Mẫu hạm Mỹ xuất hiện, tàu sân bay Trung Quốc "lầm lũi" quay về?

Mẫu hạm Mỹ xuất hiện, tàu sân bay Trung Quốc "lầm lũi" quay về?

(Kiến Thức) -  Hiện nay 3 hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ đang tiếp tục triển khai tại khu vực này châu Á - Thái Bình Dương, trong khi đó, tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc lại "lầm lũi" quay về cảng.

Sau khi khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19, tàu sân bay Hải quân Mỹ USS Roosevelt nhanh chóng quay trở lại vùng biển Philippines, để hội quân với hai tàu sân bay là USS Reagan và USS Nimitz. Ảnh: Tàu sân bay USS Roosevelt của Mỹ trong một hoạt động huấn luyện tại Biển Đông. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Sau khi khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19, tàu sân bay Hải quân Mỹ USS Roosevelt nhanh chóng quay trở lại vùng biển Philippines, để hội quân với hai tàu sân bay là USS Reagan và USS Nimitz. Ảnh: Tàu sân bay USS Roosevelt của Mỹ trong một hoạt động huấn luyện tại Biển Đông. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ hiện có tổng cộng 11 tàu sân bay (trong đó có 10 tàu sân bay lớp Nimitz và 1 tàu lớp Ford); trong đó 3 chiếc USS Roosevelt, USS Reagan và USS Nimitz mang theo 270 máy bay, hiện đã được triển khai để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Tàu sân bay USS Roosevelt.
Hải quân Mỹ hiện có tổng cộng 11 tàu sân bay (trong đó có 10 tàu sân bay lớp Nimitz và 1 tàu lớp Ford); trong đó 3 chiếc USS Roosevelt, USS Reagan và USS Nimitz mang theo 270 máy bay, hiện đã được triển khai để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Tàu sân bay USS Roosevelt.
Theo tính toán của các chuyên gia quân sự, đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ có thể giành chiến thắng đồng thời trong hai cuộc chiến tranh cục bộ chống lại các đối thủ có trang bị vũ khí công nghệ cao. Ảnh: Biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Theo tính toán của các chuyên gia quân sự, đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ có thể giành chiến thắng đồng thời trong hai cuộc chiến tranh cục bộ chống lại các đối thủ có trang bị vũ khí công nghệ cao. Ảnh: Biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Khi Hải quân Mỹ đang rầm rộ triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thì tàu sân bay Sơn Đông (Type 001) của Hải quân Trung Quốc, trước đó lợi dụng sự vắng mặt của các tàu sân bay Mỹ, đang tiến hành huấn luyện trên khu vực Biển Đông, đã lặng lẽ trở lại một xưởng đóng tàu lớn ở phía bắc Trung Quốc. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc - Nguồn: SCMP.
Khi Hải quân Mỹ đang rầm rộ triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thì tàu sân bay Sơn Đông (Type 001) của Hải quân Trung Quốc, trước đó lợi dụng sự vắng mặt của các tàu sân bay Mỹ, đang tiến hành huấn luyện trên khu vực Biển Đông, đã lặng lẽ trở lại một xưởng đóng tàu lớn ở phía bắc Trung Quốc. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc - Nguồn: SCMP.
Vào ngày 17/6, tàu sân bay Sơn Đông đã kết thúc nhiệm vụ huấn luyện trong hơn 20 ngày. Trước đó vào ngày 25/5, tàu sân bay Sơn Đông rời xưởng đóng tàu và bắt đầu khóa huấn luyện đầu tiên sau khi được chính thức đưa vào biên chế. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc - Nguồn: SCMP.
Vào ngày 17/6, tàu sân bay Sơn Đông đã kết thúc nhiệm vụ huấn luyện trong hơn 20 ngày. Trước đó vào ngày 25/5, tàu sân bay Sơn Đông rời xưởng đóng tàu và bắt đầu khóa huấn luyện đầu tiên sau khi được chính thức đưa vào biên chế. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc - Nguồn: SCMP.
Tàu sân bay Sơn Đông được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc vào ngày 17/12/2019; đây là chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, và được đóng mới hoàn toàn trên cơ sở mẫu thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh trước đó. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc - Nguồn: SCMP.
Tàu sân bay Sơn Đông được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc vào ngày 17/12/2019; đây là chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, và được đóng mới hoàn toàn trên cơ sở mẫu thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh trước đó. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc - Nguồn: SCMP.
Tàu sân bay Liêu Ninh, là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được hoán cải trên cơ sở chiếc tàu sân bay Varyag đang đóng dở từ thời Liên Xô, sau đó thuộc quyền sở hữu của Ukraine mà Trung Quốc mua lại với mục đích đầu tiên là làm sòng bạc nổi. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Nguồn: REUTERS.
Tàu sân bay Liêu Ninh, là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được hoán cải trên cơ sở chiếc tàu sân bay Varyag đang đóng dở từ thời Liên Xô, sau đó thuộc quyền sở hữu của Ukraine mà Trung Quốc mua lại với mục đích đầu tiên là làm sòng bạc nổi. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Nguồn: REUTERS.
Cả hai tàu sân bay của Trung Quốc đều sử dụng phương pháp cất cánh kiểu “nhảy cầu”, mà không dùng máy phóng như các tàu sân bay của Mỹ; nên máy bay cất cánh trên hạm đều hạn chế về tải trọng chiến đấu. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 cất cánh theo kiểu nhảy cầu từ tàu sân bay Liêu Ninh.
Cả hai tàu sân bay của Trung Quốc đều sử dụng phương pháp cất cánh kiểu “nhảy cầu”, mà không dùng máy phóng như các tàu sân bay của Mỹ; nên máy bay cất cánh trên hạm đều hạn chế về tải trọng chiến đấu. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 cất cánh theo kiểu nhảy cầu từ tàu sân bay Liêu Ninh.
Loại tiêm kích hạm trang bị trên hai tàu sân bay của Trung Quốc đều là loại J-16, một phiên bản sao chép mẫu tiêm kích hạm Su-33 của Liên Xô. J-15 hiện là loại tiêm kích hạm có trọng lượng cất cánh tối đa lớn nhất thế giới (khoảng 33 tấn). Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh - Nguồn: SCMP.
Loại tiêm kích hạm trang bị trên hai tàu sân bay của Trung Quốc đều là loại J-16, một phiên bản sao chép mẫu tiêm kích hạm Su-33 của Liên Xô. J-15 hiện là loại tiêm kích hạm có trọng lượng cất cánh tối đa lớn nhất thế giới (khoảng 33 tấn). Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh - Nguồn: SCMP.
Tuy nhiên, do tàu sân bay của Trung Quốc không có máy phóng máy bay, nên lượng nhiên liệu và vũ khí của J-15 đem theo khi cất cánh từ tàu sân bay, đều kém xa so với tiêm kích hạm của Mỹ, có trọng lượng cất cánh nhỏ hơn. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Sơn Đông - Nguồn: SCMP..
Tuy nhiên, do tàu sân bay của Trung Quốc không có máy phóng máy bay, nên lượng nhiên liệu và vũ khí của J-15 đem theo khi cất cánh từ tàu sân bay, đều kém xa so với tiêm kích hạm của Mỹ, có trọng lượng cất cánh nhỏ hơn. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Sơn Đông - Nguồn: SCMP..
Việc tàu sân bay Sơn Đông lặng lẽ trở lại xưởng đóng tàu, theo truyền thông Trung Quốc là “một bước đi chiến thuật” vào “thời điểm quan trọng”. Điều này được lý giải là do tàu sân bay Sơn Đông có khoảng cách rất lớn với tàu sân bay của Hải quân Mỹ về số lượng máy bay mang theo và khả năng chiến đấu tổng thể.
Việc tàu sân bay Sơn Đông lặng lẽ trở lại xưởng đóng tàu, theo truyền thông Trung Quốc là “một bước đi chiến thuật” vào “thời điểm quan trọng”. Điều này được lý giải là do tàu sân bay Sơn Đông có khoảng cách rất lớn với tàu sân bay của Hải quân Mỹ về số lượng máy bay mang theo và khả năng chiến đấu tổng thể.
Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ có khả năng mang theo 90 loại máy bay khác nhau, bao gồm 44 máy bay chiến đấu Super Hornet F/A-18E/F và 6 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Roarer, 5 máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye, 3 máy bay vận tải C-2A Greyhound và hơn 30 máy bay trực thăng tìm kiếm, cứu hộ, chống ngầm MH-60R/S v.v.
Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ có khả năng mang theo 90 loại máy bay khác nhau, bao gồm 44 máy bay chiến đấu Super Hornet F/A-18E/F và 6 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Roarer, 5 máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye, 3 máy bay vận tải C-2A Greyhound và hơn 30 máy bay trực thăng tìm kiếm, cứu hộ, chống ngầm MH-60R/S v.v.
Số máy bay của tàu sân bay Sơn Đông và tàu Liêu Ninh của Trung Quốc (cũng như tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga), chỉ có 24 máy bay cánh cố định và 12 máy bay trực thăng. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh - Nguồn: SCMP.
Số máy bay của tàu sân bay Sơn Đông và tàu Liêu Ninh của Trung Quốc (cũng như tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga), chỉ có 24 máy bay cánh cố định và 12 máy bay trực thăng. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh - Nguồn: SCMP.
Về năng lực cất hạ cánh, trong một ngày, tàu sân bay của Hải quân Mỹ có khả năng cất và hạ cánh trên 150 máy bay chiến đấu có cánh cố định; do đó, nó có sức mạnh tương đương với một lực lượng không quân quốc gia cỡ trung bình. Rõ ràng, tàu sân bay Sơn Đông không có thể đối đầu trực tiếp với tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Về năng lực cất hạ cánh, trong một ngày, tàu sân bay của Hải quân Mỹ có khả năng cất và hạ cánh trên 150 máy bay chiến đấu có cánh cố định; do đó, nó có sức mạnh tương đương với một lực lượng không quân quốc gia cỡ trung bình. Rõ ràng, tàu sân bay Sơn Đông không có thể đối đầu trực tiếp với tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Giờ đây, sau thời gian tạm ngừng triển khai quân trên toàn thế giới, ba tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang áp sát khu vực Tây Thái Bình Dương, trong hoàn cảnh “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, việc tàu sân bay Sơn Đông lặng lẽ trở về xưởng, cũng là một chiến thuật để tránh các đụng độ, khi Hải quân Trung Quốc xác định ở thế yếu.   Video Tàu sân bay USS Carl Vinson có gì đặc biệt? - Nguồn: VTC NOW
Giờ đây, sau thời gian tạm ngừng triển khai quân trên toàn thế giới, ba tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang áp sát khu vực Tây Thái Bình Dương, trong hoàn cảnh “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, việc tàu sân bay Sơn Đông lặng lẽ trở về xưởng, cũng là một chiến thuật để tránh các đụng độ, khi Hải quân Trung Quốc xác định ở thế yếu.

Video Tàu sân bay USS Carl Vinson có gì đặc biệt? - Nguồn: VTC NOW

GALLERY MỚI NHẤT