Mâm cúng rằm tháng 7 cần có những món nào?

(Vietnamdaily) - Chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 sao cho đúng? Mâm cúng rằm tháng 7 cần lưu ý những gì cho đúng với truyền thống tín ngưỡng tâm linh?

Rằm tháng 7 là một trong những rằm lớn nhất trong năm, gắn liền với Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu Phật giáo. Đây cũng là thời điểm lý tưởng nhất để các vong linh có thể được xá tội nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía gia đình.

Tuy nhiên để tránh “uổng công vô ích” hay thực hiện sai cách dẫn đến kết quả không tốt, nhất thiết cần phải lưu ý những điểm quan trọng sau về mâm cúng rằm tháng 7.

1. Nên sử dụng đồ chay không nhất thiết phải sử dụng đồ mặn

Theo quan điểm từ xưa đến nay, khi cúng thần Phật thì người ta thường sẽ dâng lên các món ăn chay; cúng người thân gia đình đã quá vãng và chúng sinh thì cúng đồ mặn.

Tuy nhiên đó là theo suy nghĩ quan điểm cá nhân mỗi người, vốn dĩ không có sự phân chia như vậy. Bạn có thể cúng chay cùng lúc. Điều đặc biệt là không được phép sát sinh trong thời điểm này.

Trong Phật giáo sát sinh là một trong những tội nghiệp nặng nhất. Rằm tháng 7 là thời điểm mà chúng ta cần tích phúc đức năng làm việc thiện, bố thí, cúng dường để hồi hướng cho người đã mất giảm bớt tội nghiệp sớm được siêu thoát.

Do đó nếu cúng đồ mặn mà phải sát sinh thì nghiệp chồng thêm nghiệp; chẳng những chẳng giúp được người thân còn mang tội lớn.

Mặt khác chúng ta cũng nên cúng đồ chay thanh đạm, không nên cúng những món ăn mặn, mùi quá nồng, quá thơm ngon.

Các vong linh, người quá vãng sẽ trỗi lên ham muốn, lòng tham mùi vị từ đó sẽ không chịu đi quanh quẩn mãi trên trần gian, thời gian hết tội nghiệp dài hơn và đau khổ hơn.

Theo giáo lý Phật giáo, do tội nghiệp, họ đôi khi chỉ có thể nhìn chứ không thể ăn được - ví dụ như ngạ quỷ; trong điển tích Mục Kiền Liên Cứu Mẹ, Mẹ của vị tướng quân Chánh Pháp đã không thể ăn được gì, cơm đưa vào miệng đều hóa thành lửa đỏ.

Mam cung ram thang 7 can co nhung mon nao?
 Rằm tháng 7 là một trong những rằm lớn nhất trong năm, gắn liền với Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu Phật giáo. Tuy nhiên, chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 sao cho đúng với giáo lý Phật giáo không phải ai cũng biết rõ. Ảnh minh hoạ.

2. Tùy vào khả năng tài chính của gia đình

Mâm cúng tùy vào khả năng của gia đình mà to hay nhỏ, đơn sơ hay cầu kỳ, tùy vào khả năng tài chính của mỗi gia đình. Nghèo thì mâm trái cây, cơm đạm bạc đồ chay đơn sơ chỉ 1 món cũng được. Giàu thì có thể có nhiều món ăn đa dạng hơn.

Bạn cần lưu ý nhớ các Chư Phật, Bồ Tát là những người đã đoạn hoàn toàn tham, sân, si đã đến hẳn bờ giác ngộ do đó sẽ không vì bạn cúng ít mà phật lòng hay cúng nhiều thì ban phước nhiều hơn.

Cúng dường là phải cúng tâm của mình, chứ không phải vật chất. Do đó cứ tùy vào khả năng của mình mà xếp đặt mâm cúng rằm tháng 7 theo ý muốn của mình. Đừng vì chạy theo người khác mà phải làm cho hoành tráng. Kiêu mạn là một trong những tội khiến bạn bị giảm đi phước báu đã tạo dựng.

Trong Điển tích Mục Kiền Liên Cứu mẹ, khi nói về kiếp trước của mẹ vị Chánh Pháp, bà Thanh Đề khi ấy chỉ là một ăn xin nghèo, đi xin sống quá ngày.

Vì mến mộ đạo pháp, đã nhân ngày rằm, tích cóp tiền mua được 1 chén gạo nếp, sau đó bỏ cả buổi tối để lựa ra những hạt nếp tròn mập nhất dâng cúng Phật. Vì phước đức này kiếp sau đó bà đã trở thành 1 người giàu có.

3. Tuyệt đối không dùng đến giấy tiền vàng mã khi ông cúng cho ông bà tổ tiên, hay vong linh

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực sự thì việc bạn đốt giấy tiền vàng mã chẳng có tác dụng hay hiệu quả gì trong việc giúp cho người đã quá cố cả. Chỉ có một thực tế là tăng thêm rác và tốn công vô ích.

Trong bản kinh Ngạ Qủy và từ điển tích Mục Kiền Liên Cứu Mẹ Đức, Phật đã từng dạy rằng. Người đã khuất, ngạ quỷ,… muốn giảm được tội nghiệp phải nhờ có sự giúp đỡ của người thân.

Người thân nên cúng dường cho các tỳ kheo (các vị thầy tu) và nhờ họ hồi hướng phước đức cho người đã khuất. Đặc biệt là trong tháng nên năng động bố thí.

Thời điểm rằm tháng 7 cũng là thời điểm các vị tỳ kheo mãn hạn 3 tháng nhập thất, tinh thần tu học tinh tấn lên cao, công đức dồi dào. Việc cúng dường và hồi hướng sẽ rất mạnh mẽ.

Vì thế thay vì sử dụng giấy đốt vàng mã hãy dùng tiền để bố thí, cúng dường hồi hướng mới là đúng theo những lời Phật dạy.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vài triệu, nhậu "thủy quái” 200kg

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7, Bánh trung thu handmade, bánh trung thu trứng muối nhập ngoại hiện rất đắt khách trong dịp cúng Rằm tháng 7. 

Trong khi đó, dịch vụ nấu cỗ cúng Rằm tháng 7 đang được dịp hốt bạc. Thông tin về giá thịt lợn, rau xanh, hoa quả, về cặp 'thủy quái' 200kg ở Đà Nẵng,... cũng gây chú ý tuần qua.
Bánh trung thu vào mùa

3 món ăn thuần Việt ở “bữa tối xã giao” của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Kim

(VietnamDaily) - Chả giò Hà Nội, xôi tôm bọc lá sen và chè hạt sen long nhãn đều là những món ăn thuần Việt.

3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim

Chả giò Hà Nội, xôi tôm bọc lá sen và chè hạt sen long nhãn đều là những món ăn thuần Việt. Trong đó, sen còn là biểu tượng, quốc hoa của nước ta. Hoa sen có ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt.

3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-2
Đầu tiên là món chả giò với nguyên liệu là tôm, thịt, miến theo kiểu Hà Nội chấm nước mắm chua ngọt với ớt tươi.
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-3
Chả giò Hà Nội hay còn gọi là nem rán là một món ăn truyền thống của Việt Nam thường xuất hiện trên bàn tiệc vào những dịp quan trọng.
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-4
Những năm chiến tranh dù rất thiếu thốn nhưng mâm cơm ngày Tết cũng chưa bao giờ thiếu món nem rán. Nguyên liệu làm món nem rán gồm thịt lợn, hành tây, cà rốt, củ đậu, nấm hương, miến, mộc nhĩ, hành, trứng. Có thể cho thêm tôm hoặc thịt cua biển.
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-5

Món nem rán sẽ hấp dẫn hơn nếu nước chấm vừa ăn. Để làm nước chấm nem không hề khó chỉ với một số nguyên liệu sẵn có như dưa góp, nước mắm, tỏi, ớt và chanh bạn có thể tạo ra nước chấm nem vừa ý.

3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-6
Tiếp theo là món xôi tôm hấp lá sen. Xôi là không chỉ là món quà sáng được ưa thích của nhiều người, mà còn là một trong những món ăn không thể thiếu trong một mâm cỗ truyền thống của người Việt.
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-7
Món ăn tinh túy của Việt Nam này được chế biến khá cầu kỳ. Đầu tiên, gạo nếp phải ngâm qua đêm, sau đó vo sạch, để ráo. Với lá sen khô, ngâm nước cho mềm còn nếu là lá sen tươi thì trần qua nước sôi đến khi lá dẻo, sau đó lót lá vào chõ hấp xôi. Lạp xưởng, nấm, tôm nõn ngâm mềm thái hạt lựu.
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-8
Làm nóng chảo ở nhiệt độ cao, phi tỏi thơm sau đó cho tôm, nấm và lạp xưởng vào xào. Cho gạo nếp và 100ml nước dùng gà vào chảo, đảo qua để tôm, nấm, lạp xưởng lẫn đều vào gạo, đậy nắp nấu khoảng 5 phút để gạo hấp thụ hết nước dùng. 
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-9

Cho tiếp 100ml nước gà còn lại, rượu gạo và nước tương vào nấu cùng cho đến khi gạo ngấm hết nước, thêm muối tiêu vừa ăn. Đổ gạo vào chõ có lót lá sen, lấy lá sen ủ kín gạo. Hấp xôi trong thời gian 30 phút để xôi chín dẻo.

3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-10
Trong thời gian chờ xôi chín, chao tôm và sò điệp trên chảo nóng. Nếu không thích chao tôm, bạn có thể xếp tôm và sò lên trên cùng của gạo và hấp cùng xôi, nước tôm hấp chảy xuống cũng sẽ giúp xôi có vị ngọt hơn. Nhấc cả bọc lá sen ra đĩa, xếp tôm, sò lên trên, rắc thêm hành lá, cần tây để trang trí.
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-11
Hà Nội xưa, chè long nhãn hạt sen là món ăn của những nhà vương giả. Sau này khi đời sống khấm khá hơn, cứ dịp tết trung thu, hay rằm tháng 7 âm lịch những nhà nề nếp thế nào cũng nấu nồi chè long nhãn tươi với hạt sen để cúng ông bà tổ tiên.
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-12
Ngày nay, đây là món tráng miệng mang đậm hồn Việt được dùng phổ biến. Chè hạt sen long nhãn không phải là món khó làm, thế nhưng lại cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, đem ngâm nước cho sạch, sau đó mang hấp chín rồi ninh nhừ.
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-13
Nhãn ngon bóc vỏ, tách cùi khỏi hạt một cách khéo léo sao cho quả nhãn còn nguyên, không bị nát hay rách rời ra. Sau đó, người ta nhồi hạt sen vào bên trong phần cùi nhãn, trông không khác nào một quả nhãn mới.
3 mon an thuan Viet o “bua toi xa giao” cua Tong thong My va Chu tich Kim-Hinh-14
Khi ăn, chè hạt sen long nhãn sẽ được chan nước đường nấu trong, nếu thích mát thì cho thêm ít đá. Bát chè tuy không phải quá bắt mắt, thế nhưng những quả nhãn mọng bọc hạt sen bên trong, nước chè thơm nhẹ thanh mát vô cùng hấp dẫn. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Tin mới

Những tác hại không ngờ từ món kim chi

Những tác hại không ngờ từ món kim chi

Kim chi không chỉ ngon mà còn chứa hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này cũng có những tác hại không ngờ cho sức khoẻ.