Mặt bằng trăm triệu đồng ở TP.HCM trống vì không có khách thuê
Mặc dù TPHCM đã bước vào giai đoạn "bình thường mới" được gần 5 tháng nhưng hàng loạt mặt bằng cho thuê có giá hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Theo Dân trí
Nhiều chủ nhà trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM đang "mất ăn, mất ngủ" khi chứng kiến mặt bằng từng mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng bị bỏ trống cả năm. Dù giảm giá thuê và có nhiều hỗ trợ khác nhưng họ vẫn chưa tìm được người thuê. Ghi nhận tại các tuyến đường như Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Hồ Tùng Mậu… nhiều mặt bằng vẫn đang treo biển tìm khách thuê. Nhiều mặt bằng đã nằm trong tình trạng "cửa đóng then cài" suốt cả năm qua.
Việc không sử dụng trong thời gian dài, khiến cơ sở vật chất trong những mặt bằng này bị xuống cấp trầm trọng. Ông Nghĩa vừa thu gom những ống dẫn khí bị hư để bán phế liệu, chia sẻ: "Đồ hư người ta bỏ đi nhiều lắm. Đa số bị hỏng vì lâu ngày không sử dụng. Chủ nhà cũng muốn sửa chữa, cải tạo lại mặt bằng để dễ mời chào khách thuê hơn".
Những mặt bằng từng được cho thuê để kinh doanh buôn bán đồ mỹ nghệ, thổ cẩm cho khách du lịch, nay phải đóng cửa vì không có khách. Theo người dân, trước dịch, những mặt bằng trên đường Đồng Khởi (quận 1) có giá thuê không dưới 15.000 USD/tháng (khoảng 350 triệu đồng). Hợp đồng thuê thường kéo dài 3-5 năm.
Một mặt bằng ở góc đường Đồng Khởi - Ngô Đức Kế (quận 1), với tổng diện tích sử dụng hơn 300m2, đang được chủ nhà mời chào với giá 350 triệu đồng/tháng. Theo chủ nhà, trước đây, mặt bằng này được thuê mở nhà hàng Úc. Quán kinh doanh tốt, đông khách. Nhưng khi du lịch đóng cửa vì dịch bệnh, nhà hàng phải đóng cửa vì không có khách dù chủ nhà đã 3 lần giảm giá thuê.
Dịch vụ kinh doanh ăn uống (F&B) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đại dịch. Những mặt bằng san sát nhau trên "phố trà sữa" Hồ Tùng Mậu (quận 1) vẫn phải đóng cửa vì chưa có khách thuê.
Không chỉ những mặt bằng kinh doanh đơn lẻ bị ảnh hưởng, mà các thương hiệu nổi tiếng như The Coffee House, Starbucks, Gong Cha... cũng phải đóng cửa, chấm dứt hợp đồng thuê sớm.
Cô Lệ (hơn 30 năm) sống ở đường Ngô Đức Kế (quận 1) nói: "Thời điểm này, nếu ai có ý định thuê mặt bằng ở đây để kinh doanh, thì tôi khuyên thật lòng là nên lấy số tiền đó đi làm từ thiện còn tốt hơn. Đổ tiền vào đây chắc chắn sẽ mất hết vì dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, thì lấy đâu ra khách hàng mà kinh doanh".
Một mặt bằng nằm ở vị trí đắt địa trên đường Hai Bà Trưng (quận 1), gần nhà hát TPHCM, khách sạn Park Hyatt Sài Gòn và khách sạn Caravelle Sài Gòn phải "đắp chiếu" hơn một năm nay. Anh Nguyễn Quang Trung - một nhà thầu chuyên thiết kế và trang trí nội thất cho các mặt bằng kinh doanh - cho hay: "Sau Tết, thị trường cho thuê mặt bằng từng bước hồi sinh trở lại. Thời gian qua, tôi đã bắt đầu nhận các công trình có giá thuê cao từ 300 đến 500 triệu đồng/tháng ở khu vực trung tâm thành phố".
Một mặt bằng ở góc đường Bùi Viện - Trần Hưng Đạo (quận 1), vừa cho thuê thành công sau hơn một năm đóng cửa và đang được cải tạo lại để sớm đưa vào kinh doanh. Không chỉ ở trung tâm quận 1, nhiều mặt bằng ở quận 3 và quận 5, quận 10, quận Phú Nhuận và TP Thủ Đức... cũng gặp khó khăn trong việc tìm khách thuê.
Tuyến phố "kim cương" cả tỷ đồng/m2 ở Hà Nội chật vật tìm khách thuê
Sau 1 tuần nới lỏng giãn cách xã hội, trên tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Lương Văn Can..., những tuyến phố "kim cương" với giá bất động sản lên tới cả tỷ đồng/m2 vẫn trong tình trạng đìu hiu, tại nhiều vị trí đắc địa chủ nhà đang chật vật tìm khách thuê.
Tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Gai, Lương Văn Can… nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội vốn được mệnh danh là tuyến phố "kim cương" bởi bất động sản mặt phố ở khu vực này có giá lên đến cả tỷ đồng/m2, đắt ngang ngửa Tokyo, New York... Tại đây hoạt động kinh doanh luôn sầm uất, mặt bằng trống hở ra có người thuê.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến hoạt động kinh doanh đình trệ, nhiều khách thuê đã phải đóng cửa, trả lại mặt bằng hoặc tìm cách sang nhượng cửa hàng.
Điều đáng nói, theo ghi nhận của PV sau 1 tuần nới lỏng giãn cách xã hội trên các tuyến phố đắt đỏ vốn nhộn nhịp này vẫn trong tình trạng đìu hiu, tại nhiều vị trí đắc địa chủ nhà đang treo biển tìm khách thuê nhà, sang nhượng mặt bằng nhưng vẫn không có người thuê.
Tại nhiều vị trí liên tiếp trên phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can.. đều được chủ nhà treo biển “cho thuê nhà”, “sang nhượng mặt bằng”.
Một ngôi nhà 2 tầng nằm trên phố Hàng Ngang có mặt bằng 160m2 vẫn chật vật tìm khách thuê nhà. Chủ nhà cho biết, giá thuê cả ngôi nhà là 200 triệu đồng/tháng và miễn phí tiền thuê tháng đầu để hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch. Thế nhưng, tấm biển “cho thuê nhà” đã được căng lên từ lâu nhưng vẫn chưa có người thuê, hiện người dân đang tận dụng mặt bằng để bán quần áo.
Đi dọc dãy phố Hàng Đào, Hàng Ngang... sẽ luôn bắt gặp những tấm biển treo cho thuê như thế này. Đây là khu vực có mức giá thuê mặt bằng cao nhất tại Hà Nội, khi giá thuê lên đến vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng/tháng tùy từng diện tích hay thuê nguyên căn.
Hàng loạt cửa hàng tại những tuyến phố kinh doanh nhộn nhịp trước đây hiện vẫn "cửa đóng then cài" sau 1 tuần nới lỏng cách ly xã hội.
Với mặt tiền rộng rãi, nằm ở vị trí đắc địa thuận tiện để kinh doanh nhưng giờ chủ nhà khó tìm được khách thuê trong thời điểm này.
Ngoài khu vực phố cổ, những con đường mua sắm như Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa), phố Huế, Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng),... cũng đang chịu cảnh mặt bằng bị trả hàng loạt và đang treo biển cho thuê nhà, sang nhượng cửa hàng.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo, do ảnh hưởng của dịch bệnh, phân khúc bất động cho thuê, mặt bằng, cửa hàng sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn vì kén người thuê. Vì vậy, để thu hút khách thuê, chủ nhà nên có biện pháp hỗ trợ giảm giá từ 10% đến 20% so với giá cuối năm 2019 hoặc linh hoạt cho thuê theo diện tích khách thuê mong muốn, thay vì bắt buộc thuê nguyên căn. Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà nên chấp nhận miễn phí ít nhất 1 tháng thuê, hoặc giảm 30 - 50% cho khách hàng mới kèm theo điều kiện tăng giá sau 1 thời gian.
Yêu cầu của khách thuê phòng đến nhân viên cũng phải ngán
Nhiều vị khách thuê phòng khách sạn đưa ra các yêu cầu kỳ lạ, khiến nhân viên khó xử, thậm chí phải đổ mồ hôi hột để đáp ứng.
Những chuyên gia làm trong ngành khách sạn đã tiết lộ hàng loạt yêu cầu kỳ quặc nhất của các du khách giàu có mà họ từng phải đáp ứng. Dưới đây là các yêu cầu được đánh giá là "lố bịch nhất":
Một vị khách đã yêu cầu khách sạn Loews Ventana Canyon Resort ở Tucson, Arizona (Mỹ) mua giúp một cặp lạc đà. Nhân viên khách sạn đã cố gắng tìm được một chỗ bán lạc đà cách khách sạn khoảng 35 phút đi ô tô để đáp ứng yêu cầu kỳ quái của khách thuê phòng. Cuối cùng, người khách đến xem lạc đà nhưng sau đó từ chối mua với lý do lạc đà “không có bướu”.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.