“Mạ tặc trung vũ hầu” của Việt Nam khiến giặc phải quỳ lạy

Sau khi qua đời, vị tiến sĩ này được người dân truy phong là “Mạ tặc trung vũ hầu” (trung dũng chửi giặc). Ông là một trong những nhân tài trung dũng, yêu nước nổi tiếng trong lịch sử.

Tiến sĩ Lê Giốc được người dân truy phong "Mạ tặc trung vũ hầu"

Thời nhà Trần có một vị tiến sĩ rất đặc biệt. Ông là Lê Giốc, người vừa giỏi văn chương lại vừa dũng cảm, gan dạ hơn người. Lê Giốc có sách gọi là Lê Bá Giốc, Lê Giác (? – 1378). Ông người làng Kẻ Rỵ, giáp Bối Lý, huyện Đông Sơn, lộ Thanh Hoa (nay là làng Phủ Lý, xã Thiệu Trung – Thiệu Hóa, Thanh Hóa).

“Ma tac trung vu hau” cua Viet Nam khien giac phai quy lay

Cổng làng Kẻ Rỵ - quê hương Tiến sĩ Lê Giốc. Ảnh: Internet

Lê Giốc xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống, hiếu học. Ông thuộc dòng dõi thái sư Lê Văn Thịnh thời Lý (người mở đường cho nền khoa cử Nho học Việt Nam). Cha của Lê Giốc là “Trạng Quét” Lê Quát (Lê Bá Quát), người từng giữ chức Thượng thư Hữu bật, nhập nội hành khiển.

Lê Giốc từ nhỏ đã thông minh. Sau khi trưởng thành, ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp), khoa thi năm 1363, đời Trần Dụ Tông, hiệu Đại trị thứ 6. Đến thời Trần Nghệ Tông, Lê Giốc được cử làm Tuyên phủ sứ Nghệ An.

“Ma tac trung vu hau” cua Viet Nam khien giac phai quy lay-Hinh-2

Chức Kinh doãn mà Lê Giốc đảm nhận có nhiệm vụ chuyên xét đoán việc kiện tụng của kinh thành. Ảnh minh hoạ: Internet

Trong Tam Quốc có đoạn Khổng Minh (Gia Cát Lượng) chửi thâm thúy khiến Vương Lãng tức hộc máu mà chết. Còn Lê Giốc thậm chí còn ghê gớm hơn khi tiếng chửi của ông khiến hàng vạn tên giặc phải quỳ xuống vái lạy, sợ kinh hồn bạt vía.

Sử chép rằng, năm 1377, Trần Duệ Tông tử trận khi đi đánh Chiêm Thành, thế lực nhà Trần ngày càng yếu. Trần Phế Đế được Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông lập làm vua. Nhưng không lâu sau, Chế Bồng Nga của Chiêm Thành đánh ra Nghệ An, lập hoàng thân Ngự Câu vương Trần Húc (kẻ đã đầu hàng trong trận Đồ Bàn) làm vua.

Tháng 6/1378, Chiêm Thành tấn công thành Thăng Long, thượng hoàng Trần Nghệ Tông cùng vua Trần Phế Đế bỏ chạy. Khi này chỉ có Lê Giốc ở lại với chức vụ Kinh doãn tại kinh thành. Ông bị quân địch bắt được, vẫn kiên quyết không làm theo lời chúng.

“Ma tac trung vu hau” cua Viet Nam khien giac phai quy lay-Hinh-3

Lê Giốc hiên ngang đứng giữa gươm giáo quân địch mà chửi. Ảnh minh họa: Internet

Trong giây phút bị địch bắt, Lê Giốc vẫn ngẩng cao đầu không sợ: “Tao là trọng thần nước lớn, há lại lạy mày là quân tiểu man à?”. Chưa dừng lại ở đó, Lê Giốc còn mắng Trần Húc vì làm phản, khiến hắn hổ thẹn mà bỏ đi. Tướng Chiêm Thành thấy lôi kéo ông không được, bèn chất củi thiêu sống. Lửa bùng lên bao nhiêu, tiếng chửi của Lê Giốc vang bấy nhiêu, cho đến khi ông ngừng thở mới thôi. Chuyện đó khiến giặc Chiêm Thành khiếp vía.

Dân gian truyền rằng, sau khi mất, hồn của Lê Giốc cưỡi khói mây bay lên. Quân Chiêm Thành nhìn thấy chuyện đó thì vội vàng quỳ lạy. Sau này, nhân dân tưởng nhớ đến vị tiến sĩ này, phong cho ông danh xưng “Mạ tặc trung vũ hầu” (trung dũng chửi giặc).

Chuyện lạ "nữ thám tử tí hon" giúp Đại Việt đánh tan quân Chiêm Thành

(Kiến Thức) - Trong trận chiến bảo vệ đất đai và vương pháp chống lại quân Chiêm Thành năm Ất Mão (1075), Lý Thường Kiệt nhờ vào một thám tử nhỏ tuổi đã thay đổi cục diện, chuyển khó khăn thành thuận lợi và giành được chiến thắng.

Dưới thời nhà Lý (1009-1225), bên cạnh việc bảo vệ biên giới phía Bắc, Đại Cồ Việt, Đại Việt còn phải luôn đề phòng giữ vững phên dậu phía Nam. Trên thực tế, Chiêm Thành đã hơn một lần xâm lấn lãnh thổ của các vua nhà Lý. Trong trận chiến bảo vệ đất đai và vương pháp chống lại quân Chiêm Thành năm Ất Mão (1075), Lý Thường Kiệt nhờ vào một thám tử nhỏ tuổi đã thay đổi cục diện, chuyển khó khăn thành thuận lợi và giành được chiến thắng.

Vị vua nước Việt nào đi chơi bị cướp cả kiếm lẫn ấn tín?

Theo sách sử ghi lại, vua nhà Trần từng nhận vật phẩm nước ngoài tiến cống là một con kiến, ông cũng đi chơi về muộn nên bị cướp cả kiếm lẫn ấn tín. 

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?

Triều Trần chính thức được bắt đầu vào năm 1225, khi vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông). Khác với nhiều triều đại khác, nhà Trần không bắt đầu bằng vua có miếu hiệu Thái Tổ.

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?-Hinh-2

Vào năm 1250, Trần Thái Tông ban chiếu định thiên hạ phải gọi vua là Quốc gia. Nhưng đến năm 1277, nhà Trần đổi lại, gọi vua Trần là Quan gia.

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?-Hinh-3

Tổ tiên nhà Trần làm nghề chài lưới. Đó là nguyên nhân những nhà lãnh đạo thuộc thế hệ đầu tiên của họ Trần thường mang tên các loài cá.

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?-Hinh-4

Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung là người có vai trò rất quan trọng giúp nhà Trần giành được ngôi báu. Bà là con gái Trần Lý, cô ruột Trần Thái Tông. Sau này, bà tái duyên với thái sư Trần Thủ Độ. Tranh vẽ: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?-Hinh-5

Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông được các sử gia đánh giá là vị vua tài giỏi, minh anh. Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?-Hinh-6

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, thời Trần Dụ Tông ở ngôi, có lần, vua nhận đồ cống của người Chiêm Thành, trong đó có một con kiến lớn (dài một thước 9 tấc).

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?-Hinh-7

Trần Duệ Tông bị mai phục và hy sinh khi đem quân đánh Chiêm Thành năm 1377.

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?-Hinh-8

Vốn tình ham chơi, có lần, vua Trần Dụ Tông đi chơi đêm về quá muộn, giữa đường bị cướp mất cả kiếm và ấn tín.

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?-Hinh-9

Dương Nhật Lễ (Trần Nhật Kiên) vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông múa hay lại có nhan sắc. Khi bà đã có mang, Trần Nguyên Dục (anh cùng mẹ với vua Trần Dụ Tông) lấy làm vợ. Khi Dương Nhật Lễ sinh ra, Trần Nguyên Dục nhận làm con mình. Sau này, do không có con, vua Trần Dụ Tông đã nhường ngôi cho Dương Nhật Lễ.

Vi vua nuoc Viet nao di choi bi cuop ca kiem lan an tin?-Hinh-10

Trần Anh Tông là một trong những vị hoàng đế anh minh. Tuy nhiên, lúc mới lên ngôi, có lần, ông uống rượu say khướt, suýt bị thượng hoàng Trần Nhân Tông phế ngôi vua; sau may có Đoàn Nhữ Hài xin thượng hoàng tha cho.

Mời bạn đọc xem thêm video: Trần Thủ Độ và việc khẳng định sự cầm quyền của họ Trần. Nguồn VTV


Đọc nhiều nhất

Tin mới