Sự biến mất của máy bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airline là một trong những vụ mất tích hàng không bí ẩn nhất trên thế giới.
Ngày 8/3/2014, chuyến bay mang số hiệu MH370 chở theo 239 hành khách xuất phát từ Kuala Lumpur, Malaysia tới Bắc Kinh, Trung Quốc đã biến mất khỏi màn hình radar mà không để lại bất cứ dấu vết gì.
Sau 4 năm, hàng trăm triệu đô la Mỹ, cùng rất nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Malaysia, Nhật Bản hay cả Mỹ… cũng đã tham gia tìm kiếm chiếc máy bay này, nhưng tung tích của nó vẫn là một bí ẩn.
Cuộc tìm kiếm MH370 được cho là đã tiêu tốn tới 200 triệu USD. |
Hàng trăm triệu "đô" cho cho việc tìm kiếm
Sau khi máy bay MH370 mất tích, một chiến dịch tìm kiếm khổng lồ, trên quy mô rộng, tốn nhiều trăm triệu USD được triển khai.
Theo ước tính của Peter Roberts, chuyên gia nghiên cứu về Năng lượng biển và Nghiên cứu Hàng hải tại Học viện Dịch vụ Hoàng gia Anh (Rusi), dự án này có thể lên đến 20-25 triệu bảng Anh (khoảng 33-42 triệu USD).
Trong đó, Bộ Quốc Phòng Úc đã chi 550.000 USD Úc mỗi ngày để duy trì hoạt động tìm kiếm. Con số này sau một năm đã lên tới 7,7 triệu USD Úc (7,2 triệu USD).
Bộ Quốc Mỹ thì chi tới 4 triệu USD để hỗ trợ dự án tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích này.
Và đến khi việc tìm kiếm MH370 dừng lại, một con số khủng đã được các quốc gia ước tính. Theo đó, họ đã chi cho dự án tìm kiếm MH370 dưới nước đã lên tới… gần 200 triệu USD, trong đó chủ yếu là tiền từ chính phủ Úc và Malaysia, với việc tìm kiếm trên diện rộng tới 120.000 km vuông ở Nam Ấn Độ Dương,
Trước đây, chi phí cao nhất cho việc tìm kiếm một chiếc máy bay mất tích đó là vào năm 2009, khi một chuyến bay của Air France từ Rio de Janeiro, Brazil tới Paris, Pháp đã đâm xuống Đại Tây Dương. Trong 3 năm tìm kiếm, nó đã tiêu tốn tới 44 triệu USD.
12 triệu "đô" tiền bồi thường
Một thỏa thuận đa phương mang tên Công ước Montreal (Montreal Convention) đã buộc Malaysia Airlines phải trả cho thân nhân hành khách của chuyến bay MH370 mất tích số tiền cực lớn, 176.000 USD cho mỗi hành khách.
Tuy nhiên, công bảo hiểm Allianz, hãng bảo hiểm chính cho chuyến bay MH370 mất tích trên Ấn Độ Dương chỉ chi trả cho mỗi gia đình nạn nhân 50.000 USD.
Dù vậy, tổng giá trị bồi thường cho 239 hành khách mất tích cùng chiếc máy bay đã lên tới gần 12 triệu USD.
Malaysia Airlines tuyên bố phá sản, 20.000 người nguy cơ mất việc
Sau khi máy bay MH370 mất tích, việc tìm kiếm gần như vô vọng, vào tháng 6/2015, SEO của Malaysia Airlines cho biết, họ đã phá sản trên lý thuyết. Hãng bay cũng phải sa thải 6.000 nhân viên, chỉ giữ lại 14.000 người. Một cuộc khủng hoảng đã xảy ra với hãng này sau thảm kịch.