Máy bay tàng hình Mỹ có thực sự vô đối?

Thực tế máy bay tàng hình chỉ “khó bị phát hiện hơn” ở một số bước sóng, không hoàn toàn vô hình trước radar.

Máy bay tàng hình Mỹ có thực sự vô đối?
Về nguyên tắc vật lý, không thể có máy bay tàng hình theo đúng nghĩa. Các dòng máy bay tàng hình được quảng cáo thực tế chỉ được áp dụng sâu công nghệ giảm phản xạ hoặc có khả năng hấp thụ sóng radar cho phép máy bay "khó bị phát hiện hơn" ở một số bước sóng. Đây cũng là điều giúp lý giải tại sao những máy bay tàng hình trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD lại có thể bị phát hiện và bắn hạ bởi các loại vũ khí rẻ tiền hơn nhiều.
Công nghệ máy bay tàng hình bắt đầu nổi tiếng thế giới từ chiến dịch "Bão táp sa mạc" tấn công Iraq của quân đội Mỹ. Trong 6 tuần chiến sự, hằng đêm, các đơn vị cường kích cơ F-117A đã vượt qua hệ thống cảnh giới, phòng không của Iraq tấn công Baghdad và quay trở về "không một vết xước". F-117A tác chiến hiệu quả đến mức Phó Tư lệnh Không quân Mỹ thời điểm đó John Welch tự hào: "Công nghệ tàng hình đã mang cho chúng tôi điều tối quan trọng trong mỗi cuộc chiến - đó là sự bất ngờ".
Máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Mỹ - F-117.
 Máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Mỹ - F-117.
Trong một số thời điểm, F-117 của Mỹ còn nổi tiếng hơn nhiều so với đồ uống có gas danh tiếng Coca cola hay xe sang Cadillac của Mỹ. Tuy nhiên, quảng cáo vẫn là quảng cáo, chiến tranh mới là nơi vũ khí thể hiện hay bộc lộ yếu điểm chết người của mình.
Cái giá của tàng hình
Như đã nói ở trên, việc giúp một vật thể bay nặng hàng chục tấn biến mất trên không là điều không thể. Công nghệ tàng hình hiện đại chỉ giúp nó khó bị quan sát hơn trong các bước sóng radar. Cùng với đó, công nghệ tàng hình gần như vô hiệu trước các thiết bị quan sát quang-truyền hình và ảnh nhiệt. Đây là "gót chân Achilles" của máy bay tàng hình trước các loại vũ khí phòng không hiện đại sử dụng công nghệ đa bước sóng hoặc đầu dò hỗn hợp.
Mục đích chính của công nghệ tàng hình là giúp máy bay khó bị radar phát hiện. Thông thường, tín hiệu radar có thể phát hiện một mục tiêu bay cỡ máy bay chiến đấu ở khoảng cách 300km, thì công nghệ tàng hình giúp kéo lùi khoảng cách trên lại, nhưng với các giá không hề rẻ....
Kiểu dáng kì quái của máy bay tàng hình B-2.
 Kiểu dáng kì quái của máy bay tàng hình B-2.
Để phân tán sóng radar, máy bay tàng hình phải góc cạnh (tạo ra các đa giác trên bề mặt để phân tán sóng radar phản hồi) và sử dụng vật liệu carbon thay thế kim loại. Yếu tố này làm máy bay mất đi hình dáng khí động cần có để thao tác dễ dàng trên không. Ngoài ra, động cơ và ống xả động cơ trên máy cũng phải thiết kế đặc biệt để giảm phán tán tín hiệu nhiệt đặc trưng.
Cánh đuôi của máy bay cũng được thiết kế dạng nghiêng và kính khoang lái được phủ lớp sơn nano đặc biệt để giảm tín hiệu radar phản hồi.
Thiết kế tinh vi và phức tạp cũng làm quy trình bảo dưỡng, sửa chữa và bảo lưu máy bay tàng hình rất phức tạp. Máy bay F-22 và B-2 của Mỹ cần các khoang chứa đặc biệt để tránh tác động xấu của môi trường lên lớp sơn tàng hình của máy bay.
Điều tối quan trọng nữa trên máy bay tàng hình là nó không thể treo vũ khí ngoài làm tăng tiết diện phản xạ radar. Vũ khí chỉ được chứa ở khoang kín trong thân và các mô-đun đặc biệt vì thế số lượng, khối lượng vũ khí mang theo rất hạn chế.
Tuy kiểu dáng của F-22 khá giống với máy bay truyền thống nhưng chi phí bảo dưỡng để bảo vệ công nghệ tàng hình của nó là đắt khủng khiếp.
 Tuy kiểu dáng của F-22 khá giống với máy bay truyền thống nhưng chi phí bảo dưỡng để bảo vệ công nghệ tàng hình của nó là đắt khủng khiếp.
Để tàng hình, máy bay thậm chí không được thường xuyên bật radar tự thân. Nếu có, bức xạ phát ra từ hệ thống radar trên máy bay sẽ như "ngọn đèn hải đăng" báo hiệu sự có mặt của máy bay tàng hình.
Cần công nghệ chế tạo đặc biệt và tinh vi nên giá thành của máy bay tàng hình rất đắt. Có thể ví dụ, giá thành của mỗi máy bay B-2 Spirit có thể lên tới 2 tỷ USD, nhưng hiệu quả tác chiến của nó mang lại không hẳn như mong đợi.
"Hiện đại quá hóa hại điện"
Để có được khả năng "vô hình" trước radar, máy bay tàng hình đã đánh mất yếu tố cơ động, tốc độ và thậm chí là cả khả năng bay.
Trên F-117, chúng ta có thể thấy máy bay được xây dựng sử dụng dạng khí động "cánh bay" vốn rất thiếu ổn định và không thể đạt tốc độ bay siêu âm. Để khắc phục, F-117A được trang bị hệ thống máy tính hỗ trợ điều khiển mạnh để giúp phi công, nhưng điều đó không giúp dòng máy bay này hoạt động tốt. Dù được trang bị tốt nhất, được điều khiển bởi các phi công kỳ cựu nhất, nhưng vẫn có 6 chiếc trên tổng số 64 máy bay F-117A bị rơi trong các chuyến bay huấn luyện.
Xác F-117 bị bắn rơi năm 1999.
 Xác F-117 bị bắn rơi năm 1999.
Do những thiếu sót công nghệ không thể khắc phục, năm 2008, dòng chiến đấu cơ F-117A được cho "nghỉ hưu" và thay thế nó là các đơn vị F-22 và F-35. Mới đây, chuyên gia của diễn đàn quân sự uy tín Air Power Australia, Carlo Kopp đánh giá, trong trường hợp đối đầu, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga "dư sức" đánh bại các dòng máy bay thế hệ 5 tàng hình của Mỹ.
Các chuyên gia đánh giá, công nghệ tàng hình hiện nay ít hiệu quả đối với sóng radar băng tần X và sóng cực ngắn. Đây vốn là công nghệ cơ bản của các tổ hợp radar trinh sát di động của Nga. Trong tương lai, Nga và Trung Quốc sẽ triển khai thêm công nghệ radar này trên chiến hạm.

NEBO-ME: ứng viên sáng giá cho lưới “mắt thần” Việt Nam

(Kiến Thức) - Hệ thống radar 55Zh6ME NEBO-ME dùng chế độ quét khu vực có thể tăng tầm phạm vi trinh sát tới 1.800km.

NEBO-ME: ứng viên sáng giá cho lưới “mắt thần” Việt Nam

Hé lộ mẫu máy bay tàng hình đầu tiên trên trái đất

(Kiến Thức) - Horten Ho 229 là máy bay ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới được chế tạo bởi Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Hé lộ mẫu máy bay tàng hình đầu tiên trên trái đất
Nói đến máy bay tàng hình người ta thường nghĩ ngay đến Mỹ bởi đây là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Nhưng ít ai biết rằng những máy bay tàng hình đang thống trị bầu trời của Mỹ hôm nay đặc biệt là B-2 Spirit lại bắt nguồn từ một bản thiết kế dang dở của Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Việt Nam cải tiến “sát thủ” bắt máy bay tàng hình

(Kiến Thức) - Các cán bộ Sư đoàn Phòng không 363 đã thực hiện nhiều cải tiến góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống trinh sát bắt máy bay tàng hình Kolchuga. 

Việt Nam cải tiến “sát thủ” bắt máy bay tàng hình

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới