“Bệnh tiểu đường nếu điều trị sớm chắc tôi đã không phải cưa nửa bàn chân”, đó là chia sẻ của bà Phạm Thị Loan (số nhà 20, Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng) khi nói về căn bệnh tiểu đường của mình mắc phải 25 năm qua.
25 năm sống chung với bệnh tiểu đường
Bà Phạm Thị Loan đã bước qua 93 mùa xuân nhưng đã có tới 25 năm chung sống với bệnh tiểu đường. Mặc dù đến nay, tuổi tác và sức khoẻ của bà đã yếu hơn trước, nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn. Bà Loan vốn làm ở hợp tác xã, rồi về là người vợ nội trợ, nên không để ý nhiều đến sức khoẻ. 25 năm về trước, bà thấy khát nhiều, uống nhiều nước, người mệt mỏi, được gia đình đưa đi khám mới hay mức đường huyết tăng cao, mắc bệnh tiểu đường lúc nào không biết.
Từ đó, bà chuyên cần uống thuốc Tây, nhưng chỉ ổn định được mức đường huyết mà biến chứng vẫn xuất hiện. 5 năm trước, bà thấy chân trái bị phù, ngoài sử dụng thuốc Tây theo chỉ định, qua mọi người mách bảo bà tìm tới Nhà thuốc Đông y Gia truyền Đan Phương (Hà Đông, Hà Nội) để sử dụng thuốc Đông y. Hợp thầy, hợp thuốc, chân của bà hết phù, đi lại dễ dàng qua 20 thang thuốc. Do bà không có thói quen tập luyện và nghĩ mình tuổi cao rồi nên cũng không kiêng khem nhiều.
Tuy nhiên, 5 năm sau bà lại thấy chân phải sưng, nhưng lúc này do bà chủ quan không thăm khám, cũng không dùng thêm thuốc gì, khi chân bị sưng to, có vết hoại tử mới thăm khám bác sĩ thì đã muộn. Bà Loan đã bị biến chứng tắc động mạch chi phải chịu mất nửa bàn chân sau ca phẫu thuật.
Ngồi lặng lẽ trong phòng, ông Lý Bá Thức, người chồng 92 tuổi vừa đi lấy thuốc về cho vợ tiếc nuối: “Vợ tôi đã có những chuyển biến tích cực khi dùng thuốc Đông y kết hợp với Tây y. Tuy nhiên, tiểu đường là bệnh khó chữa, Tây y chỉ làm giảm liều lượng đường chứ không chữa dứt điểm bệnh. Bệnh tiểu đường nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời chắc chắn bà nhà tôi không phải cắt nửa bàn chân. Đặc biệt, nếu biết kết hợp sử dụng thuốc và tập luyện chắc chắn bệnh không quá nguy hiểm”.
Bà Loan phải cắt bỏ nửa bàn chân vì không kiêng, thiếu tập luyện khi bị tiểu đường. |
Viêm tắc động mạch chi do biến chứng
Đái tháo đường (tiểu đường) làm cho quá trình xơ vữa mạch diễn ra nhanh hơn. Mảng xơ vữa gây chít hẹp hoặc bít tắc lòng mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu. Biến chứng tại mạch máu lớn còn là yếu tố thuận lợi để làm nặng thêm bệnh lý tăng huyết áp, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu ở người bệnh ĐTĐ. Đồng thời là nguyên nhân chính gây tai biến mạch não; nhồi máu cơ tim, viêm tắc động mạch chi dưới... Viêm tắc động mạch chi dưới thường phối hợp với tổn thương thần kinh và nhiễm trùng gây ra bệnh lý bàn chân. Nếu không được chăm sóc tốt, người bệnh có thể phải cắt cụt chi...
TTƯT.Lương y Nguyễn Thị Phương, Chủ nhà thuốc Đông y Gia truyền Đan Phương chia sẻ, theo Đông y, tiểu đường là do rối loạn chức năng thận, mục đích chữa là làm cho thận tốt hơn. Chúng tôi dùng dây thìa canh kèm theo một số vị thuốc như thiên hoa phấn, kỷ tử... tùy theo huyết áp cao hay thấp mà gia giảm thêm. Nếu huyết áp thấp thêm quế, phụ tử để bổ khí. Nếu huyết áp cao thì gia thêm hoa hòe, cỏ chanh...
Trường hợp của bà Loan, khi mới xuất hiện biến chứng lần đầu đã kịp thời dùng thuốc và có hiệu quả. Nhưng mấy năm sau bà không kiêng khem, cũng không tập luyện đều đặn nên xuất hiện biến chứng tiếp chân khác. Nếu lúc này, bà kịp thời thăm khám, điều trị thì chắc chắn không phải chịu đau đớn cắt nửa bàn chân.
Do vậy, lời khuyên của chúng tôi đối với bệnh nhân tiểu đường là ngoài uống thuốc theo chỉ định, người bệnh cần kết hợp đi bộ, ăn uống kiêng khem, nên dùng một số loại trái cây tốt cho sức khoẻ như dưa hấu, thăng long, ổi...
Trong Đông y có một số thuốc rất tốt với người tiểu đường như dây thìa canh, hoa hòe, mướp đắng... Những vị thuốc này có tác dụng hạ đường huyết, ổn định và giúp bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần kết hợp với ăn uống, tập luyện đều đặn mới cho kết quả tốt nhất.
Lương y Phan Thị Thạnh (Hội Đông y TP Vũng Tàu)