Năm 1961, một vụ tai nạn kinh khủng đã xảy ra với một máy bay B-52 của Mỹ gần khu vực Goldsboro, Bắc Carolina. Vụ việc xảy ra vào ngày 24/1/1961 khi một máy bay B-52 Pháo đài bay mang theo hai quả bom nguyên tử loại Mark 39 với mỗi quả có sức nổ tương đương với 3 – 4 tấn Megaton va chạm trên không và hai quả bom nguyên tử nó mang theo đã rơi giữa trời và một trong số đó vẫn còn mất tích tới tận ngày nay.
Vụ tai nạn
Vào đêm ngày 23 rạng sáng ngày 24/1/1961, chiếc B-52G đóng quân tại Căn cứ khonogg quân Seymour Johnson ở Goldsboro, Bắc Carolina đến điểm hiện theo đúng lịch trình chuẩn bị cho một bài huấn luyện bay ban đêm.
Không quân Mỹ đào bới vị trí rơi máy bay để tìm kiếm hộp đen. Nguồn ảnh: Wiki. |
Không lưu mặt đất ngay lập tức ra lệnh cho chiếc B-52G quay về căn cứ. Tuy nhiên khi hạ độ cao xuống 3000 mét, phi công trên chiếc B-52G bắt đầu mất khả năng kiểm soát chiếc máy bay. Phi hành đoàn bắt đầu nhảy dù ra ngoài ở độ cao 2700 mét so với mặt đất. Tổng cộng năm thành viên trong tổ bay hạ cánh an toàn, một người nhảy được ra ngoài máy bay nhưng tử vong khi tiếp đất và hai người không kịp thoát ra khỏi máy bay đã thiệt mạng.
Vài phút trước khi chiếc B-52G mất kiểm soát tiếp đất, tốc độ và sự mất kiểm soát đã khiến nó lộn nhào. Cuối cùng, nó vỡ tung trước khi kịp chạm đất – có nghĩa là hai quả bom nguyên tử rất có thể đã rơi ra kể từ lúc chiếc B-52G bị vỡ tung trên trời.
Hai quả bom nguyên tử mất tích có sức nổ từ 3 – 4 Megaton được cho là rơi ở độ cao từ 300 tới 600 mét so với mặt đất xuống một khu vực rộng khoảng 3 dặm vuông.
Quá trình thu hồi bom
Quả bom đầu tiên trong số hai quả bom nguyên tử Mark 39 đã có cú hạ cánh khá tốt khi dù của nó được kích hoạt thành công. Thậm chí nó còn không hề vị va chạm gì vì dù đã mắc vào một cái cây và cả quả bom đang ở trong trại thái dựng đứng rất gọn gàng. Tất cả cơ chế an toàn của quả bom thứ nhất này vẫn còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị kích hoạt và toàn bộ cơ cấu kích hoạt quả bom đều đang ở trạng thái “tắt”.
Quả bom nguyên tử Mark 39 thứ nhất treo lủng lẳng sau khi bung dù. Nguồn ảnh: Nuclearweapon. |
Mặc dù vậy, dù thực sự điều gì đã từng xảy ra thì quả bom đầu tiên này cũng không nổ và nó đã được thu hồi an toàn, quả bom thứ hai mới thực sự là vấn đề.
Quả bom không thể thu hồi
Theo tính toán của Không quân Mỹ, nếu chiếc B-52G bị vỡ ở độ cao 600 mét so với mặt đất và ở tốc độ cao như trong hộp đen ghi nhận thì quả bom Mark 39 thứ hai có thể đã tiếp đất với tốc độ lên tới… gần 310 mét/giây do nó không hề bung dù. Tuy nhiên, do phần đất ở khu vực xảy ra tai nạn là đầm lầy nên rất có khả năng, quả bom thứ hai cũng tiếp đất nhẹ nhàng do đâm xuống bùn.
Một vài mảnh vỡ của quả bom đã được thu hồi lại ở độ sâu khoảng hơn 6 mét so với mặt đất. Trong số những mảnh vỡ mà không quân Mỹ tìm thấy, có cả hệ thống an toàn của quả bom. Dù không còn nguyên vẹn, nhưng các chuyên gia vũ khí của Không quân Mỹ cũng khẳng định, quả bom đã được kích hoạt và đang trong trạng thái sẵn sàng nổ!
Một phần của quả bom Mark 39 thứ hai được tìm thấy. Nguồn ảnh: Broken Arrow. |
Phương án cuối cùng
Không quân Mỹ biết rõ quả bom Mark 39 nằm ở đó, trong khu đất đó, tuy nhiên họ không biết chính xác vị trí của nó ở đâu và dù có biết rõ, việc đào một cái hố sâu hàng trăm mét giữa đầm lầy cũng là điều bất khả thi với cả công nghệ bây giờ chứ không chỉ là công nghệ của những năm 60 thế kỷ trước.
Nhận ra được điều này, Không quân Mỹ quyết định dừng quá trình tìm kiếm phần lõi quả quả bom Mark 39 thứ hai, thay vào đó, họ mua toàn bộ khu đất đầm lầy này từ tay của một chủ sở hữu tư nhân với một cái giá “không thể từ chối được” dù không ai biết giá mà Không quân Mỹ đã trả là bao nhiêu.
Sau đó, một hàng rào canh gác cẩn mật đã được dựng lên, suốt từ năm 1961 tới nay, khu vực này vẫn luôn có binh lính canh gác cẩn mật 24/24 để đảm bảo, không một kẻ nào có thể tìm kiếm hay đào bới trong khu vực này hòng chiếm đoạt quả bom của Không quân Mỹ.
Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay siêu âm mang bom nguyên tử của Không quân Liên Xô.