Thời tiết nguy hiểm tiếp tục ảnh hưởng tới Việt Nam và Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, sẽ hứng chịu lượng mưa cao hơn mức trung bình trong những tháng cuối năm 2024 do ảnh hưởng của La Nina.

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu và đại dương ấm lên - do hoạt động của con người gây ra, đang khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Trong khi đó, các phân tích của UNICEF chỉ ra rằng, tình trạng chồng chéo giữa các mối nguy hiểm về khí hậu và nhân đạo đang ảnh hưởng không cân xứng đến trẻ em ở Đông Á và Thái Bình Dương, nơi trẻ em có khả năng bị ảnh hưởng bởi các mối đe dọa khí hậu cao gấp 6 lần so với các thế hệ trước.

Thoi tiet nguy hiem tiep tuc anh huong toi Viet Nam va Dong Nam A
Từ nay đến cuối năm, nước ta vẫn có thể hứng bão hoặc áp thấp nhiệt đới. (Ảnh minh họa) 

Ngày 15/10, tờ Straits Times cho biết các nước Đông Nam Á, vốn đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hàng loạt cơn bão trong năm nay, sẽ chứng kiến lượng mưa cao hơn mức bình thường trong những tháng tới, gây đe dọa đến nông nghiệp, du lịch và sản xuất công nghiệp của khu vực này.

Các nhà dự báo thời tiết dự đoán trong tháng 11 tới, từ Việt Nam tới Philippines sẽ có thời tiết ẩm ướt do hiện tượng La Nina gây ra. Hiện tượng này đẩy nước ấm về phía tây Thái Bình Dương và gây mưa nhiều hơn cho khu vực.

“La Nina được dự đoán sẽ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11 năm nay, góp phần gây lượng mưa cao hơn mức bình thường ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á”, Trung tâm Chuyên biệt khí tượng ASEAN cho biết.

Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm 2024, ENSO (bao gồm hiện tượng En Nino và La Nina) sẽ chuyển sang trạng thái La Nina gây nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm, trong đó bão, áp thấp nhiệt dới, mưa lũ cũng xuất hiện nhiều hơn bình thường.

Để ứng phó với các hình thái thời tiết nguy hiểm trên, các chuyên gia khí tượng thủy văn khuyến cáo, người dân cần phải thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo trên Website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia tại địa chỉ nchmf.gov.vn, các Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, thành phố và khu vực và cập nhật thường xuyên thông tin dự báo khí tượng thủy văn mới nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống của Trung ương và địa phương để chủ động ứng phó.

>>> Mời độc giả xem video: Mưa lớn trải rộng miền Trung, cảnh báo sạt lở:
 

Bão số 3 sắp đổ bộ, toàn tỉnh Quảng Ninh căng mình chống bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 và dự báo thành siêu bão, gây nguy cơ thiệt hại cao, hiện toàn tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mọi nhân lực và vật lực để chuẩn bị phòng, chống siêu bão.

Ngay trong sáng 6/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 và mưa lũ tại các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu. Tại đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương thực hiện các biện pháp khẩn trương, hiệu quả.
Theo đó, huyện Ba Chẽ đã chủ động theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”. Trong đó, về nhân lực đã huy động tổng số 480 người, gồm lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, thành viên đội xung kích PCTT cấp xã. Về phương tiện, vật tư đã huy động 298 ô tô, 18 máy xúc, 11 thuyền, 3 xuồng máy, 8 xuồng hơi và 525 phao tròn, áo phao, bè phao, cùng các loại phương tiện khác. Huyện cũng đã rà soát thống kê 247 ngôi nhà ở có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, tốc mái có phương án di dời đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra; chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng và phương tiện, vật tư ứng cứu nếu xảy ra sự cố ngập lụt và sạt lở khi có mưa lớn kéo dài; chuẩn bị sẵn sàng lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc, xăng, dầu dự trữ…

Hà Nội: Di dời 160 dân chung cư A7 Tân Mai tránh bão Yagi

Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi, UBND quận Hoàng Mai đã di dời 48 hộ dân với 160 nhân khẩu ở chung cư A7 Tân Mai đến Trường tiểu học Tân Mai.

Ha Noi: Di doi 160 dan chung cu A7 Tan Mai tranh bao Yagi
 Để đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ bão Yagi đổ bộ, chính quyền phường Tân Mai đã quyết định di dời 48 hộ dân với 160 nhân khẩu đến trường tiểu học Tân Mai vừa mới xây cách đó 300m. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.