Ly kỳ chuyện cải táng: Giấc mơ lạ và chuyện bốc nhầm mộ

Khi bốc mộ, người ta kị nhất là ánh nắng mặt trời vì có ánh nắng chiếu vào sẽ làm hỏng xương người quá cố.

Giấc mơ kỳ lạ
Xòe đôi bàn tay đầy nốt chai sần, bà Đỗ Thị Lan (ở thôn Gốc Mít, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) giải bày nỗi lòng qua lời tâm sự buồn: “Bàn tay này cầm tay người chết đã nhiều, nên chẳng có ai dám cầm tay của tôi nữa”. Trong năm, bà Lan kiếm sống bằng những việc làm thuê lặt vặt, lên rừng nhặt củi, đổi muối gạo, nhưng từ tháng 10 Âm lịch đến nửa đầu tháng Chạp thì bà chạy như đèn cù với công việc bốc mộ. Có đêm, một tay bà “thay áo” cho mấy nhà liền.
Bà Lan tâm sự: “Công việc này chỉ làm vào lúc nửa đêm. Khi bốc mộ, người ta kị nhất là ánh nắng mặt trời vì có ánh nắng chiếu vào sẽ làm hỏng xương người quá cố. Đặc biệt, hơi khí tích tụ dưới mộ khi cạy nắp quan tài ra cũng rất độc, ai hít phải loại khí này rất dễ bị ngất hoặc bị ám ảnh tâm lý trong thời gian dài. Theo quan niệm dân gian thì trời tối “cất nhà” cho người chết mới được mát mẻ và giúp người đó tìm đường về nhà dễ dàng hơn”.
Với bà Lan, để sống và tồn tại với cái nghề “đặc biệt” này vô cùng khó khăn. Là phụ nữ nên bà chịu không ít áp lực từ dư luận xã hội. Hơn 30 năm gắn bó với công việc bốc mộ, bà Lan có không ít kỷ niệm nghề mà khi kể đến khiến người nghe phải giật mình kinh sợ. Đó là lần bà nhận lời “sang nhà” cho một thanh niên chết trẻ ở tận Lai Châu. Vì gia đình đó có điều kiện nên khi chôn cất, quan tài được đặt làm bằng một loại gỗ rất tốt. Bản thân anh này trong thời kỳ mang bệnh cũng được gia đình chạy chữa bằng nhiều loại thuốc bổ. Có lẽ vì thế mà để cho chắc chắn, gia đình đã để đúng 6 năm sau mới quyết định “sang nhà” cho anh.
Ly ky chuyen cai tang: Giac mo la va chuyen boc nham mo
Bà Đỗ Thị Lan trở về căn nhà nhỏ lúc 2h sáng sau khi hoàn tất công việc bốc mộ. Ảnh: Cao Tuân 
Bà Lan kể, 12h đêm, gia đình đưa bà cùng một thầy cúng xuống khu mộ làm lễ. Vì “thầy” phán chưa đến giờ lành nên việc “sang nhà” cho người thanh niên phải dời lại đến 4h sáng. Tranh thủ thời gian chờ đợi, bà Lan nằm chợp mắt lấy sức. Giấc ngủ chưa sâu, bỗng bà thấy trước mắt một thanh niên mặc áo trắng nói với bà rằng: “Đừng phá nhà, tôi vẫn còn sống nguyên vẹn đây”(?).
Giật mình tỉnh dậy, bà đem giấc mơ kỳ lạ kể với người nhà gia chủ. Gia chủ là người cẩn thận, họ bèn xin ý kiến thầy cúng. Thầy phán, người thanh niên đã chôn cất được 6 năm nên chắc chắn đã “sạch sẽ” rồi, vẫn cứ tiến hành bốc.
Khi nắp quan tài bật ra, mọi người đều giật mình bởi thi thể người thanh niên vẫn còn nguyên vẹn. Nhìn cảnh tượng đó, có người sợ hãi ngất ngay tại chỗ. Sau khi tham khảo ý kiến, gia đình đã quyết định chôn lại.
Một lần khác, nhận lời bốc mộ cho một gia đình ở xã bên, khi bà Lan đi qua ngôi mộ liền kề, bà có cảm giác như có ai níu chân lại. Phải mất đến vài phút và nhờ người khác trợ lực, bà Lan mới thoát khỏi cảm giác đó. Sau khi làm xong công việc cho gia chủ, bà không dám đi qua ngôi mộ kì bí đó nữa.
Bà Lan kể lại, đêm ấy về nhà, bà Lan lại mơ thấy một người phụ nữ với gương mặt không còn nguyên vẹn, đau đớn nhìn bà kêu cứu. Chị ta nói rằng, nhà bị sập, cơ thể đang bị côn trùng gặm nhấm, sắp mất hết chân tay. Sau khi tỉnh dậy, bà Lan vội vã đạp xe sang xã bên và tìm đến gia đình có ngôi mộ đặc biệt ấy kể hết sự tình, thân nhân của người nằm dưới mộ đã quyết định nhờ bà Lan bốc mộ cho người quá cố.
Sau khi chọn được giờ lành, bà Lan tiến hành đào mộ. Khi vừa chạm đến nắp quan tài, mọi người đều giật mình khi nhìn thấy nắp đã bị bật ra, trong hòm có rất nhiều tổ mối, kiến đang “kiếm sống”. Sau khi làm một số nghi lễ cần thiết, bà Lan vội vã “sang nhà mới” cho người đã khuất.
Những gia chủ khốn khổ vì bốc nhầm mộ
Trong số những phu mộ chúng tôi gặp, câu chuyện khiến nhiều người “choáng” là trường hợp bốc nhầm mộ. Ở cái tuổi 78, nhưng đến nay ông Nguyễn Thanh Hưng (Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn còn nhớ câu chuyện này.
Ông Hưng tâm sự: “Nghề này liên quan đến người chết, đến tâm linh nên mình làm cũng phải có cái tâm, phải cực kỳ trách nhiệm. Vì nếu để xảy ra sai sót, sau này gia chủ gặp những chuyện không hay thì mình cũng mang tội. Tôi nhớ nhất là chuyện một gia đình bốc mộ cho bà cụ 80 tuổi, mất 4 năm trước. Sau khi đốt bó nhang, chúng tôi làm công việc đào mộ. Người con trai cả được giao nhiệm vụ mở các lớp vải liệm, tách quần áo, làm sạch xương cho bà cụ.
Ly ky chuyen cai tang: Giac mo la va chuyen boc nham mo-Hinh-2
Những “ngôi nhà mới” cho người đã khuất đang được xây dựng. 
Đến phần giữa cơ thể, bỗng nhiên anh ấy giật thót, rồi hét lạc cả giọng: “Sao lại mặc áo yếm? Hôm liệm cho bà rõ ràng không có”. Mọi người trong nhà tá hỏa kiểm tra, lúc đấy mới hay đã đào nhầm mộ người khác là một cô gái chết trẻ, nằm gần mộ bà cụ. Thế là gia đình ấy một mặt tìm đúng chỗ mẹ mình nằm để đào lên, làm lại từ đầu, mặt khác tìm cách thông tin cho gia chủ của ngôi mộ kia. Người nhà cô gái chết trẻ kia đến, khóc dở mếu dở vì họ chưa có ý định cải táng trong năm đó”.
Tuy nhiên vì sự đã rồi, hài cốt đã đưa lên và không thể “trả lại nguyên trạng” được nên gia đình cô gái đành nhờ ông Hưng hoàn thành nốt công việc.
Câu chuyện bốc mộ nhầm không phải là hy hữu. Bà Lê Thị Lãng (62 tuổi, ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội), một người làm nghề thầy cúng đã kể về trường hợp bốc mộ cho một thanh niên ngoài 30 tuổi bị đột tử. Câu chuyện xảy ra vào cuối năm 2011.
Bà Lãng kể, lúc nhờ bà ra mộ phần làm lễ động thổ thì mộ bị mất bia và người nhà chỉ nhớ mang máng vị trí vì xung quanh cũng có vài ngôi mộ nằm cạnh cỏ mọc um tùm. Đất được đào lên để lộ ra phần nắp áo quan, đám trai làng dùng sức cậy mở nắp quan tài lên thì những người có mặt lúc ấy cũng được một phen “hú vía”. Đập vào mắt họ lại là thi thể của một… cụ ông đã ngoài 70 tuổi mới mất được gần 2 năm với chiếc khăn xếp và bộ quần trắng, áo the đen.
Thân nhân của cụ già biết chuyện đã làm ầm lên, họ trách móc gia đình người thanh niên kia. Sau một hồi giải thích, gia đình cậu thanh niên kia phải tạ lỗi bằng cách chịu toàn bộ chi phí cúng lễ, hoàn thổ cho gia đình kia.
Lý giải về việc này, bà Lãng cho biết, hai gia đình này chôn người thân ở vị trí sát nhau, lại bị mất bia mộ cùng với việc lâu ngày không ra thăm mộ nên dẫn tới chuyện nhầm lẫn trên.
Bà Lan kể, 12h đêm, gia đình đưa bà Lan cùng một thầy cúng xuống khu mộ làm lễ. Vì “thầy” phán chưa đến giờ lành nên việc “sang nhà” cho người thanh niên phải dời lại đến 4h sáng. Tranh thủ thời gian chờ đợi, bà Lan nằm chợp mắt lấy sức. Giấc ngủ chưa sâu, bỗng bà thấy trước mắt một thanh niên mặc áo trắng nói với bà rằng: “Đừng phá nhà, tôi vẫn còn sống nguyên vẹn đây”(?).

Mời quý độc giả xem video:

Nguồn: Youtube

Những chuyện ly kỳ mùa cải táng

Dịp cuối năm âm lịch, nhiều gia đình tiến hành bốc mộ, cải táng, sửa sang mộ phần cho người đã khuất.

Mùa cải táng của nhiều vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ thường diễn ra vào dịp cuối năm. Với mong muốn làm tròn nghĩa vụ của những người còn sống với người đã chết nên việc “tắm rửa” cho người quá cố trở thành một việc rất hệ trọng và được tính toán chu đáo...
Cuối năm, theo quan niệm dân gian là thời điểm thích hợp cho việc cải táng, sửa sang mộ phần. Ảnh: Cao Tuân
 Cuối năm, theo quan niệm dân gian là thời điểm thích hợp cho việc cải táng, sửa sang mộ phần. Ảnh: Cao Tuân
Xem tử vi 3 tháng mới dám động mộ
Trò chuyện với chúng tôi, bà Lê Thị Lãng (62 tuổi, ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) - một “thầy” có tiếng ở địa phương chia sẻ: “Ngay khi gia chủ có ý định bốc mộ cho người quá cố, mọi công tác chuẩn bị phải được họ tộc chuẩn bị chu đáo. Nếu để xảy ra sơ xuất sẽ gây tâm lý không tốt cho gia đình”. Theo chia sẻ của bà Lãng, việc xem tử vi và tuổi cho gia chủ trước khi tiến hành lễ bốc mộ là thủ tục vô cùng quan trọng. Nếu tuổi của gia chủ mà “kị” hoặc “xung” với tuổi của người quá cố thì người đó sẽ không được phép đứng ra bốc mộ cho người quá cố. “Nếu trong gia đình có người con trai tuổi Tý định đứng ra lo bốc mộ cho cha tuổi Mão thì người con này tuyệt đối không được trực tiếp bốc và rửa hài cốt của cha. Theo thuyết tứ hành xung: Tý – Ngọ - Mão – Dậu, do tuổi và mệnh của hai cha con là “xung nhau” nên không hợp và bắt buộc phải nhờ người khác động thổ mồ mả”, bà Lãng cho hay. Bà Lãng cho biết thêm, có những gia đình “cẩn thận”, đi xem tử vi hơn 3 tháng trời mới chọn được ngày đẹp và chọn mệnh tuổi của người đứng ra bốc mộ cho người quá cố.
Còn bà Chu Thị Hiền (74 tuổi, một “thầy” ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho hay, vòng đời của một con người từ khi sinh ra cho tới lúc về “cõi âm” là một quá trình tuần hoàn theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Có những người đủ “phúc phần” thì được trải qua hết cả 4 giai đoạn này để về thế giới bên kia. Nhưng cũng có nhiều người không đủ “may mắn”, chỉ trải qua vòng Sinh - Bệnh - Tử, hoặc Sinh - Tử. “Những người như vậy thường bị thiệt thòi và theo quan niệm dân gian, họ sẽ rất “thiêng” sau khi qua đời. Chính vì vậy việc chọn ngày giờ, tuổi gia chủ trước khi bốc mộ cho người quá cố phải rất được coi trọng. Đầu tiên phải xem mệnh con cháu trong gia đình, dòng tộc ai “hợp” với người quá cố. Sau đó, người này sẽ đặt xẻng đào đất đầu tiên và là người bốc phần hộp sọ của người quá cố đặt vào tiểu sành trước khi sang nhà mới”, bà Hiền chia sẻ.
Bà Hiền cũng tiết lộ, trong vòng 3 năm sau khi an táng người thân qua đời, con cháu cùng huyết thống tuyệt đối không được động chạm gì đến phần mộ. Bởi theo quan niệm dân gian, trước khi người chết được “cải cát” để sang tiểu sành thì họ vẫn bị coi là “chưa sạch sẽ” và sẽ có thể “gây họa trùng tang” đối với chính con cháu mình nếu như phạm phải điều này (?).
Ngất xỉu khi chứng kiến “mộ kết”
Theo bà Lê Thị Lãng, có những thủ tục thuộc về “cõi âm” mà các gia đình khi sang cát cho người thân cần biết.
Theo bà Lê Thị Lãng, có những thủ tục thuộc về “cõi âm” mà các gia đình khi sang cát cho người thân cần biết. 

“Dở khóc, dở cười” với “người nhà trời” mùa cải táng

Cứ đến mùa cải táng, tại các vùng quê lại xuất hiện những thầy cúng, cô đồng, bà cốt tự nhận mình là “người nhà trời” biết tất mọi chuyện cõi âm...

Ông Nguyễn Văn Hanh cho biết gần đây ở địa phương xuất hiện nhiều thầy cúng, cô đồng “ăn theo” mùa cải táng khiến gia chủ tốn kém.
Ông Nguyễn Văn Hanh cho biết gần đây ở địa phương xuất hiện nhiều thầy cúng, cô đồng “ăn theo” mùa cải táng khiến gia chủ tốn kém. 
Bán trâu, bán gà để làm lễ giải oan
Lợi dụng tâm lý của các gia chủ có nhu cầu chọn ngày giờ đẹp để cải táng cho người quá cố, không ít thầy cúng đã phán kiểu hù dọa, những tai ương hiểm họa sẽ xảy ra nếu không cúng tế, làm lễ... Thực tế, nhiều gia đình đã phải bán sạch tài sản trong gia đình để cậy nhờ “thầy” làm lễ giải hạn, tạ đất, trấn trạch…
Cuối năm Âm lịch, bà Cầm Thị Phương (66 tuổi ở xã Vạn Xuân, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) bàn bạc với gia đình tổ chức bốc mộ cho người chồng đã mất cách đây 4 năm. Vốn cẩn thận trong vấn đề tâm linh, bà đã tìm đến một thầy cúng ở xã bên để chọn ngày, giờ tiến hành cải táng. Sau 3 nén hương nghi ngút khói, thầy khấn lầm rầm trong miệng rồi lớn giọng phán: “Dòng họ này bây giờ không được cải táng mộ vì cứ hễ có một người được đào lên sẽ có một người nằm xuống”(?).
Câu chuyện này khiến bà Phương mất ăn, mất ngủ cả tuần. Bà cũng không dám kể cho con cháu vì sợ mọi người bất an, tai bay vạ gió. Mang nỗi lo sợ trong lòng, người phụ nữ với bản tính yếu đuối này tìm đến các thầy cúng, cô đồng quanh vùng để tìm cách giải hạn. Được một số người ở quê mách nước, bà Phương bán đi đôi gà trống chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán để làm lộ phí bắt xe khách sang tận huyện Mường Lát cậy nhờ một ông thầy bói có tiếng.
Tại đây, ông thầy bói yêu cầu bà Phương đọc tên tuổi người quá cố và các thành viên trong gia đình, sau đó liên tục lắc hai đồng xu xem mặt âm – dương. Sau những phút căng thẳng, khuôn mặt ông thầy giãn ra khi thấy hai đồng tiền xu đều ngửa mặt dương. “May cho nhà chị đã được các “ngài” trên độ lượng. Muốn chồng được thay “áo mới” mà con cháu vẫn bảo toàn tính mạng thì phải lập đàn giải oan, giải hạn”, ông thầy bói quả quyết.
Sau khi nhẩm tính các chi phí lễ lạt khoảng 12 triệu đồng, bà Phương cứ lấn cấn trong lòng bởi gia đình vốn khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào 6 sào nương rẫy. Nhưng với những lời chắc nịch của thầy bói và nghĩ đến viễn cảnh tai ương ập đến gia đình mình, bà tặc lưỡi làm theo. Về nhà, bà quyết định bán con bò với giá 9 triệu đồng và ứng số tiền 3 triệu đồng của một chủ buôn lúa gạo hẹn đến mùa thu hoạch sẽ trả. Gia đình bà mổ một con lợn, ba con gà, một mâm xôi cùng cau trầu, tiền vàng và mời thầy bói đến làm lễ, cúng bái suốt 1 ngày 1 đêm.
Một tuần sau, khi đã chọn được ngày giờ, gia đình bà tổ chức bốc mộ cho chồng. Rất may, mọi chuyện diễn ra êm đẹp với sự giúp đỡ của họ hàng, làng xóm. Ai cũng vui mừng vì người quá cố có “nhà mới”, chỉ riêng bà buồn rầu vì Tết nhất đến gần mà bò, lợn và cả đàn gà chăn nuôi cả năm trời đã “bay” sạch.
Mất hàng chục triệu đồng mong “mồ yên mả đẹp”
Gia đình bà Nguyễn Thị Bính (xã Tân Phú, huyện Quốc Oai, Hà Nội) từng phải khốn khổ, lao đao vì tin lời thầy bói phán. Ảnh: C.Tuân
 Gia đình bà Nguyễn Thị Bính (xã Tân Phú, huyện Quốc Oai, Hà Nội) từng phải khốn khổ, lao đao vì tin lời thầy bói phán. Ảnh: C.Tuân
Một trường hợp cải táng khác chúng tôi gặp đó là chị Nguyễn Thị Huệ (39 tuổi ở Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội). Chị Huệ tâm sự: “Khi tôi đi xem ngày, giờ để bốc mộ cho mẹ chồng thì cô đồng cho hay âm trạch (nơi xây mộ mới) cho mẹ chồng tôi có vấn đề. Bây giờ trước hết phải “gọi hồn” bà lên để xin ý kiến”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới