Mâm cỗ cúng rằm tháng 7: Chuẩn bị sao cho đúng?

Việc cúng rằm tháng 7, có thể cúng tại nhà gồm các lễ như: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn, cúng phóng sinh.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7: Chuẩn bị sao cho đúng?
Cứ vào dịp rằm tháng bảy âm lịch, các gia đình thường thắp hương tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng vu lan báo hiếu. Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà gồm các lễ như: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7.
 Mâm cỗ cúng rằm tháng 7.
1. Cúng Phật
Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh.
2. Cúng thần linh và gia tiên
Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc ... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
3. Cúng chúng sinh
Cuối cùng là lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước...Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên.
Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa.
Nếu không muốn cúng chúng sinh tại nhà (nhiều gia đình có quan niệm mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết cách mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ) thì có thể cúng tại chùa, tất cả các chùa dịp này đều làm lễ cúng cô hồn. 

100 năm Thế chiến 1: Ảnh mới công bố

(Kiến Thức) - Cùng hồi tưởng lại thời khắc ác liệt của Chiến tranh thế giới 1 qua loạt ảnh chưa từng công bố này nhân 100 năm CTTG1 (4/8/1914 - 4/8/2014).

100 năm Thế chiến 1: Ảnh mới công bố
Một binh sĩ dùng ống nhòm quan sát tình hình trận địa trong khi người khác liên lạc với sở chỉ huy để báo cáo tình hình.
 Một binh sĩ dùng ống nhòm quan sát tình hình trận địa trong khi người khác liên lạc với sở chỉ huy để báo cáo tình hình.

Những lời “tiên tri” đáng kinh ngạc của Mao Trạch Đông

(Kiến Thức) - Ngày 13/8/1945, Mao Trạch Đông tiên đoán: “Không thể xảy ra chiến tranh hạt nhân”. Thực tế, Nhật Bản là nước duy nhất phải hứng chịu bom nguyên tử.


Những lời “tiên tri” đáng kinh ngạc của Mao Trạch Đông
Những lời "tiên tri" của Mao Trạch Đông dựa trên kinh nghiệm phong phú, học thức uyên thâm, cùng cái nhìn sắc bén, sự nguyên cứu chuyên sâu, phân tích tỉ mỉ của ông.
Những lời "tiên tri" của Mao Trạch Đông dựa trên kinh nghiệm phong phú, học thức uyên thâm, cùng cái nhìn sắc bén, sự nguyên cứu chuyên sâu, phân tích tỉ mỉ của ông.
Ngày 25/7/1916, Mao Trạch Đông dự đoán: “Trong vòng 20 năm nữa sẽ nổ ra chiến tranh Trung Nhật”. 7/7/1937 đã mở màn cho cuộc kháng chiến toàn dân, quyết định sự sống còn của nhân dân Trung Hoa trong vòng 8 năm đã chứng thực cho lời "tiên tri" cách đó 20 năm của chàng sinh viên sư phạm 24 tuổi.
Ngày 25/7/1916, Mao Trạch Đông dự đoán: “Trong vòng 20 năm nữa sẽ nổ ra chiến tranh Trung Nhật”. 7/7/1937 đã mở màn cho cuộc kháng chiến toàn dân, quyết định sự sống còn của nhân dân Trung Hoa trong vòng 8 năm đã chứng thực cho lời "tiên tri" cách đó 20 năm của chàng sinh viên sư phạm 24 tuổi. 
Lời "tiên tri" ngày 15/7/1936: “Sau khi Trung Quốc giành được độc lập sẽ nhận được một khoản đầu tư lớn từ nước ngoài”. Trên thực tế, sau khi giải phóng, Trung Quốc nhận được một khoản vay “nước ngoài” 300 triệu USD với lãi suất thấp từ Liên Xô. Tới năm 1994, Trung Quốc trở thành quốc gia thu hút đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất chỉ sau Mỹ.
Lời "tiên tri" ngày 15/7/1936: “Sau khi Trung Quốc giành được độc lập sẽ nhận được một khoản đầu tư lớn từ nước ngoài”. Trên thực tế, sau khi giải phóng, Trung Quốc nhận được một khoản vay “nước ngoài” 300 triệu USD với lãi suất thấp từ Liên Xô. Tới năm 1994, Trung Quốc trở thành quốc gia thu hút đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất chỉ sau Mỹ. 

Tháng 5/1938, Mao Trạch Đông tiên đoán: “Cuộc kháng chiến của Trung Quốc kéo dài trong 7 năm.” Theo lời kể của Trình Tư Viễn, Chu Ân Lai đã đưa chiến lược “Luận trì cửu chiến” (Luận đánh lâu dài) của Mao Trạch Đông giới thiệu với Bạch Sùng Hy. 
Bạch Sùng Hy rất tán thành, ông cho rằng “khắc định thì thắng” là phương châm chiến lược hay nhất. Sau đó, Bạch Sùng Hy thuật lại với Tưởng Giới Thạch, họ Tưởng cũng rất tán thành.
Bạch Sùng Hy rất tán thành, ông cho rằng “khắc định thì thắng” là phương châm chiến lược hay nhất. Sau đó, Bạch Sùng Hy thuật lại với Tưởng Giới Thạch, họ Tưởng cũng rất tán thành.
Lời "tiên tri" ngày 13/8/1945: “Không thể xảy ra chiến tranh hạt nhân.” Khi vụ đánh bom nguyên tử xảy ra ở Hiroshima, Mao Trạch Đông đã khẳng định: “Bom nguyên tử không thể kết thúc chiến tranh”.
Lời "tiên tri" ngày 13/8/1945: “Không thể xảy ra chiến tranh hạt nhân.” Khi vụ đánh bom nguyên tử xảy ra ở Hiroshima, Mao Trạch Đông đã khẳng định: “Bom nguyên tử không thể kết thúc chiến tranh”.

18 điều kiêng kỵ trong tháng 7 cô hồn

Ngoài những lễ tiết cúng bái, dân gian còn tương truyền 18 điều cấm kỵ nên tránh trong tháng cô hồn để cho cầu mong được bình an, hạnh phúc.

18 điều kiêng kỵ trong tháng 7 cô hồn
Người dân quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa… đều tránh tháng 7. Và họ cũng truyền tai nhau những điều kiêng kỵ để "an toàn" vượt qua tháng lắm tai ương này.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới