Mặt trận al-Nusra nguy hiểm không kém gì IS ở Syria

(Kiến Thức) - Trong khi tập trung chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), cộng đồng thế giới cần biết rằng Mặt trận al-Nusra nguy hiểm không kém gì IS ở  Syria.

Mặt trận al-Nusra nguy hiểm không kém gì IS ở Syria
Đó là cảnh báo của nhà phân tích Daniel R. DePetris trong bài viết đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest. Ông DePetris làm việc cho  Wikistrat Inc., một công ty tư vấn địa chiến lược, và có nhiều bài viết sâu sắc đăng trên CNN.com, Small Wars Journal và tạp chí The Diplomat.
Mat tran al-Nusra nguy hiem khong kem gi IS o Syria
Phiến quân của Jabhat al-Nusra là lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến chống quân chính phủ Syria.
Theo nhà phân tích Daniel R. DePetris, trong khi tập trung nhắm mục tiêu vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo - một tổ chức khủng  rất nguy hiểm, thế giới cũng không được phép bỏ qua Mặt trận al-Nusra, một chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda đang mưu toan tấn công Mỹ và Châu Âu.
Trên thực tế, nhóm thánh chiến Mặt trận al-Nusra (Jabhat al-Nusra) là “cùng một giuộc” với IS, không từ một thủ đoạn nào chống những người bị chúng coi là “dị giáo” và đã phạm phải một loạt tội ác dã man không kém gì phiến quân IS.

Lãnh đạo Mặt trận al-Nusra có quan hệ mật thiết với al- Qaeda

Tuy các chỉ huy cao cấp của al-Nusra và Nhà nước Hồi giáo có thể kình chống nhau,  nhưng hai tổ chức khủng bố này có rất nhiều điểm tương đồng. Một số thủ lĩnh hàng đầu của Mặt trận al-Nusra từng là thành viên của nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông” (ISIL), khi hàng chục nghìn binh lính Mỹ vẫn còn ở Iraq.  Abu Mohammad al-Jolani, lãnh đạo al-Nusra, từng được Abu Bakr al-Baghdadi phân công mở một chi nhánh ISIL ở Syria để tận dụng môi trường an ninh đang ngày càng xấu đi khi nội chiến leo thang.
Ali Abdallah Musa al-Juburi và Anas Hasan Khattab, hai mục tiêu theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ năm 2012, là hai kẻ giúp hình thành Mặt trận al-Nusra ở Syria, một chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Bộ Tài chính Mỹ liệt kê  nhóm khủng bố  Jabhat al-Nusra thuộc diện "trực tiếp liên hệ với al-Qaeda ở Iraq”.  Nói cách khác, trước khi Mặt trận al-Nusra và ISIL bắn giết lẫn nhau, al-Nusra thực chất là “công ty con” của ISIL.

Jabhat al-Nusra: Nhóm khủng bố cực kỳ nguy hiểm

Nếu nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo khét tiếng qua các hành động chặt đầu kẻ thù, chôn vùi tù nhân trong các ngôi mộ tập thể, đánh bại quân đội Iraq ở các thành phố lớn Mosul và Ramadi, nhóm  Jabhat al-Nusra lại tập trung vào các hoạt động chống lại quân đội, chính phủ Syria. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi đánh bom tự sát cũng là chiến thuật ưa thích của nhóm khủng bố Jabhat al-Nusra.  Nhưng trong nhiều trường hợp, các vụ đánh bom tự sát chỉ là một phần của các hoạt động nghi binh gây bối rối cho quân đội Syria để đánh chiếm các mục tiêu chiến lược khác.
Trước khi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Syria,  Jabhat al-Nusra đã thực hiện các cuộc tấn công khủng bố làm chết nhiều người ở trung tâm chế độ Assad. Cuộc tấn công đầu tiên mà các phương tiện truyền thông quốc tế chú ý là các cuộc tấn công liều chết  tại Trụ sở Cơ quan An ninh Syria và một văn phòng quân đội ở Damascus, giết chết 44 người trong đó có nhiều tướng lĩnh cao cấp. Trong tháng 5/2012, một vụ đánh bom liều chết ở Damascus đã sát hại 55 người. Hoạt động tấn công của nhóm Jabhat al-Nusra đã tăng rõ rệttrong năm 2012: nhóm này đã nhận trách nhiệm tiến hành 60 vụ tấn công trong tháng 8/2012 so với 7 vụ trong tháng Ba cùng năm.  Hơn bốn năm sau khi tiến hành cuộc tấn công khủng bố đầu tiên, Jabhat al-Nusra tiếp tục tấn công các nhóm đối lập khác ở Syria.

Thủ lĩnh Jabhat al-Nusra đã nói gì?

Theo thông lệ, các thủ lĩnh khủng bố hiếm khi trả lời phỏng vấn của báo giới. Sau khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo phương Tây vào cuối những năm 1990, trùm khủng bố Osama bin Laden đã tránh gặp gỡ báo chí sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ. Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi đã không hề tiếp xúc với báo giới, trừ  một bài giảng công cộng ở thành phố Mosul sau ISIL chiếm thành phố này vào tháng 6/2014.
Mat tran al-Nusra nguy hiem khong kem gi IS o Syria-Hinh-2
Thủ lĩnh Abu Mohammad al-Jolani  của nhóm khủng bố Mặt trận al-Nusra.
Tuy nhiên, thủ lĩnh Mặt trận al-Nusra, Abu Mohammad al-Jolani, đã hai lần trả lời phỏng vấn của Kênh truyền hình  Al-Jazeera: lần đầu tiên vào năm 2013 và một lần nữa trong năm nay.
Trong cả hai cuộc phỏng vấn, al-Jolaninói: "Chúng tôi ở đây để chống lại chế độ Assad và các bên ủng hộ chế độ này, trong đó có Hezbollah. Ông này khẳng định đây không phải là sự trả thù người  Alawite, mặc dù họ bị coi là “dị giáo”. Al-Jolani  nói Mỹ không nên lo ngại việc Jabhat al-Nusra tấn công Washington hay New York, nếu họ không trực tiếp nhắm mục tiêu vào tổ chức này. Thật thú vị, khi Abu Mohammad al-Jolani nói chuyện với một hãng truyền thông, ông ta cố gắng tạo ra hình ảnh Jabhat al-Nusra là một tổ chức “địa phương với mục tiêu địa phương”, chẳng liên quan gì đến mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda cả.
Nhưng trên thực tế, có một yếu tố khiến Jabhat al-Nusra trở nên nguy hiểm hơn cả nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo là nhóm này rất thực dụng, sẵn sàng “hợp tác” với các nhóm đối lập Syria khác. Trong khi, Nhà nước Hồi giáo không khoan dung đối với các nhóm nổi loạn khác: hoặc loại bỏ hoặc thống trị họ bằng vũ lực, Jabhat al-Nusra đã tỏ ra thích nghi hơn với những điều kiện trên các chiến trường.
Trong nhiều chiến dịch chống lại quân chính phủ Syria, Jabhat al-Nusra thường phối hợp hành động với các lực lượng “ôn hòa” hơn và tự coi mình là một thành viên chứ không vỗ ngực đòi làm thủ lĩnh. Chiến dịch thành công của phiến quân trong năm nay ở tỉnh Idlib đã đẩy quân đội Syria ra khỏi thành phố Idlib, Jisr al-Shughour và Ariha...chủ yếu do sự hợp tác của Jabhat al-Nusra với các nhóm khác. Đây là điều không thể thấy ở nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo vốn coi tất cả các phe phái nổi loạn khác là đối thủ cần phải loại trừ hay quá nghiệp dư cần được chỉ dạy.
Nhưng sự “thân thiện và hợp tác” của Jabhat al-Nusra chỉ là vẻ bề ngoài. Nhóm này đối xử với  với đối thủ và các tù nhân cũng dã man tàn bạo không kém nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Chặt đầu, tra tấn, hãm hiếp, ném đá và hành hình công khai... chính là cung cách tiến hành chiến tranh của cái gọi là  Mặt trận al-Nusra .
Mat tran al-Nusra nguy hiem khong kem gi IS o Syria-Hinh-3
Phiến quân Jabhat al-Nusra hành quyết dã man các tù binh người Alawite ở thành phố Aleppo.
Trong báo cáo gần đây, Tổ chức Quan sát Nhân quyền chi biết: "Lực lượng đối lập ở Syria (bao gồm Jabhat al-Nusra) đã nổ súng vào dân thường, giết toàn bộ gia đình hoặc những thành viên gia đình chạy trốn. Lực lượng này giết chết cánh đàn ông và giữ phụ nữ, trẻ em làm con tin”.
Nhà phân tích Daniel R. DePetris  kết luận: Các nhà phân tích cho rằng khó có thể giải quyết cuộc khủng hoảng Syria nếu không diệt trừ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Thật không may, thế giới cũng phải làm cái điều tương tự  với “nhóm khủng bố thực dụng” Jabhat al-Nusra.

Quân nổi dậy “ôn hòa” có nguy cơ tuyệt chủng ở Syria

(Kiến Thức) - Những đồng minh Trung Đông ráo riết hỗ trợ các nhóm cực đoan ở Syria và khiến cho quân nổi dậy “ôn hòa” mà Mỹ đào tạo có nguy cơ tuyệt chủng.

Quân nổi dậy “ôn hòa” có nguy cơ tuyệt chủng ở Syria
Quân nổi dậy “ôn hòa” có nguy cơ tuyệt chủng ở Syria là nhận định của nhà phân tích Barak Barfi, thành viên cao cấp của New America Foundation, trong bài viết đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest.
Quan noi day “on hoa” co nguy co tuyet chung o Syria
Nhà phân tích Barak Barfi, thành viên cao cấp của New America Foundation.
Theo nhà phân tích Barak Barfi, quân nổi dậy ôn hòa mà Lầu Năm Góc đào tạo đã bị những kẻ thánh chiến có liên kết với Al-Qaeda bắt giữ và tịch thu vũ khí, ngay sau khi được tuồn vào Syria. Hơn một năm sau khi Tổng thống Barack Obama cam kết sẽ "làm suy yếu và cuối cùng tiêu diệt " Nhà nước Hồi giáo (IS), phiến quân IS ở Iraq và Syria vẫn tiếp tục đà lấn chiếm lãnh thổ và mở rộng ảnh hưởng.

Thế giới làm thế nào để tiêu diệt IS?

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để tiêu diệt IS?”, nhật báo La Croix đề cập đến các khía cạnh chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế và tôn giáo.

Thế giới làm thế nào để tiêu diệt IS?
Trước hết, cần thiết lập một liên minh quốc tế thực sự để tiêu diệt IS. Ngày 16/11, phát biểu trước Quốc hội lưỡng viện, Tổng thống Pháp François Hollande đã khẳng định: “Bashar al-Assad không thể là lối thoát trong một giải pháp chính trị, nhưng kẻ thù của chúng ta ở Syria chính là Daesh (Nhà nước Hồi giáo)”.  Ông Hollande kêu gọi “tập hợp tất cả những ai có thể thực sự đấu tranh chống đội quân khủng bố này, trong khuôn khổ một liên minh quy mô và duy nhất”.
The gioi lam the nao de tieu diet IS?
Tổng thống Nga Vladinir Putin "liên thủ " với Tổng thống Pháp 
François Hollande trong cuộc chiến chống IS.
Như vậy kể từ nay, số phận của Assad đã trở nên thứ yếu. Các cường quốc - trong đó có Mỹ, Nga và Liên hiệp Châu Âu, các quốc gia Ả Rập, Iran -  hôm 14/11 đã thỏa thuận về lịch trình chuyển đổi chính trị tại Syria để lập ra một chính phủ chuyển tiếp trong vòng 6 tháng tới, và tổ chức bầu cử trong vòng 18 tháng. Liên minh chống thánh chiến cần phải vượt qua những bất đồng quan trọng về số phận của Tổng thống Syria và về các mục tiêu không kích.

Phiến quân Turkmen: Trọng tâm đụng độ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Phiến quân Turkmen đã trở thành trọng tâm đụng độ Moscow-Ankara, sau họ khi hành quyết phi công Nga đang nhảy dù khỏi máy bay Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Phiến quân Turkmen: Trọng tâm đụng độ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ
Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay chiến đấu phản Su-24 lực của Nga trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ khiến thế giới chú ý đến nhóm phiến quân Turkmen ở Syria.
Phien quan Turkmen: Trong tam dung do Nga-Tho Nhi Ky

Alpaslan Celik (giữa), chỉ huy  phó một  lữ đoàn Turkmen ở Syria, đang cầm trên tay một  bộ phận của chiếc dù mà  phi công Nga bị sát hại đã sử dụng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga  hoàn toàn phù hợp với “các quy định can dự” của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.