Máy bay MH370 chuyển hướng tới Nam Cực?

(Kiến Thức) - Theo các dữ liệu được phân tích, MH370 đã bay vài giờ sau khi mất liên lạc với trạm không lưu và chuyển hướng về phía Nam Cực.

Các chuyên gia sau khi phân tích dữ liệu vệ tinh chiếc máy bay Boeing mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia đã đi tới kết luận rằng chiếc máy bay này có thể đã cố ý chuyển hướng về Nam Cực, tờ báo Herald của New Zealand đưa tin.
May bay MH370 chuyen huong toi Nam Cuc?
 Chiếc máy bay MH370 đã mất tích ở Nam Cực? (Hình minh họa).
Theo các dữ liệu, chiếc máy bay MH370 sau khi mất tín hiệu với trạm không lưu đã thực hiện 3 lần đổi hướng, 1 trong số đó là rẽ sang trái. Kết quả là nó đã hướng về phía tây, sau đó về phía nam, tới Nam Cực. Thông tin ngoài lề là kịch bản này sẽ được giới thiệu trong bộ phim tài liệu của kênh truyền hình National Geographic phát sóng vào ngày 8/3, tròn 1 năm ngày thảm kịch xảy ra với chiếc máy bay. 
Theo chuyên gia Malcolm Brenner, những hành động của phi hành đoàn đã cho thấy có kẻ cố tình thay đổi hướng bay, tờ báo nhấn mạnh.
Trước đó, vào thời điểm chiếc máy bay vẫn đang trong quá trình điều tra với 4 chiếc tàu tìm kiếm trong diện tích khoảng 200.000 km2 trong khu vực được khoanh vùng. Vào giữa tháng 12, đại diện của các trung tâm điều phối (JACC) đã thông báo rằng cuộc tìm kiếm ở khu vực ưu tiên là Ấn Độ Dương sẽ hoàn thành vào tháng 5/2015, sau đó các báo cáo điều tra sẽ được công bố vào ngày 7/3.

Theo thông tin trước đó, căn cứ dữ liệu vệ tinh, chiếc máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh chở 227 hành khách và 12 phi hành đoàn đã biến mất khỏi màn hình radar trong đêm ngày 8/3/2014. Sau đó vào ngày 24/3/2014, thủ tướng Malaysia Najib Razak đã tuyên bố rằng chiếc máy bay này rơi ở phía nam Ấn Độ Dương theo các chứng cứ trên dữ liệu vệ tinh và có lẽ không một ai sống sót.

Tiết lộ sốc về lời cuối của phi công chuyến bay MH370

Lời cuối mà một trong hai phi công trên chuyến bay MH370 đã nói là số hiệu của chuyến bay, chứ không phải “ổn rồi, chúc ngủ ngon” như thông báo trước đây.

Giới chức Malaysia ngày 31/3 cho biết lời cuối mà một trong hai phi công trên chuyến bay MH370 đã nói trước khi hệ thống liên lạc bị tắt là “Good night Malaysian three seven zero” (Chúc ngủ ngon Malaysia ba bảy không), tức số hiệu của chuyến bay, chứ không phải “ổn rồi, chúc ngủ ngon” như thông báo trước đây.”
Trang bìa của tờ The Star xuất bản ở Kuala Lumpur với thông điệp "Yên nghỉ nhé MH370".
Trang bìa của tờ The Star xuất bản ở Kuala Lumpur với thông điệp "Yên nghỉ nhé MH370". 

Máy bay MH370 bị bắt cóc ở Afghanistan?

(Kiến Thức) - Một nguồn tin tiết lộ với tờ MK.ru của Nga rằng, máy bay số hiệu MH370 bị bắt cóc tới khu vực Kandaher của đất nước Afghanistan.

Theo đó, MK.ru - được coi là một tờ báo chính thống ở Nga – đã trích dẫn một số nguồn tin bí mật trong các cơ quan an ninh đặc biệt cho hay, “máy bay Malaysia mất tích đang hạ cánh trên một con đường làng với một chiếc cánh bị gãy. Tất cả các hành khách đều sồng sót và sống ở những túp lều nhỏ”.
Tuy nhiên, trang báo này chỉ cung cấp những thông tin này mà không đưa ra quá nhiều suy đoán về số phận của máy bay Malaysia.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.