Mách nhỏ phòng ngừa ngộ độc cá nóc không nguy hại tính mạng

Ăn cá nóc, nhiều người đã bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu, thậm chí có trường hợp tử vong.

Mách nhỏ phòng ngừa ngộ độc cá nóc không nguy hại tính mạng
Chất độc trong cá nóc được gọi là Tetrodotoxin (TTX) C11H17N3O8. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.000 lần so với Cyanua.
Bình thường chấy này tồn tại trong sinh vật ở dạng tiền độc tố Tetrodomin không độc, nhưng khi cá hoặc các sinh vật mang nó bị ươn hoặc bị va đập,... tiền chất Tetrodomin sẽ biến đổi thành chất TTX gây độc.
Theo thông tin trên trang web của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), độc tố cá nóc rất độc, chỉ cần 4 mg thịt cá có độc tố là đủ giết chết 1 con thỏ 1kg. Với người, chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.
Khi đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C trong 6 giờ, độc tố TTX mới giảm đi 50%, nó chỉ mất đi khi được đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút. Vì thế, không thể làm mất độc cá nóc, con so hay một số loại ốc biển có chứa Tetrodotoxin bằng cách nấu và chế biến thông thường.
Mach nho phong ngua ngo doc ca noc khong nguy hai tinh mang
 Ảnh minh họa. 
TTX được tìm thấy chủ yếu trong gan, cơ quan sinh dục (buồng trứng, túi tinh) của một số loài cá, như cá nóc, cá cầu, cá cóc (thuộc bộ Tetraodontiformes), loài lưỡng cư (ếch, cóc...), bạch tuộc vòng xanh, kỳ nhông và động vật có vỏ. Tuy nhiên, cũng có những loài cá nóc độc có chứa một hàm lượng độc tố trên da và thịt đủ gây chết người nếu ăn phải.
Người ăn phải cá nóc có độc tố Tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng; môi, lưỡi tê, khó chịu. Tiếp đến, người bệnh thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.
Trường hợp nặng xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong rất cao (60%) nếu cấp cứu chậm.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do cá nóc, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Quảng Trị khuyến cáo:
- Đối với ngư dân:
Nhận biết được các loại cá nóc và loại bỏ ngay cá nóc ra khỏi các loại cá khác khi kéo lưới, từ các tàu giã cào hoặc thu gom cá tại bãi.
Không bán cá nóc và các sản phẩm từ cá nóc.
- Đối với người chế biến cá:
Không phơi khô cá nóc lẫn cá thường để bán.
Không làm chả cá nóc để bán.
Không làm cá nóc đông lạnh hoặc bất cứ hình thức nào để bán.
Loại bỏ cá nóc trước khi chế biến các sản phẩm từ cá.
- Đối với người buôn bán cá:
Không buôn, bán cá nóc, sản phẩm chế biến từ cá nóc
Phải cam kết trước cơ quan quản lý về sản phẩm cá của mình là không có cá nóc.
Đặc biệt, người tiêu dùng không ăn cá nóc với bất kể hình thức nào.

>>> Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm

Nguồn video: THĐT

Kem ống và những món “lạ” khiến học sinh ngộ độc

Nhiều học sinh đã bị ngộ độc, thậm chí có trường hợp phải nhập viện cấp cứu, sau khi ăn những món "lạ" này.

Kem ống và những món “lạ” khiến học sinh ngộ độc
Mới đây nhất là trường hợp 16 học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam, bị ngộ độc sau khi ăn kem si rô đựng trong ống nhựa trước cổng trường.
Báo Dân Trí dẫn lời cô Hà Thị Mến - Hiệu trưởng trường tiểu học Quế Hiệp, huyện Quế Sơn - cho biết, sáng 20/4, trong giờ ra chơi, 16 học sinh lớp 2 ra trước cổng trường để mua kem si rô đựng trong ống nhựa.

Ngộ độc thực phẩm...ăn gì mau phục hồi sức khỏe?

Trang HealthLine gợi ý một số thực phẩm tốt cho dạ dày sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm...ăn gì mau phục hồi sức khỏe?
Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy,...khiến cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải và trở nên rất mỏi mệt, kiệt sức.
Do vậy, nguyên tắc hàng đầu để thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người sau khi bị ngộ độc thực phẩm chính là bù nước và điện giải để bù lại lượng đã mất đi.

Biến chứng nguy hiểm do ngộ độc khí CO trong hỏa hoạn

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO) có thể dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.

Biến chứng nguy hiểm do ngộ độc khí CO trong hỏa hoạn
Carbon monoxide (CO) là khí không màu, không mùi vị, bắt cháy và có độc tính cao. Theo trang Mayo Clinic, hít phải khói trong đám cháy có thể gây ngộ độc khí carbon monoxide. Khi có quá nhiều khí CO trong không khí và cơ thể hít vào, oxy trong hồng cầu sẽ bị thay thế bằng CO, điều này có thể dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Triệu chứng ngộ độc CO

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.