Máy bay T-6 Việt Nam sắp sở hữu được dùng vào nhiệm vụ gì?

Máy bay T-6 Việt Nam sắp sở hữu được dùng vào nhiệm vụ gì?

Trong cuộc gặp báo chí sáng 9/12 tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, Chuẩn tướng không quân Mỹ Sarah Russ tiết lộ nước này sẽ chuyển giao 12 chiếc máy bay T-6 mới hoàn toàn cho Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2027.

Có tên đầy đủ là Beechcraft T-6 Texan II, loại máy bay huấn luyện sơ cấp một động cơ này là một trong những loại máy bay mà mọi phi công tiêm kích của Không quân Mỹ đều phải "qua tay".
Có tên đầy đủ là Beechcraft T-6 Texan II, loại máy bay huấn luyện sơ cấp một động cơ này là một trong những loại máy bay mà mọi phi công tiêm kích của Không quân Mỹ đều phải "qua tay".
T-6 Texan II bắt đầu được thực hiện chuyện bay đầu tiên hồi năm 1998 và được đưa vào sản xuất, sử dụng vào nhiệm vụ huấn luyện cho Không quân Mỹ từ năm 2001.
T-6 Texan II bắt đầu được thực hiện chuyện bay đầu tiên hồi năm 1998 và được đưa vào sản xuất, sử dụng vào nhiệm vụ huấn luyện cho Không quân Mỹ từ năm 2001.
Có giá trị khoảng 4 triệu USD cho mỗi chiếc, đây được coi là loại máy bay huấn luyện sơ cấp sử dụng động cơ cánh quạt đắt đỏ bậc nhất thế giới, bù lại, T-6 Texan II lại có chi phí vận hành rất rẻ.
Có giá trị khoảng 4 triệu USD cho mỗi chiếc, đây được coi là loại máy bay huấn luyện sơ cấp sử dụng động cơ cánh quạt đắt đỏ bậc nhất thế giới, bù lại, T-6 Texan II lại có chi phí vận hành rất rẻ.
Việt Nam sẽ sớm sở hữu một phi đội tương đương 12 chiếc máy bay huấn luyện sơ cấp loại T-6 Texan II. Loại máy bay này sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện sơ cấp, có thể sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện bay dân sự và quân sự.
Việt Nam sẽ sớm sở hữu một phi đội tương đương 12 chiếc máy bay huấn luyện sơ cấp loại T-6 Texan II. Loại máy bay này sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện sơ cấp, có thể sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện bay dân sự và quân sự.
Sau khi hoàn thành quá trình học bay sơ cấp trên máy bay một động cơ T-6, học viên sẽ có thể tiếp tục được đào tạo với máy bay phản lực. Theo chương trình của Không quân Mỹ, chiếc máy bay phản lực đầu tiên mà các học viên có thể tiếp cận sau khi hoàn thành khoá học với chiếc T-6, là phản lực huấn luyện T-38.
Sau khi hoàn thành quá trình học bay sơ cấp trên máy bay một động cơ T-6, học viên sẽ có thể tiếp tục được đào tạo với máy bay phản lực. Theo chương trình của Không quân Mỹ, chiếc máy bay phản lực đầu tiên mà các học viên có thể tiếp cận sau khi hoàn thành khoá học với chiếc T-6, là phản lực huấn luyện T-38.
Loại phản lực cơ huấn luyện nâng cao T-38 Talon đã được ra đời từ năm 1961, tới nay đã phục vụ trong không quân Mỹ được hơn nửa thế kỷ và có giá mỗi chiếc vào khoảng 6,1 triệu USD.
Loại phản lực cơ huấn luyện nâng cao T-38 Talon đã được ra đời từ năm 1961, tới nay đã phục vụ trong không quân Mỹ được hơn nửa thế kỷ và có giá mỗi chiếc vào khoảng 6,1 triệu USD.
T-38 Talon được trang bị hai động cơ phản lực do General Electric chế tạo, cho phép nó bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 1,3. Điều này đồng nghĩa với việc, các phi công học viên sẽ được tiếp cận với các bài bay siêu âm trên chiếc huấn luyện cơ này.
T-38 Talon được trang bị hai động cơ phản lực do General Electric chế tạo, cho phép nó bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 1,3. Điều này đồng nghĩa với việc, các phi công học viên sẽ được tiếp cận với các bài bay siêu âm trên chiếc huấn luyện cơ này.
Hiện tại trên thế giới, ngoài không quân Mỹ còn có lực lượng không quân nhiều quốc gia khác bao gồm Đức, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sử dụng loại phản lực huấn luyện này trong biên chế của mình.
Hiện tại trên thế giới, ngoài không quân Mỹ còn có lực lượng không quân nhiều quốc gia khác bao gồm Đức, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sử dụng loại phản lực huấn luyện này trong biên chế của mình.
Về cơ bản, có thể coi T-38 Talon là một biến thể của máy bay chiến đấu phản lực F-5 Tiger - một loại phản lực cơ chiến đấu hạng nhẹ, khá phổ biến trong giai đoạn những năm 60 của thế kỷ trước.
Về cơ bản, có thể coi T-38 Talon là một biến thể của máy bay chiến đấu phản lực F-5 Tiger - một loại phản lực cơ chiến đấu hạng nhẹ, khá phổ biến trong giai đoạn những năm 60 của thế kỷ trước.
Tới nay, dù gần như các phi đội tiêm kích F-5 Tiger trên thế giới đã được cho nghỉ hưu, nhưng vẫn còn khoảng hơn 1100 chiếc T-38 Talon đang cần mẫn phục vụ trên khắp thế giới. Ảnh: USAF.
Tới nay, dù gần như các phi đội tiêm kích F-5 Tiger trên thế giới đã được cho nghỉ hưu, nhưng vẫn còn khoảng hơn 1100 chiếc T-38 Talon đang cần mẫn phục vụ trên khắp thế giới. Ảnh: USAF.

GALLERY MỚI NHẤT