Máy giặt “Made in Vietnam” bị kiện tại Mỹ, Samsung và LG nói gì?

(ITC) mới đây đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm máy giặt  "Made in Việt Nam" của Samsung, LG sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ.

Máy giặt “Made in Vietnam” bị kiện tại Mỹ, Samsung và LG nói gì?
Nguyên đơn khởi kiện là Tập đoàn Whirlpool (Mỹ) - công ty đồ gia dụng tổng hợp có lịch sử hơn 100 năm - đã đệ đơn kiện đòi áp dụng biện pháp tự vệ Safe Guard (cơ chế hỗ trợ trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ bị thiệt hại khi các doanh nghiệp nhậu khẩu bán giá sản phẩm với giá quá thấp) lên ITC, rằng Samsung Điện tử và LG Điện tử đã bán phá giá với sản phẩm máy giặt trên thị trường Mỹ.
May giat “Made in Vietnam” bi kien tai My, Samsung va LG noi gi?
 Thị phần máy giặt của Samsung tại Mỹ đã tăng từ 16,2% từ quý 1 năm 2016 lên 19,7% trong cùng kỳ 2017. Trong khi đó, vị trí số 1 trước đó của Whirlpool từ 19,7% đã giảm xuống còn 17,3%. LG cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đứng ở vị trí thứ 3 với 16,8%.
Kiện vì… “Samsung, LG chuyển sản xuất sang Việt Nam”?
Whirlpool cho rằng: “các doanh nghiệp gia dụng Mỹ đang phải chịu thiệt hại vì Samsung và LG đã bán sản phẩm máy giặt với giá thấp một cách bất hợp lý tại thị trường Mỹ”.
Tập đoàn của Mỹ cáo buộc, các sản phẩm máy giặt nhập khẩu vào Mỹ đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2012-2016, từ 1,6 triệu chiếc lên 3,21 triệu chiếc, khiến ngành sản xuất máy giặt nước này thiệt hại nghiêm trọng, như doanh số, lợi nhuận giảm, thất nghiệp tăng...
Whirlpool lập luận: “Samsung và LG đã “xuất khẩu theo đường vòng” bằng cách dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Thái Lan để giảm đơn giá và tránh thuế suất cao mà Mỹ áp dụng với Trung Quốc. Và, “Samsung và LG đã cố tình đưa ra giá máy giặt thấp để bán trên thị trường Mỹ và lách luật chống bán phá giá của Mỹ một cách tinh vi”.
Hiện mức thuế nhập khẩu máy giặt của Mỹ đang áp dụng là 1%, các bộ phận đi kèm là 2%. Vì thế, nếu bị áp thuế tự vệ, các sản phẩm máy giặt "Made in Việt Nam" của Samsung, LG sản xuất tại Việt Nam xuất sang Mỹ có thể bị áp mức thuế rất cao, tương tự như đã áp với Trung Quốc, Hàn Quốc là 32,1 - 52,5% và có thể sẽ tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Samsung và LG tại Việt Nam vào Mỹ.
Dự kiến ITC sẽ ra kết luận cuối cùng về thiệt hại vào tháng 10/2017, sau đó sẽ nộp báo cáo lên tổng thống Hoa Kỳ để ra quyết định về việc có áp dụng biện pháp tự vệ hay không vào tháng 12/2017.
Samsung, LG Việt Nam nói gì?
Theo số liệu nghiên cứu về thị phần máy giặt tại thị trường Mỹ, nguyên nhân dẫn tới việc Whirlpool khởi kiện Samsung, LG tại Việt Nam có thể là do thị phần máy giặt của hãng này giảm mạnh trong vòng một năm qua, trong khi của Samsung thì ngày càng tăng mạnh.
Cụ thể, thị phần máy giặt của Samsung tại Mỹ đã tăng từ 16.2% từ quý 1 năm 2016 lên 19.7% trong cùng kỳ năm nay. Trong khi đó, vị trí số 1 trước đó của Whirlpool từ 19,7% đã giảm xuống còn 17,3%. LG cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đứng ở vị trí thứ 3 với 16,8%.
Đại diện Samsung bị kiện tại Mỹ cho rằng, người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của hãng bởi thiết kế và những cải tiến của máy giặt. Vì thế, chắc chắn người dùng sẽ bị thiệt hại nhiều nhất vì nguyên đơn đã giới hạn quyền lựa chọn của khách hàng, nâng giá thành sản phẩm và không tạo ra đột phá về cải tiến.
“Chúng tôi không thể chấp nhận căn cứ cho rằng Whirlpool bị thiệt hại vì việc nhập khẩu sản phẩm máy giặt của Samsung”, tập đoàn điện tử của Hàn Quốc, cho biết.
Đối với LG, trong văn bản trả lời VnEconomy, LG Việt Nam không đưa ra bình luận mà chỉ thông tin từ thông cáo của LG tại Mỹ, cho rằng, “Whirlpool lại một lần nữa quyết định tìm kiếm sự bảo vệ của chính phủ hơn là cạnh tranh trên thị trường. Đơn yêu cầu hạn chế nhập khẩu máy giặt là nỗ lực thứ ba của Whirlpool để sử dụng các hạn chế của chính phủ nhằm hạn chế nhập khẩu đối với máy giặt của LG”.
LG cho rằng, vì thiếu khả năng cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu như LG tại thị trường Mỹ nên Whirlpool đã quyết định tìm kiếm những hạn chế của chính phủ để hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng.
“LG không chấp nhận việc cho rằng hàng nhập khẩu đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Whirlpool và sẽ bảo vệ mạnh mẽ trường hợp này vì lợi ích tốt nhất của hàng chục người tiêu dùng Mỹ yêu thích máy giặt của LG”, tập đoàn LG, cho biết.
Xuất khẩu Việt Nam có thể bị ảnh hưởng?
Năm 2014, Samsung Việt Nam đã được đầu tư 2 tỷ USD để hình thành thành khu tổ hợp sản xuất đồ gia dụng tổng hợp gồm tivi, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh… với diện tích 94 ha thuộc Khu Công nghệ cao Sài Gòn (Sai Gon Hi-tech Park).
Tháng 2/2016, khu tổ hợp này đã chính thức đi vào sản xuất. Trong đó, dây chuyền sản xuất máy giặt được xuất khẩu sang thị trường Mỹ - đối tượng bị khỏi kiện áp dụng biện pháp tự vệ lần này - hiện có khoảng 1.400 người lao động Việt Nam đang làm việc.
Dự kiến năm 2017, tổ hợp sản xuất này của Samsung sẽ xuất khẩu sang Mỹ được 1 triệu sản phẩm.
Trong khi, LG, tháng 3/2015, tập đoàn này cũng khai trương tổ hợp công nghệ tại khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng, có quy mô lớn nhất trong các nhà máy của tập đoàn này tại khu vực Đông Nam Á. Tổ hợp này sẽ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao như tivi, điện thoại di động, máy giặt, điều hòa, máy hút bụi… phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Theo kế hoạch dự tính, năm 2017, tổ hợp nhà máy của LG tại Hải Phòng sẽ 1,8 triệu chiếc máy giặt và năm 2020 là 2,2 triệu chiếc.
Một chuyên gia kinh tế cho rằng, trong trường hợp sản phẩm máy giặt mang thương hiệu “Made in Việt Nam” bị áp mức thuế đặc biệt với thuế suất cao hoặc áp dụng đúng hạn ngạch số lượng xuất khẩu theo yêu cầu đòi áp dụng cơ chế Safe guard của Whirlpool, thì việc xuất khẩu máy giặt của Samsung và LG sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Theo vị này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2016 là hơn 38,4 tỷ USD, trong khi, LG và đặc biệt là Samsung cũng đang chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất của Việt Nam rất lớn, vì thế, việc hai tập đoàn này bị hạn chế nhập khẩu sẽ không những tác động đến hàng nghìn lao động mà còn tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Mẹo sử dụng máy giặt tiết kiệm điện ít người biết

(Kiến Thức) - Sử dụng máy giặt như thế nào để có thể tiết kiệm điện đến mức có thể nhất là điều không phải ai cũng rành.

Mẹo sử dụng máy giặt tiết kiệm điện ít người biết
Meo su dung may giat tiet kiem dien it nguoi biet
Nhiều người phân vân không biết làm cách nào để sử dụng máy giặt tiết kiệm điện và hiệu quả nhất. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều đó. Ảnh minh họa.

Mua máy giặt loại gì bền, tiết kiệm điện với giá 7-9 triệu đồng?

(Kiến Thức) - Vậy với số tiền từ 7 – 9 triệu đồng thì nên mua máy giặt loại gì vừa bền vừa tiết kiệm điện?  

Mua máy giặt loại gì bền, tiết kiệm điện với giá 7-9 triệu đồng?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng máy giặt khác nhau như Panasonic, Toshiba, Sanyo, LG, Electrolux,… Mỗi hãng có những tính năng, ưu nhược điểm khác nhau. Với số tiền từ 7 – 9 triệu đồng thì mua máy giặt loại gì vừa bền vừa tiết kiệm điện?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng máy giặt khác nhau như Panasonic, Toshiba, Sanyo, LG, Electrolux,… Mỗi hãng có những tính năng, ưu nhược điểm khác nhau. Với số tiền từ 7 – 9 triệu đồng thì mua máy giặt loại gì vừa bền vừa tiết kiệm điện?   
1. Máy giặt Toshiba AW-DC1005CV Máy giặt Toshiba AW-DC1005CV sở hữu vẻ ngoài màu trắng chất liệu cao cấp chống xước với giá dao động trên dưới 7 triệu. Động cơ truyền động trực tiếp Inverter mang đến hiệu quả giảm rung và tiết kiệm điện. Mâm giặt Mega Power Tạo ra một luồng nước 3 chiều xoay quần áo cực mạnh. Hiệu ứng thác nước đôi đẩy mạnh đưa nước chứa bột giặt lên, giúp giặt sạch hiệu quả hơn.
1. Máy giặt Toshiba AW-DC1005CV
Máy giặt Toshiba AW-DC1005CV sở hữu vẻ ngoài màu trắng chất liệu cao cấp chống xước với giá dao động trên dưới 7 triệu. Động cơ truyền động trực tiếp Inverter mang đến hiệu quả giảm rung và tiết kiệm điện. Mâm giặt Mega Power Tạo ra một luồng nước 3 chiều xoay quần áo cực mạnh. Hiệu ứng thác nước đôi đẩy mạnh đưa nước chứa bột giặt lên, giúp giặt sạch hiệu quả hơn.

Trớ trêu mỹ nhân Việt đi kiện nhưng lại bị kiện ngược đau hơn

(Kiến Thức) - Ca sĩ Thu Minh, Diệu Hân -  hoa hậu Đông Nam Á 2012, Dương Yến Ngọc... là những hoa hậu, mỹ nhân Việt đi kiện nhưng lại bị kiện ngược đau hơn.

Trớ trêu mỹ nhân Việt đi kiện nhưng lại bị kiện ngược đau hơn
My nhan Viet di kien nhung lai bi kien nguoc dau hon

1. Ca sĩ Thu Minh bị chủ đầu tư kiện ngược lại sau khi phá vỡ cam kết bảo mật

Ngày 6/4/2016, Đại diện Tập đoàn CT Group - công ty mẹ của Công ty CP C.T Phương Nam đang thực hiện dự án Léman Laxury Apartments - đã họp báo công bố việc sẽ khởi kiện ca sĩ Thu Minh: "Chúng tôi kiện ca sỹ Thu Minh về hai điều, thứ nhất vì ca sỹ Thu Minh đã tiết lộ thông tin thanh lý hợp đồng ra bên ngoài, gây ảnh hưởng đến thương hiệu, thiệt hại kinh doanh của công ty; thứ hai, kiện ca sỹ Thu Minh về hành vi vi phạm thỏa thuận thanh lý hợp đồng".

My nhan Viet di kien nhung lai bi kien nguoc dau hon-Hinh-2
 Theo đó, biên bản thỏa thuận thanh lý hợp đồng ký ngày 24/11/2015 giữa Thu Minh, đại diện chủ đầu tư Phương Nam và các luật sư nêu rõ tổng tiền phạt phía Phương Nam phải trả cho Thu Minh là hơn 5,7 tỷ đồng, đồng thời cũng có ghi rõ cam kết giữ bí mật thông tin đến việc thanh lí hợp đồng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.