Mẹ chồng ngăn cản khi tôi muốn đi bước nữa

Chồng tôi mất cách đây 5 năm. Quãng thời gian đó không hề dễ dàng với tôi. Giờ nghĩ lại, lòng tôi vẫn quặn thắt vì đau đớn…

Mẹ chồng ngăn cản khi tôi muốn đi bước nữa

Tôi và chồng quen nhau nhờ mai mối. Anh là người hiền lành, chăm chỉ làm việc và rất yêu thương vợ con. Dù không được học cao nhưng anh tự mở cửa hàng sửa chữa điện tử, điện lạnh.

Anh có tay nghề, tính cách lại nhiệt tình, vui vẻ nên cửa hàng của chúng tôi rất đông khách. Chồng tôi phải tuyển thêm mấy thợ mới làm được hết việc.

Tôi làm kế toán ở công ty người quen với mức lương chỉ 5 triệu đồng nhưng nhờ chồng “ăn nên làm ra” nên kinh tế gia đình tôi vẫn rất ổn định.

Me chong ngan can khi toi muon di buoc nua
Ảnh minh họa. 

Bố chồng mất đã lâu, chúng tôi sống cùng mẹ chồng. Mẹ anh nhiều năm vất vả, một thân một mình nuôi con nên anh luôn yêu thương, tôn kính mẹ.

Sau hai năm kết hôn, chúng tôi sinh con trai đầu lòng. Cuộc sống của tôi những tưởng chẳng mong gì hơn nữa thì bất ngờ chồng tôi phát hiện mắc bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. Chỉ 6 tháng sau ngày phát hiện, anh ra đi, khiến tôi đau đớn như chết đi sống lại.

Anh luôn là chỗ dựa của cả gia đình, nay mất anh, tôi vô cùng chông chênh.

Một nách mẹ già, một nách con thơ, tôi phải cố gắng lắm mới chèo chống được gia đình. Cửa hàng của anh do không có người trông coi tôi đành chuyển nhượng cho một người bạn. Tôi xin một công việc khác với mức lương cao hơn nhưng cũng bận rộn hơn.

Ban ngày, tôi cố gắng lao vào làm việc để nuôi con, nuôi mẹ chồng nhưng đêm về là những giọt nước mắt rơi. Thời gian trôi qua, nỗi buồn cũng dần khiến tôi mạnh mẽ hơn.

Mẹ chồng tôi trải qua nỗi đau mất con trai duy nhất cũng không dễ dàng gì. Bà ốm suốt 1 tháng sau đó. Khi đỡ hơn, bà luôn khóc trước bàn thờ con. Hàng ngày, để bà nguôi ngoai, tôi tìm cách an ủi, động viên bà nhiều hơn.

Cuộc sống của 3 người cứ như vậy trôi đi trong ngôi nhà nhỏ. Nhưng mẹ chồng tôi luôn có những lời nói khiến tôi phải suy nghĩ. Bà cứ bóng gió chuyện chồng mất rồi, nếu tôi đi bước nữa thì con trai tôi sẽ bơ vơ. Chỉ nói đến thế, bà lại òa khóc, nói con bà bạc mệnh…

Để trấn an bà, tôi nói, chồng mất, tôi không có ý định đi bước nữa, chỉ ở vậy nuôi con.

Nhưng rồi 4 năm sau, một người đồng nghiệp ở công ty đã làm tôi thay đổi suy nghĩ. Anh cũng cảnh “gà trống nuôi con” do vợ anh bỏ anh đi theo người đàn ông khác. Con gái anh cũng bằng tuổi con trai tôi. Cuộc sống có nhiều điểm chung khiến chúng tôi gần nhau hơn.

Anh giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc công ty cũng như gia đình. Lâu dần, chúng tôi cảm mến nhau.

Tôi cảm nhận anh là người đàn ông chân thành, ấm áp. Nhiều năm tháng cô đơn, tôi thật sự cũng muốn có một điểm tựa cho mình.

Tuy nhiên mẹ chồng tôi biết chuyện, bà rất giận dữ. Ban đầu, bà còn nhẹ nhàng khuyên tôi nên ở vậy, đợi con trai lớn hơn hãy tính đến chuyện đi bước nữa. Nếu giờ tôi kết hôn, chuyện “con anh, con tôi” sẽ làm con tôi thiệt thòi. Bên cạnh đó, bà còn nói: “Chồng con dưới suối vàng cũng sẽ buồn…”.

Những lời bà nói như vết dao cứa vào lòng tôi. Tôi đã khóc và suy nghĩ rất nhiều.

Anh thấy tôi chần chừ càng tỏ ra quan tâm chăm sóc tôi và con trai nhiều hơn. Anh thường xuyên mua quà cho cháu, mua quà cho cả mẹ chồng tôi. Những lần tôi đau ốm, anh đều có mặt để chăm sóc, đỡ đần các công việc cho tôi.

Những hành động của anh khiến mẹ chồng tôi càng khó chịu. Bà phản đối ra mặt. Nhiều lần anh đến, bà nói nặng lời buộc anh phải về.

Thậm chí, bà còn tuyên bố, nếu tôi đến với người mới, bà sẽ nuôi cháu trai. Tôi có thể ra đi mà không có con khiến tôi khó xử vô cùng.

Anh biết thế nên động viên tôi thuyết phục mẹ chồng. Anh nói, chỉ cần tôi vui, anh chờ bao lâu cũng được. Nhưng tôi biết với tính cách của mẹ chồng, tôi rất khó để thuyết phục bà. Tôi thương anh nhưng cũng thương cả mẹ chồng – bà đã quá đau khổ và thiệt thòi.

Tôi phải làm sao cho trọn vẹn cả đôi đường? Xin độc giả cho tôi lời khuyên.

 Độc giả Vũ Thúy Hường

Trước khi mất, mẹ chồng tôi thều thào chuyện bất ngờ

Mẹ chồng tôi ra đi mà không nhắm mắt vì chưa từng được bế cháu nội.

Trước khi mất, mẹ chồng tôi thều thào chuyện bất ngờ
Tôi thấy có lỗi với mẹ chồng quá mọi người ạ. Cả đời bà hy sinh vì con cháu, cuối cùng di nguyện của bà tôi cũng không thể thành toàn.

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng
 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Biến vợ thành bản sao của mẹ chồng

Tôi vẫn yêu chồng, vẫn muốn cùng anh đi hết con đường vợ chồng cho đến khi đầu bạc răng long. Nhưng chưa đi hết nửa con đường ấy thì tôi đành dừng lại. Tất cả chỉ vì tôi không thể sống để làm bản sao của mẹ chồng.

Biến vợ thành bản sao của mẹ chồng
Khi mẹ là "thần tượng sống" của chồng

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.