Máy bay tác chiến điện tử "lão đại" của Mỹ và kết cục buồn thảm

Máy bay tác chiến điện tử "lão đại" của Mỹ và kết cục buồn thảm

(Kiến Thức) -  EF-111 Raven được phát triển từ cuối những năm 1960 nhằm thay thế cho các mẫu máy bay tác chiến điện tử EB-66 và EB-57. Nhưng dù EF-111 có khả năng tác chiến điện tử mạnh hơn EB-66 nhưng chỉ phục vụ trong vòng 15 năm, tới 1998 thì rút khỏi "quân ngũ". 

EF-111 Raven là thiết kế máy bay tác chiến điện tử cực mạnh của Không quân Mỹ phục vụ từ năm 1983-1998. Đây được xem là một trong những cỗ máy tác chiến điện tử, chế áp mạnh mẽ các hệ thống phòng không do Liên Xô (Nga) sản xuất. Thế nhưng, số phận của  máy bay tác chiến điện tử EF-111 Raven lại không gắn bó lâu với Không quân Mỹ.
EF-111 Raven là thiết kế máy bay tác chiến điện tử cực mạnh của Không quân Mỹ phục vụ từ năm 1983-1998. Đây được xem là một trong những cỗ máy tác chiến điện tử, chế áp mạnh mẽ các hệ thống phòng không do Liên Xô (Nga) sản xuất. Thế nhưng, số phận của máy bay tác chiến điện tử EF-111 Raven lại không gắn bó lâu với Không quân Mỹ.
EF-111 Raven được phát triển từ cuối những năm 1960 nhằm thay thế cho các mẫu máy bay tác chiến điện tử EB-66 và EB-57 đã lỗi thời. Yêu cầu của Không quân Mỹ khi đó phải là mẫu máy bay áp chế điện tử bay với tốc độ siêu âm. Chính vì thế, Raven đã được phát triển dựa trên máy bay ném bom siêu âm F-111 Aardvark.
EF-111 Raven được phát triển từ cuối những năm 1960 nhằm thay thế cho các mẫu máy bay tác chiến điện tử EB-66 và EB-57 đã lỗi thời. Yêu cầu của Không quân Mỹ khi đó phải là mẫu máy bay áp chế điện tử bay với tốc độ siêu âm. Chính vì thế, Raven đã được phát triển dựa trên máy bay ném bom siêu âm F-111 Aardvark.
Việc sử dụng khung gầm F-111 đem lại lợi thế chiến thuật đáng kể khi đây vốn là mẫu máy bay có tốc độ rất cao (2.350km/h), đặc biệt là khả năng bay độ cao cực thấp, bay bám địa hình nhờ thiết kế “cánh cụp cánh xòe”. Trong chiến tranh Việt Nam, F-111 đã thể hiện sự nguy hiểm của mình khi vượt qua được hệ thống phòng không SAM-2. Tuy nhiên, người Mỹ đã không tính hết nước nên chịu thiệt hại trước các hỏa lực tầm cực thấp của bộ đội Việt Nam.
Việc sử dụng khung gầm F-111 đem lại lợi thế chiến thuật đáng kể khi đây vốn là mẫu máy bay có tốc độ rất cao (2.350km/h), đặc biệt là khả năng bay độ cao cực thấp, bay bám địa hình nhờ thiết kế “cánh cụp cánh xòe”. Trong chiến tranh Việt Nam, F-111 đã thể hiện sự nguy hiểm của mình khi vượt qua được hệ thống phòng không SAM-2. Tuy nhiên, người Mỹ đã không tính hết nước nên chịu thiệt hại trước các hỏa lực tầm cực thấp của bộ đội Việt Nam.
Việc chuyển đổi máy bay ném bom F-111 là khá tốn kém, đơn giá sản xuất máy bay chỉ từ 10-15 triệu USD nhưng phải tốn đến 25 triệu USD đưa nó sang vai trò tác chiến điện tử. Chỉ có 42 chiếc EF-111 Raven được chế tạo cho Không quân Mỹ từ năm 1983.
Việc chuyển đổi máy bay ném bom F-111 là khá tốn kém, đơn giá sản xuất máy bay chỉ từ 10-15 triệu USD nhưng phải tốn đến 25 triệu USD đưa nó sang vai trò tác chiến điện tử. Chỉ có 42 chiếc EF-111 Raven được chế tạo cho Không quân Mỹ từ năm 1983.
Điểm khác biệt giữa EF-111 và F-111 chủ yếu nằm ở cánh đuôi đứng. Phần mút cánh đuôi đứng của Raven có hình bầu dục bên trong chứa thiết bị điện tử cho nhiệm vụ gây nhiễu.
Điểm khác biệt giữa EF-111 và F-111 chủ yếu nằm ở cánh đuôi đứng. Phần mút cánh đuôi đứng của Raven có hình bầu dục bên trong chứa thiết bị điện tử cho nhiệm vụ gây nhiễu.
EF-111 Raven được trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử AN/ALQ-99E với khả năng tự động hóa cao. Hệ thống sẽ phát hiện tín hiệu từ radar đối phương, sau đó so sánh với tín hiệu được lập trình sẵn để xác định mối đe dọa. Khi mối đe dọa được xác định, hệ thống sẽ chặn tín hiệu radar, hoặc phát tín hiệu ngược trở lại gây nhầm lẫn cho đối phương trong nhận dạng mục tiêu (còn gọi là nhiễu trả lời).
EF-111 Raven được trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử AN/ALQ-99E với khả năng tự động hóa cao. Hệ thống sẽ phát hiện tín hiệu từ radar đối phương, sau đó so sánh với tín hiệu được lập trình sẵn để xác định mối đe dọa. Khi mối đe dọa được xác định, hệ thống sẽ chặn tín hiệu radar, hoặc phát tín hiệu ngược trở lại gây nhầm lẫn cho đối phương trong nhận dạng mục tiêu (còn gọi là nhiễu trả lời).
Ngoài ra, nó còn mang theo một loạt thiết bị gây nhiễu khác. EF-111 có khả năng phủ sóng gây nhiễu trên một khu vực rộng lớn, tạo nên lớp “áo giáp điện tử” che chắn cho các máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ. Ảnh: Lắp các thiết bị điện tử vào khung thân F-111.
Ngoài ra, nó còn mang theo một loạt thiết bị gây nhiễu khác. EF-111 có khả năng phủ sóng gây nhiễu trên một khu vực rộng lớn, tạo nên lớp “áo giáp điện tử” che chắn cho các máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ. Ảnh: Lắp các thiết bị điện tử vào khung thân F-111.
Hệ thống tác chiến điện tử trên Raven tương đương khoảng 70% hệ thống sử dụng trên máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler của Hải quân Mỹ. Hệ thống điện tử gây nhiễu tiên tiến kết hợp với tốc độ nhanh biến Raven thành “cỗ máy tác chiến điện tử” cực mạnh.
Hệ thống tác chiến điện tử trên Raven tương đương khoảng 70% hệ thống sử dụng trên máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler của Hải quân Mỹ. Hệ thống điện tử gây nhiễu tiên tiến kết hợp với tốc độ nhanh biến Raven thành “cỗ máy tác chiến điện tử” cực mạnh.
EF-111 Raven được vận hành bởi phi hành đoàn hai người gồm phi công và sĩ quan tác chiến điện tử. Máy bay có chiều dài 23,17m, sải cánh 9,74m, cao 6,1m, trọng lượng cất cánh tối đa 40,37 tấn.
EF-111 Raven được vận hành bởi phi hành đoàn hai người gồm phi công và sĩ quan tác chiến điện tử. Máy bay có chiều dài 23,17m, sải cánh 9,74m, cao 6,1m, trọng lượng cất cánh tối đa 40,37 tấn.
EF-111 được trang bị động cơ phản lực có đốt phụ TF30-P-9 cho tốc độ tối đa 2.350km/h ở trần bay cao, bán kính tác chiến 1.500-1.700km, tầm bay cực đại 6.110km, trần bay 13,71km và vận tốc leo cao 3.353 m/phút.
EF-111 được trang bị động cơ phản lực có đốt phụ TF30-P-9 cho tốc độ tối đa 2.350km/h ở trần bay cao, bán kính tác chiến 1.500-1.700km, tầm bay cực đại 6.110km, trần bay 13,71km và vận tốc leo cao 3.353 m/phút.
Dù có giá thành rất đắt nhưng hiệu quả của máy bay tác chiến điện tử EF-111 Raven khiến Không quân Mỹ rất hài lòng. Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, Raven đóng vai trò quan trọng trong việc áp chế hệ thống radar của quân đội Iraq, dọn đường cho máy bay chiến đấu tiêu diệt các cứ điểm phòng không Iraq. Thậm chí, với khả năng cơ động tuyệt vời ở độ cao thấp, EF-111 còn khiến tiêm kích Mirage F1 của Iraq đâm xuống đất khi cố gắng tấn công Raven, ngày 17/1/1991.
Dù có giá thành rất đắt nhưng hiệu quả của máy bay tác chiến điện tử EF-111 Raven khiến Không quân Mỹ rất hài lòng. Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, Raven đóng vai trò quan trọng trong việc áp chế hệ thống radar của quân đội Iraq, dọn đường cho máy bay chiến đấu tiêu diệt các cứ điểm phòng không Iraq. Thậm chí, với khả năng cơ động tuyệt vời ở độ cao thấp, EF-111 còn khiến tiêm kích Mirage F1 của Iraq đâm xuống đất khi cố gắng tấn công Raven, ngày 17/1/1991.
Dẫu vậy, máy bay tác chiến điện tử EF-111 không phải là không có điểm yếu. Điểm yếu lớn nhất là việc nó chỉ có khả năng gây nhiễu đài radar mà không thể tấn công radar bằng tên lửa chống bức xạ AGM-45 hay AGM-78 hay AGM-88.
Dẫu vậy, máy bay tác chiến điện tử EF-111 không phải là không có điểm yếu. Điểm yếu lớn nhất là việc nó chỉ có khả năng gây nhiễu đài radar mà không thể tấn công radar bằng tên lửa chống bức xạ AGM-45 hay AGM-78 hay AGM-88.
EF-111 không có khả năng thực hiện nhiệm vụ áp chế phòng không đối phương (SEAD). Đây là một hạn chế lớn trong tác chiến, vì khi radar đối phương vẫn hoạt động, máy bay có thể gặp nguy hiểm. Vì áp chế điện tử chỉ làm gián đoạn, hoặc gây khó khăn cho quá trình nhận dạng mục tiêu. Trong khi mẫu EA-6B già nua của Hải quân Mỹ tuy tốc độ bay chậm nhưng đổi lại nó mang được nhiều vũ khí chống radar.
EF-111 không có khả năng thực hiện nhiệm vụ áp chế phòng không đối phương (SEAD). Đây là một hạn chế lớn trong tác chiến, vì khi radar đối phương vẫn hoạt động, máy bay có thể gặp nguy hiểm. Vì áp chế điện tử chỉ làm gián đoạn, hoặc gây khó khăn cho quá trình nhận dạng mục tiêu. Trong khi mẫu EA-6B già nua của Hải quân Mỹ tuy tốc độ bay chậm nhưng đổi lại nó mang được nhiều vũ khí chống radar.
Chính vì thế, trong khi EA-6B được phát triển và sử dụng từ 1971 tới tận ngày nay thì EF-111 dù có khả năng tác chiến điện tử mạnh hơn nhưng chỉ phục vụ trong vòng 15 năm, tới 1998 thì rút khỏi "quân ngũ".
Chính vì thế, trong khi EA-6B được phát triển và sử dụng từ 1971 tới tận ngày nay thì EF-111 dù có khả năng tác chiến điện tử mạnh hơn nhưng chỉ phục vụ trong vòng 15 năm, tới 1998 thì rút khỏi "quân ngũ".
Video Đơn vị tác chiến điện tử của Quân đội Việt Nam nâng cao khả năng ngụy trang - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT