Mã nguồn của Bkav bị hacker ngang nhiên rao bán bao nhiêu?

Mã nguồn của Bkav bị hacker ngang nhiên rao bán bao nhiêu?

Sau khi tấn công vào máy chủ của Bkav, hacker đã rao bán dữ liệu phần mềm của công ty với tổng trị giá 250.000 USD. Ngoài ra còn có nhiều tài liệu quan trọng khác. 

Ngày 4/8, một thành viên trên diễn đàn RaidForums đã rao bán nhiều dữ liệu nội bộ của Bkav. Người này cho biết đã hack được Bkav và đang nắm giữ nhiều thông tin quan trọng như mã nguồn phần mềm diệt virus Bkav Pro, Bkav Mobile Security, các tài liệu nội bộ như báo cáo dự án, quản lý nhân sự...
Ngày 4/8, một thành viên trên diễn đàn RaidForums đã rao bán nhiều dữ liệu nội bộ của Bkav. Người này cho biết đã hack được Bkav và đang nắm giữ nhiều thông tin quan trọng như mã nguồn phần mềm diệt virus Bkav Pro, Bkav Mobile Security, các tài liệu nội bộ như báo cáo dự án, quản lý nhân sự...
Cụ thể người này ra giá 150.000 USD cho mã nguồn phần mềm (source code) và mã nguồn máy chủ (server side code) của các phần mềm diệt virus. Riêng phần mã nguồn AI của Bkav được rao bán với giá 100.000 USD.
Cụ thể người này ra giá 150.000 USD cho mã nguồn phần mềm (source code) và mã nguồn máy chủ (server side code) của các phần mềm diệt virus. Riêng phần mã nguồn AI của Bkav được rao bán với giá 100.000 USD.
Ngoài ra còn bán nhiều tài liệu khác của công ty bảo mật Việt Nam. Trong đó, 10.000 USD là mức giá cho quyền truy cập ban đầu và 30.000 USD để tiếp cận các bên trong.
Ngoài ra còn bán nhiều tài liệu khác của công ty bảo mật Việt Nam. Trong đó, 10.000 USD là mức giá cho quyền truy cập ban đầu và 30.000 USD để tiếp cận các bên trong.
Như vậy, toàn bộ dữ liệu mà hacker tuyên bố nắm giữ của Bkav đang được chào bán với mức giá 290.000 USD. Đến trưa 10/8, hacker này công khai mức giá trên diễn đàn và yêu cầu người mua thanh toán bằng tiền điện tử Monero.
Như vậy, toàn bộ dữ liệu mà hacker tuyên bố nắm giữ của Bkav đang được chào bán với mức giá 290.000 USD. Đến trưa 10/8, hacker này công khai mức giá trên diễn đàn và yêu cầu người mua thanh toán bằng tiền điện tử Monero.
Người mua sẽ phải gửi tiền trước khi nhận dữ liệu, đồng thời có thể sở hữu độc quyền nếu trả giá gấp đôi. Phía Bkav đã xác nhận mã nguồn do "chunxong" đăng tải chính là mã nguồn một số mô-đun thành phần trong các sản phẩm của công ty.
Người mua sẽ phải gửi tiền trước khi nhận dữ liệu, đồng thời có thể sở hữu độc quyền nếu trả giá gấp đôi. Phía Bkav đã xác nhận mã nguồn do "chunxong" đăng tải chính là mã nguồn một số mô-đun thành phần trong các sản phẩm của công ty.
Tuy nhiên, công ty này cũng khẳng định đây là những mô-đun cũ và không gây ảnh hưởng đến khách hàng cũng như các sản phẩm hiện tại của công ty.
Tuy nhiên, công ty này cũng khẳng định đây là những mô-đun cũ và không gây ảnh hưởng đến khách hàng cũng như các sản phẩm hiện tại của công ty.
Bkav cho biết các dữ liệu này đã từng bị rò rỉ từ cách đây hơn một năm, từ một nhân viên cũ đã nghỉ việc. Tuy nhiên không rõ vì sao đến thời điểm này mới bị phát tán lên Internet.
Bkav cho biết các dữ liệu này đã từng bị rò rỉ từ cách đây hơn một năm, từ một nhân viên cũ đã nghỉ việc. Tuy nhiên không rõ vì sao đến thời điểm này mới bị phát tán lên Internet.
Tuy nhiên, tài khoản Chunxong khẳng định chưa từng làm việc cho Bkav và các dữ liệu nói trên là dữ liệu mới. Hacker này cũng tiếp tục đăng một số ảnh chụp màn hình các cuộc nói chuyện trên phần mềm chat nội bộ Vala của Bkav.
Tuy nhiên, tài khoản Chunxong khẳng định chưa từng làm việc cho Bkav và các dữ liệu nói trên là dữ liệu mới. Hacker này cũng tiếp tục đăng một số ảnh chụp màn hình các cuộc nói chuyện trên phần mềm chat nội bộ Vala của Bkav.
Trong đó, một số cuộc trò chuyện được cho là của các lãnh đạo tập đoàn này, như QuangNT, SonVN... Các cuộc nói chuyện mới diễn ra cách đây ít hôm, sau bài đăng đầu tiên của Chunxong nhằm tìm ra nguyên nhân và thủ phạm của vụ rò rỉ dữ liệu.
Trong đó, một số cuộc trò chuyện được cho là của các lãnh đạo tập đoàn này, như QuangNT, SonVN... Các cuộc nói chuyện mới diễn ra cách đây ít hôm, sau bài đăng đầu tiên của Chunxong nhằm tìm ra nguyên nhân và thủ phạm của vụ rò rỉ dữ liệu.
Tài khoản tên “QuangNT”, được cho là của ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav. Ngoài ra, cuộc hội thoại cũng có một số tên người dùng có thể là của ông Vũ Ngọc Sơn và ông Ngô Tuấn Anh, những đại diện về an ninh mạng và bảo mật của công ty này.
Tài khoản tên “QuangNT”, được cho là của ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav. Ngoài ra, cuộc hội thoại cũng có một số tên người dùng có thể là của ông Vũ Ngọc Sơn và ông Ngô Tuấn Anh, những đại diện về an ninh mạng và bảo mật của công ty này.
Tuy nhiên phía Bkav vẫn tiếp tục khẳng định việc này do nhân viên cũ làm. "Ngoài mã nguồn cũ, trong thời gian còn làm việc, nhân viên này đã thu thập thông tin đăng nhập mạng chat nội bộ, dùng nó để chụp ảnh các đoạn chat nội bộ gần đây"
Tuy nhiên phía Bkav vẫn tiếp tục khẳng định việc này do nhân viên cũ làm. "Ngoài mã nguồn cũ, trong thời gian còn làm việc, nhân viên này đã thu thập thông tin đăng nhập mạng chat nội bộ, dùng nó để chụp ảnh các đoạn chat nội bộ gần đây"
"Điều này cũng có thể xảy ra với mọi tổ chức và chúng ta luôn phải sẵn sàng với những vấn đề như vậy. Về phía người vi phạm, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", phía BKAV cho biết.
"Điều này cũng có thể xảy ra với mọi tổ chức và chúng ta luôn phải sẵn sàng với những vấn đề như vậy. Về phía người vi phạm, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", phía BKAV cho biết.
Mời các bạn xem video: Nhóm hacker Anonymous lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok. Nguồn: THĐT

GALLERY MỚI NHẤT