợ, sự mệt mỏi, áp lực với mẹ chồng, với con cái, với một người chồng ủ rũ, ốm đau, cuộc sống mỗi khi về nhà là một gánh nặng, điều đó dần trở nên khủng khiếp.
Tuy nhiên, phải chia sẻ rằng, mỗi cuộc hôn nhân đều đem đến cho các bà mẹ chồng sự bất ổn của người bị chia sẻ tình thương yêu, và họ cảm thấy mất mát, lo sợ, cảm giác bảo bọc con cái khiến họ thường xuyên quan tâm đến gia đình mới của con. Mẹ chồng nhiều khi xuất phát từ nguyên nhân tâm lý này, muốn bảo vệ thứ thuộc về con mình và sợ con mình tổn thương dẫn đến thường xuyên săm soi con dâu.
"Để xử lý mâu thuẫn này, là một người phụ nữ hiện đại, các nàng dâu nên khéo léo, đừng bao giờ tỏ thái độ không nghe hay không cần lời khuyên của mẹ chồng. Chỉ khi tâm lý của tất cả các bên được khai thông thì bạn mới có đủ tinh thần làm việc, kiếm tiền. Chồng bạn tự lấy được thăng bằng thì sẽ tích cực hơn và không thành gánh nặng của bạn, để bạn yên tâm đi làm. Và mẹ chồng bạn chắc chắn cũng sẽ mong muốn các bạn hạnh phúc", chuyên gia Kim Liên đưa ra lời khuyên.

Bài học đắt giá cho nàng dâu bỏ nhà đi

Khi taxi dừng trước nhà bạn, rút điện thoại từ trong túi ra, Linh hốt hoảng khi thấy 30 cuộc gọi nhỡ của mẹ chồng.

Bài học đắt giá cho nàng dâu bỏ nhà đi
25 tuổi, Linh lên xe hoa về nhà chồng. Sau đám cưới, cô và chồng sống cùng với bố mẹ chồng. Mới đầu Linh hơi e dè vì nghĩ tới cảnh nàng dâu mẹ chồng sống cùng nhau sớm muộn gì cũng có va chạm. Tuy nhiên, về sống cùng, Linh mới nhận ra, mẹ chồng là người phụ nữ dịu dàng, điềm đạm và rất mực yêu thương con trai, con dâu.

Phát nản với clip mẹ chồng và con dâu lao vào đánh nhau tơi bời

(Kiến Thức) - Clip ghi lại hình ảnh cảnh mẹ chồng - con dâu lao vào chửi bới, đánh nhau khiến ai xem qua cũng khiếp vía.

Phát nản với clip mẹ chồng và con dâu lao vào đánh nhau tơi bời
Mối quan hệ giữa mẹ chồng - con dâu từ lâu đã là chủ đề không có hồi kết bởi những thứ khó hoà hợp. Cùng yêu chung một chàng trai nhưng mẹ chồng và nàng dâu thường không thể thông cảm cho nhau bởi suy cho cùng vẫn là "khác máu tanh lòng", sống cùng nhau nhiều năm không thể luôn êm ấm, nảy sinh xích mích, hiểu lầm là điều không tránh khỏi.
Thế nhưng mẹ chồng nàng dâu mâu thuẫn đến nỗi lao vào đánh nhau, chửi bới như phường chợ búa thì trước nay hiếm gặp. Thế nhưng mới đây, một đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh cảnh mẹ chồng đánh nhau với con dâu ngay tại nhà khiến ai cũng phát khiếp.

Mẹ chồng xúi con trai, bày kế hòng “xoá tên” con dâu

Trước mặt tôi, mẹ chồng luôn “chỉnh” con trai phải chăm lo vun vén cho vợ con, nhưng dần dần tôi mới biết bà luôn ép con trai nộp tiền quỹ đen đề phòng nhỡ sau này ly hôn.

Mẹ chồng xúi con trai, bày kế hòng “xoá tên” con dâu
Tôi và chồng ra ở riêng được 3 năm nay, những tưởng tôi "thoát" được sự can thiệp, xét nét của mẹ chồng nhưng càng ngày tôi càng nhận ra, giữa chồng và mẹ chồng tôi có nhiều "mờ ám". Nhà chồng có hai anh em trai, nếu như với cậu em, ông bà hết sức quan tâm, mua nhà ở riêng ngay sau khi cưới, còn với vợ chồng tôi dù muốn ra ở riêng, nhưng ông bà ngăn cản, tìm đủ lý do để giữ.

Sống cảnh làm dâu tôi cảm thấy ngột ngạt đủ đường, bố mẹ chồng khó tính, hễ con cái khóc là tôi bị mắng là có mỗi việc chăm con mà không biết dỗ dành. Cơm nước, chợ búa hàng ngày tôi phải cáng đáng, bỏ tiền ra mua nhưng nơm nớp lo không vừa ý bố mẹ, chồng con là bị mắng. Vợ chồng cậu út thường xuyên qua ăn cơm, nhưng như là khách quý, không mua bán bất cứ thứ gì, thậm chí sát bữa ăn mới đến để trốn nấu nướng.

Sau 10 năm, vợ chồng tôi quyết tâm ra ngoài ở riêng, ông bà đồng ý và đưa khoản tiền trị giá 40% ngôi nhà cho vay với điều kiện nhà mua sang tên thẳng cho bố mẹ chồng tôi, sau nay trả hết tiền sẽ làm thủ tục sang tên của vợ chồng tôi. Lúc đó, vì rất muốn ra ở riêng nên tôi không nghĩ ngợi gì, vì ông bà đứng tên cũng sau này cho con cái thôi, không chồng tôi thì con tôi là cháu đích tôn. Vậy là tôi tất tả đi vay mượn bạn bè, họ hàng nhà ngoại cũng khoảng 30% tiền nhà, còn lại là tiền vợ chồng tôi tích cóp được.

Ở riêng rồi, tôi cũng không được yên thân, ngoài việc suốt ngày mẹ chồng gọi điện như tra khảo cho con trai bà ăn gì, cháu nội bà ăn gì. Nếu ít món bà mắng mỏ thẳng thừng quy kết tôi cho chồng con ăn uống kham khổ để lấy tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Nhà ở gần nên hầu như tuần nào ông bà cũng sang ở vài ngày, xét nét đủ mọi thứ.
Me chong xui con trai, bay ke hong “xoa ten” con dau
 Mẹ chồng khó tính, còn bí mật "nắm đằng chuôi" về tiền bạc, nhà cửa cho con trai.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.