Malaysia lại công khai phản đối Trung Quốc trên biển Đông

Malaysia một lần nữa bác bỏ các yêu sách chủ quyền hàng hải phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, công khai phản đối đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Malaysia lại công khai phản đối Trung Quốc trên biển Đông
Hãng tin Bloomberg cho biết cách đây 2 tuần, chính phủ Malaysia đệ trình lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) một công hàm có nội dung khẳng định các quyền đối với phần còn lại của thềm lục địa bên ngoài dải 200 hải lý tính từ đường cơ sở của họ.
Hôm 13/8, Bộ trưởng Ngoại giao Hishammuddin Hussein phát biểu trước quốc hội Malaysia rằng đây là phản ứng của Malaysia về một tuyên bố tương tự mà Trung Quốc trình lên LHQ vào ngày 12/12 năm ngoái.
"Malaysia phản đối tuyên bố của Trung Quốc rằng họ có các quyền lịch sử đối với các vùng biển đó. Chính phủ Malaysia cũng xem các tuyên bố của Trung Quốc đối với các thực thể hàng hải ở Biển Đông là không có cơ sở nào theo luật pháp quốc tế" – ông Hishammuddin nhấn mạnh.
Malaysia lai cong khai phan doi Trung Quoc tren bien Dong
 Biển Đông nhìn từ bang Sabah của Malaysia. Ảnh: The Straits Times
Tuyên bố trên được xem là động thái bất thường của Malaysia. Trước đây, nước này tránh chỉ trích Trung Quốc công khai và thường nhắc lại quan điểm của họ là đảm bảo khu vực Biển Đông vẫn mở cửa cho thương mại.
Ông Hishammuddin cho biết Malaysia sẽ vẫn thận trọng trong việc bảo vệ tuyên bố của mình để tránh leo thang căng thẳng, tiếp tục hướng tới một giải pháp trong khuôn khổ do ASEAN đề ra. ASEAN đang tổ chức các cuộc thảo luận với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử (COC) cho khu vực.
"Nếu chúng ta tuân theo những lời biện hộ và áp lực của các siêu cường thì khả năng cao là các nước ASEAN sẽ nghiêng về một số nước nhất định" – ông Hishammuddin lưu ý.
Quyết định đệ trình công hàm lên LHQ được Malaysia đưa ra sau khi Úc và Mỹ cũng bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc. Hai đồng minh này mô tả Bắc Kinh muốn tăng cường hoạt động nhằm thống trị khu vực giàu tài nguyên.
Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo và triển khai khí tài quân sự trên các bãi cạn, rạn san hô và mỏm đá để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền phi lý đối với 80% Biển Đông. Các hành động này bị Mỹ và cộng đồng quốc tế cực lực phản đối.

Thế giới phê phán Trung Quốc thế nào ở biển Đông?

Giữ gìn hoà bình, an ninh ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc UNCLOS hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, phù hợp với việc nước này đang đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Thế giới phê phán Trung Quốc thế nào ở biển Đông?
Biển Đông nằm trên tuyến đường biển và đường không nhộn nhịp của thế giới, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, kết nối châu Á và các châu lục khác, qua đó thúc đẩy giao lưu, thông thương trong khu vực, liên khu vực và toàn cầu.

Phản ứng của Việt Nam việc Mỹ và Australia tập trận ở Biển Đông

Chiều 23/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã lên tiếng về việc Mỹ và Australia điều tàu tới tập trận ở Biển Đông.
 

Phản ứng của Việt Nam việc Mỹ và Australia tập trận ở Biển Đông
“Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở khu vực Biển Đông được xác lập tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Hoạt động của các nước cần đóng góp vào mục tiêu chung này”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Phan ung cua Viet Nam viec My va Australia tap tran o Bien Dong
 Tàu chiến Mỹ hoạt động trên Biển Đông ngày 19/4. Ảnh: Hải quân Mỹ
Trước đó, hãng ABC của Australia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, tàu khu trục lớp ANZAC vừa có cuộc tập trận với 3 tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông.

Việt Nam tăng khả năng chiến đấu, sắm vũ khí bảo vệ biển đảo

Quan tâm, lo lắng tình hình Biển Đông, cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước tăng cường tiềm lực quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

Việt Nam tăng khả năng chiến đấu, sắm vũ khí bảo vệ biển đảo
Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.