Máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát máy bay Nhật ở Hoa Đông

(Kiến Thức) - Hai máy bay chiến đấu Trung Quốc vừa bay áp sát 2 máy bay trinh sát của Nhật ở biển Hoa Đông.

Máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát máy bay Nhật ở Hoa Đông
Nhật Bản vừa cáo buộc Trung Quốc có những hành động nguy hiểm ở vùng biển Hoa Đông sau khi một máy bay chiến đấu Trung Quốc bay cách máy bay quân sự Nhật khoảng 30m.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, 1 chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc đã bay sát máy bay tuần tra OP-3C của Nhật tại vùng biển nằm trong khu vực chồng lấn các vùng phòng không xác định. Một chiếc Su-27 khác của Trung Quốc cũng bay gần máy bay trinh thám điện tử YS-11EB của Nhật trong vùng không phận kể trên.
Một chiếc máy bay của Trung Quốc chỉ bay cách máy bay của Nhật 50m, một chiếc khác chỉ cách khoảng 30m, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.
Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Nhật đưa ra về máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc mang theo tên lửa.
Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Nhật đưa ra về máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc mang theo tên lửa. 
Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao ở biển Hoa Đông khi Nga và Trung Quốc tập trận chung ở vùng biển này. Cả Nga và Trung Quốc đều có tranh chấp lãnh thổ với Nhật.
“Những hành động bay áp sát kể trên là những hành động rất nguy hiểm vì chúng có thể dẫn tới tai nạn”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trả lời báo chí ngày 25/5.
“Phi hành đoàn Nhật Bản cho biết, máy bay Trung Quốc có trang bị tên lửa. Tôi cho rằng máy bay Trung Quốc đã hoạt động vượt quá quy định”, ông Itsunori Onodera cho hay và cho biết Tokyo đã gửi công điện phản đối Bắc Kinh qua các kênh ngoại giao.
Theo tờ nhật báo Asahi Shimbun, 2 chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc đã không bay vào không phận Nhật Bản.
2 chiếc má bay Nhật bị máy bay Trung Quốc áp sát trong quá trình theo dõi cuộc tập trận chung của Nga – Trung Quốc tại biển Hoa Đông, gần vùng biển Nhật, tờ Kyodo News dẫn nguồn tin giấu tên trong chính phủ Nhật đưa tin.

Tập Cận Bình: TQ “trỗi dậy hòa bình”... trừ Biển Đông, Hoa Đông?

(Kiến Thức) - Với căng thẳng tăng cao ở Biển Đông, nhiều nhà phân tích lên tiếng chỉ trích ông Tập Cận Bình khi tuyên bố Trung Quốc sẽ trung thành với đường lối phát triển hòa bình.

Tập Cận Bình: TQ “trỗi dậy hòa bình”... trừ Biển Đông, Hoa Đông?
Tuy nhiên, theo cách nhìn của Trung Quốc, không có sự khác biệt giữa các hành động của nước này trên Biển Đông cũng như “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. 
Trung Quốc ngang ngược cho rằng, vùng hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa – vốn bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1974) và đổ lỗi cho Việt Nam vì cản trở quyền được khai thác của Trung Quốc.

Giàn khoan Hải Dương 981: Những luận điệu kệch cỡm, vô lối của TQ

(Kiến Thức) - Trung Quốc sử dụng nhiều luận điệu để biện minh cho hành động của mình xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 (HD981), nhưng không qua được mắt cộng đồng quốc tế.

Giàn khoan Hải Dương 981: Những luận điệu kệch cỡm, vô lối của TQ
Trung Quốc "vừa ăn cướp vừa la làng"
Phát biểu trong một buổi mít tinh kỷ niệm 60 năm của hiệp hội Hữu nghị nhân dân Trung Quốc ngày 16/5 tại Bắc Kinh, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tuyên bố: "Không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc".

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.