Mách mẹ cách đơn giản trị thói chê bú bình của con

Bí kíp huấn luyện con bú bình của mẹ bỉm sữa này nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ khác.

Mách mẹ cách đơn giản trị thói chê bú bình của con
Theo chia sẻ của chị Hoài (Hải Dương), suốt 2 tháng trời chị kiên trì tập cho bé bú bình nhưng bé vẫn không hợp tác. Nhưng khi áp dụng cách làm mới này bé hợp tác ngay và rất nhanh chóng đã quen được với việc ti bình.
Cách làm của người mẹ này cũng rất đơn giản, chị đã tháo phần núm ti ở bình ra và úp vào phần đầu ti của mẹ. Tiếp đó mẹ vắt cho sữa chảy ra rồi cho con ngậm. Lúc này mặt con vẫn da tiếp da với ngực mẹ nên bé rất dễ bị đánh lừa và bé ngậm ti ngay. Chị Hoài cho bé ti như vậy 2 cữ vào buổi tối để tập, đêm thì cho con ti mẹ bình thường.
Chị Hoài cũng lưu ý rằng, khi cho con ti như vậy mẹ nhớ dùng tay giữ thật chặt phần núm ti giả áp sát ngực của mẹ để không khí không lọt vào trong. Như vậy khi bé bú, sữa mẹ vẫn tiết ra và con ăn được sữa, đồng thời bé quen dần với núm ti giả. Mẹ cũng nên để con đói và đòi ăn một chút mới cho ăn, như vậy con sẽ dễ dàng hợp tác hơn.
 
Khi bé đã quen ngậm núm ti giả này rồi thì mẹ lắp đúng núm ti đó vào bình sữa và cho con bú. Lúc này bé đã quen nên sẽ bú bình ngon lành và không dùng lưỡi đẩy ra nữa.
Bên dưới bài đăng của chị Hoài rất nhiều mẹ chia sẻ đã áp dụng theo cách này và cũng thành công.
Cũng có một số bà mẹ chia sẻ rằng cũng đã áp dụng cách này nhưng là để tập cho bé từ bú bình sang bú mẹ và cũng thành công.
Trước đó, một mẹ bỉm sữa khác cũng từng chia sẻ kinh nghiệm tập bú bình cho con bằng cách dùng dây truyền dịch cắt phần đầu kim đi,một đầu cắm kịch vào bình sữa, đầu còn lại đặt ở đầu ti của mẹ và cho con bú. Khi bé bú sẽ hút phần được phần sữa ở trong bình. Người mẹ này cũng khuyến cáo các mẹ không nên vội cho con ngậm ngay đầu dây truyền mà để bé ngậm ti mẹ trước rồi mới từ từ luồn đầu dây truyền vào miệng của bé. Cách làm này cũng nhận được hàng nghìn lượt thích và chia sẻ của các bà mẹ khác.
Có thể thấy những bà mẹ bỉm sữa khi bước vào giai đoạn nuôi con đều trở thành các nhà sáng tạo tuyệt vời. Chị Hoài chia sẻ: “Khi nuôi con thì người mẹ nào cũng đều trở thành siêu nhân cả”. Quả thực sức sáng tạo của các mẹ bỉm sữa là vô cùng lớn. Không có bất cứ việc gì có thể làm khó được các mẹ.

Tác hại không ngờ của việc cho trẻ bú bình khi ngủ

(Kiến Thức) - Cho trẻ bú bình khi ngủ có thể dẫn đến các nguy hại khôn lường cho sức khỏe như sặc sữa, sâu răng hay viêm tai... thậm chí tử vong.

Tác hại không ngờ của việc cho trẻ bú bình khi ngủ
Tac hai khong ngo cua viec cho tre bu binh khi ngu
Sâu răng do bú bình khi ngủ. Với những bé đã mọc răng, bạn không nên để bé ngậm bình sữa trong lúc ngủ. Lí do là các mảng bám sẽ làm bé sâu răng. Nếu bị sâu trầm trọng, răng bé có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ bỏ. 
Tac hai khong ngo cua viec cho tre bu binh khi ngu-Hinh-2
 Ngoài ra, việc mút núm vú giả sẽ tạo lực ép vào hàm làm cho răng và xương hàm phát triển lệch lạc, ảnh hưởng đến cấu tạo của hàm trên và hàm dưới dẫn đến việc trẻ sẽ bị hô. Ngoài ra, do hàm không phát triển ra hai bên được, trẻ con có thể bị hẹp hàm.

Trẻ bị viêm tai giữa, hậu quả nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - 70% trẻ dưới 3 tuổi từng mắc viêm tai giữa. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị viêm tai giữa, hậu quả nguy hiểm thế nào?
BS Lê Đình Hưng – Trưởng khoa Tai mũi họng – Bệnh viện E tư vấn cách phát hiện sớm và điều trị viêm tai giữa ở trẻ.
Nguyên nhân viêm tai giữa

Những kinh nghiệm giữ gìn sức khỏe khi đi máy bay

Lần đầu tiên đi máy bay ngoài việc tìm hiểu kĩ về những quy định của các hãng hàng không, bạn cũng nên biết một số kinh nghiệm để giữ gìn sức khỏe trong suốt chặng đường bay.

Những kinh nghiệm giữ gìn sức khỏe khi đi máy bay
Máy bay là một trong những phương tiện giao thông hiện đại nhất hiện nay. Bởi vậy mà không có gì ngạc nhiên khi nhiều người chọn máy bay làm phương tiện di chuyển trong những chuyến đi chơi của mình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.