Mặc dù COVID-19, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đạt 4,1 tỷ USD

Nhờ sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng qua đạt 4,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ.

Tại Hội nghị sơ kết ngành thuỷ sản 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) diễn ra hôm 6/7, ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu cả năm, Tổng cục Thủy sản xác định sẽ tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và kiểm tra tính xác thực của chứng thư các lô hàng xuất khẩu biên mậu, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản; tiếp tục đàm phán để khôi phục lại thị trường Saudi Arabia.
Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).
Mac du COVID-19, kim ngach xuat khau thuy san Viet Nam 6 thang dat 4,1 ty USD
 Kinh ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đạt 4,1 tỷ USD. (Ảnh minh họa).
Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, cá tra đang lưu thông, tiêu thụ rất tốt tại thị trường Mỹ, châu Âu, Trung Quốc... dù diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề. Tính đến hết tháng 6/2021, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hải sản khác của Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020.
Nguồn hải sản chiếm gần 40% tỷ trọng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm này; trong đó, xuất khẩu cá ngừ đạt 364 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu mực và bạch tuộc đạt 277 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại cá khác đạt 847 triệu USD, tăng 13%.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP cho biết, mực, bạch tuộc và cá ngừ đều đang có đà tăng trưởng mạnh tại hầu hết các thị trường lớn. Trong vài tháng gần đây, thị trường Mỹ tăng nhập khẩu cá ngừ Việt Nam gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, do vậy, nửa đầu năm xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng 23%. Mỹ đang tiêu thụ 43% cá ngừ của Việt Nam. Khi thị trường Mỹ mở cửa trở lại, tất cả các phân khúc sản phẩm cá ngừ đều có cơ hội gia tăng thị phần.
Các thị trường chủ lực khác đều có những tín hiệu rất lạc quan bởi mức tăng trưởng rất cao. Điển hình như Italy tăng 122% trong 6 tháng đầu năm, Israel tăng 37%, Canada tăng 62%.
Thị trường Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhuyễn thể chân đầu đơn lẻ lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 6% trong tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc. Trong 3 năm trở lại đây, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng liên tục. Giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2020 tăng gần 61% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, xu hướng tăng trưởng này vẫn tiếp tục duy trì. Nhập khẩu mực khô, mực nướng vào Trung Quốc từ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng hơn 300% so với năm 2020. Bên cạnh đó, xuất khẩu mực tươi và đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này cũng đã tăng trở lại.
Nói thêm về thị trường Trung Quốc, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần tìm hiểu rõ các yêu cầu, các quy chuẩn, tiêu chuẩn của họ để quay trở lại chỉ đạo sản xuất, vì số lượng doanh nghiệp và số loài được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là rất lớn. Riêng đối với mặt hàng tôm, mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, công tác giống và an toàn sinh học là 2 yếu tố quyết định. Do đó, cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư các khu công nghệ cao sản xuất tôm giống.
Theo Thứ Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thủy sản là một trong những trụ cột đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của toàn ngành nông nghiệp, có tính chất quyết định thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ giao.
Riêng tại thị trường Hàn Quốc, thị trường lớn nhất tiêu thụ mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm 41% tổng sản lượng mực và bạch tuộc xuất khẩu, đang có xu hướng gia tăng, với mức tăng trưởng từ 7 - 8%.
Thị trường Nhật Bản thì chiếm 20% sản lượng xuất khẩu mực và bạch tuộc Việt Nam cũng đang có chiều hướng tốt. Song song đó, xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Italy đang tăng vọt 170% qua các tháng gần đây và tăng gần 70% trong nửa đầu năm. Đó là những tín hiệu tốt để xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2021 triển vọng cán mốc 9 tỷ USD.

Choáng với màn tiêu tiền như nước của đại gia thủy sản miền Tây vừa bị bắt

Với vẻ ngoài hào nhoáng của mình cộng thêm có tiền, đại gia thủy sản Tòng chơi ngông sắm xe hơi Hummer H2 mang biển số “độc” 95H-3333...


Báo Tuổi trẻ đưa tin, ngày 1/4, nguồn tin từ Công an TP. Cần Thơ cho biết Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46 - Bộ Công an) phối hợp công an TP Cần Thơ thực hiện lệnh bắt giam ông Phan Bá Tòng và bà Trần Thị Diễm - 46 tuổi, kế toán trưởng Công ty Thiên Mã.

Cả hai bị bắt khi đang có mặt tại TP.HCM, bị điều tra về hành vi sai phạm về kinh tế liên quan đến các khoản vay tại một số ngân hàng tại TP Cần Thơ.

Những vụ khách mất tiền “khủng” vì bị sếp ngân hàng chiếm đoạt

(Kiến Thức) - Dư luận đang "sốc" vụ Nguyên Phó Giám đốc Eximbank cuỗm hàng trăm tỉ của khách rồi bỏ trốn. Đây không phải là lần đầu cán bộ ngân hàng lợi dụng lòng tin của dân để chiếm đoạt hàng tỷ đồng gây xôn xao dư luận.

Mất gần 250 tỷ đồng vào tay Nguyên Phó Giám đốc chi nhánh TP HCM ngân hàng Eximbank
Vụ việc gây chấn động mới đây nhất là Nguyên Phó giám đốc chi nhánh TP HCM của ngân hàng Eximbank đoạt gần 250 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của khách.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.