Mê câu cá, người đàn ông không ngờ bị cụt cả tay. - Ảnh minh họa. |
Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)
Mê câu cá, người đàn ông không ngờ bị cụt cả tay. - Ảnh minh họa. |
Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)
Mới đây nhất, ngày 17/9, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Yên Bái cho biết từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 6 trường hợp mắc bệnh whitmore. Trong đó bốn ca tử vong do đến bệnh viện (BV) muộn, hai ca được BV Đa khoa tỉnh Yên Bái cứu sống.
Ca thứ nhất được cứu sống là bệnh nhân Vi Văn L. (49 tuổi, huyện Lục Yên) nhập viện vào trung tuần tháng 9/2019 trong tình trạng sốt cao kèm run và đau bụng, các chỉ số sinh tồn giảm mạnh. Tuy nhiên khi chẩn đoán lâm sàng thì không phát hiện được cơ quan nào trong cơ thể bị viêm nhiễm.
Bệnh nhân Vi Văn L điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái. |
Sau hai lần nuôi cấy định danh vi khuẩn, các bác sĩ đã phát hiện ra vi khuẩn whitmore trong cơ thể bệnh nhân. Sau khi được điều trị tích cực theo phác đồ, dùng kháng sinh đặc hiệu liều cao, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát. Hiện bệnh nhân L. đã tỉnh táo, hết sốt.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Nguyễn Văn Q. (36 tuổi, huyện Văn Yên). Bệnh nhân nhập viện vào tháng 7/2019, được các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị thành công. Bệnh nhân ra viện cuối tháng 7/2019.
Trước đó, báo chí cũng đưa tin về nhiều trường hợp mắc bệnh withmore khác như một người đàn ông 45 tuổi ở Thái Nguyên, 3 trẻ em ở Nghệ An, một người bị "ăn" ngón chân ở Hà Tĩnh hay một phụ nữ bị withmore "ăn" cánh mũi.
Tiến sĩ Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, người có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore, cho rằng số ca whitmore tăng gần đây không phải do bùng phát về dịch bệnh mà nhờ nhiều cơ sở đã xét nghiệm được đúng bệnh hơn.
Tiến sĩ Trịnh Thành Trung cũng khẳng định vi khuẩn Whitmore không phải là "vi khuẩn ăn thịt người" như nhiều người lầm tưởng.
Tiến sĩ Trịnh Thành Trung (phải) có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore. Ảnh: Vietnamnet. |