“Mặt mũi” tàu sân bay Hải quân Philippines “thèm muốn”

“Mặt mũi” tàu sân bay Hải quân Philippines “thèm muốn”

Theo một số nguồn tin không chính thức, Hải quân Philippines được cho là quan tâm tới việc mua tàu sân bay đã qua sử dụng Principe de Asturias của Hải quân Tây Ban Nha. Trước đó, Hải quân Indonesia cũng tỏ ý muốn “tậu” con tàu nhưng sau khi tìm hiểu họ đã quyết định loại bỏ khả năng này.
Theo một số nguồn tin không chính thức, Hải quân Philippines được cho là quan tâm tới việc mua tàu sân bay đã qua sử dụng Principe de Asturias của Hải quân Tây Ban Nha. Trước đó, Hải quân Indonesia cũng tỏ ý muốn “tậu” con tàu nhưng sau khi tìm hiểu họ đã quyết định loại bỏ khả năng này.
Tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias (R11) từng là “soái hạm” Hải quân Tây Ban Nha, được đóng và hạ thủy năm 1982, chính thức biên chế năm 1988. Tháng 2/2013, Tây Ban Nha loại biên chế con tàu. Hiện nước này có ý định tháo dỡ con tàu hoặc bán cho bất kỳ quốc gia nào muốn sở hữu.
Tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias (R11) từng là “soái hạm” Hải quân Tây Ban Nha, được đóng và hạ thủy năm 1982, chính thức biên chế năm 1988. Tháng 2/2013, Tây Ban Nha loại biên chế con tàu. Hiện nước này có ý định tháo dỡ con tàu hoặc bán cho bất kỳ quốc gia nào muốn sở hữu.
Tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias (R11) có lượng giãn nước toàn tải 16.700 tấn, dài 195,9m, rộng 24,3m, mớn nước 9,4m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu gồm 830 người (600 thủy thủ 230 thành viên phi hành đoàn).
Tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias (R11) có lượng giãn nước toàn tải 16.700 tấn, dài 195,9m, rộng 24,3m, mớn nước 9,4m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu gồm 830 người (600 thủy thủ 230 thành viên phi hành đoàn).
Con tàu trang bị 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h, tầm hoạt động 12.000km.
Con tàu trang bị 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h, tầm hoạt động 12.000km.
Boong phóng máy bay thiết kế theo kiểu “nhảy cầu”, diện tích khá chật hẹp, chỉ thích hợp cho máy bay tiêm kích phản lực có khả năng cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng và trực thăng.
Boong phóng máy bay thiết kế theo kiểu “nhảy cầu”, diện tích khá chật hẹp, chỉ thích hợp cho máy bay tiêm kích phản lực có khả năng cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng và trực thăng.
Principe de Asturias (R11) có khả năng chở tối đa 29 máy bay cánh bằng và trực thăng (12 chiếc trên boong và 13 chiếc trong nhà chứa).
Principe de Asturias (R11) có khả năng chở tối đa 29 máy bay cánh bằng và trực thăng (12 chiếc trên boong và 13 chiếc trong nhà chứa).
Các loại máy bay có khả năng hoạt động trên Principe de Asturias (R11) gồm: tiêm kích AV-8B Harrier II Plus (tối đa 12 chiếc); trực thăng SH-3H Sea King, Agusta AB-212 và SH-3 AEW (cảnh báo sớm trên không).
Các loại máy bay có khả năng hoạt động trên Principe de Asturias (R11) gồm: tiêm kích AV-8B Harrier II Plus (tối đa 12 chiếc); trực thăng SH-3H Sea King, Agusta AB-212 và SH-3 AEW (cảnh báo sớm trên không).
Tiêm kích chủ lực trên tàu sân bay Principe de Asturias (R11) là tiêm kích phản lực AV-8B Harrier II Plus. Loại máy bay này chỉ cần đường băng ngắn với boong “nhảy cầu” để cất cánh, khi hạ cánh nó có thể hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Trong ảnh là chiếc AV-8B Harrier II Plus chuẩn bị hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu.
Tiêm kích chủ lực trên tàu sân bay Principe de Asturias (R11) là tiêm kích phản lực AV-8B Harrier II Plus. Loại máy bay này chỉ cần đường băng ngắn với boong “nhảy cầu” để cất cánh, khi hạ cánh nó có thể hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Trong ảnh là chiếc AV-8B Harrier II Plus chuẩn bị hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu.
AV-8B Harrier II Plus có khả năng mang tới 6 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không; tên lửa không đối đất (tối đa 6); tên lửa chống tàu Harpoon (tối đa 2); tên lửa chống radar (tối đa 2); bom có điều khiển (bom dẫn đường lade Paveway; bom JDAM) và các loại vũ khí không điều khiển. Máy bay có thể đạt tốc độ cận âm 1.083km/h, bán kính chiến đấu 556km.
AV-8B Harrier II Plus có khả năng mang tới 6 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không; tên lửa không đối đất (tối đa 6); tên lửa chống tàu Harpoon (tối đa 2); tên lửa chống radar (tối đa 2); bom có điều khiển (bom dẫn đường lade Paveway; bom JDAM) và các loại vũ khí không điều khiển. Máy bay có thể đạt tốc độ cận âm 1.083km/h, bán kính chiến đấu 556km.
Principe de Asturias (R11) trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước/trên không tầm xa, radar điều khiển hỏa lực và hệ thống cảnh báo sớm tên lửa. Trong ảnh là radar trinh sát đường không SPS-52C/D phát hiện mục tiêu ở tầm xa đến 450km.
Principe de Asturias (R11) trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước/trên không tầm xa, radar điều khiển hỏa lực và hệ thống cảnh báo sớm tên lửa. Trong ảnh là radar trinh sát đường không SPS-52C/D phát hiện mục tiêu ở tầm xa đến 450km.
Hệ thống phòng vệ của tàu tương đối “nhẹ” gồm: 4 pháo phòng không cao tốc Meroka 12 nòng cỡ 20mm (tốc độ bắn 1.440 phát/phút; tầm bắn 1,5-2km) và 12 pháo 20mm.
Hệ thống phòng vệ của tàu tương đối “nhẹ” gồm: 4 pháo phòng không cao tốc Meroka 12 nòng cỡ 20mm (tốc độ bắn 1.440 phát/phút; tầm bắn 1,5-2km) và 12 pháo 20mm.
Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á duy nhất có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhẹ HTMS Chakri Naruebet (số hiệu 911, đi trước). Đáng lưu ý, Chakri Naruebet được thiết kế dựa trên công nghệ Principe de Asturias (số hiệu R11, đi sau) với kích thước nhỏ hơn.
Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á duy nhất có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhẹ HTMS Chakri Naruebet (số hiệu 911, đi trước). Đáng lưu ý, Chakri Naruebet được thiết kế dựa trên công nghệ Principe de Asturias (số hiệu R11, đi sau) với kích thước nhỏ hơn.

GALLERY MỚI NHẤT