Lý giải văn hóa xếp hàng của người Nhật Bản

Người Nhật Bản khiến thế giới ngưỡng mộ bởi văn hóa xếp hàng. Họ tuân thủ nghiêm ngoặt việc xếp hàng dài chờ tới lượt mà không bao giờ xảy ta tình trạng chen lấn, xô đẩy. Một số chuyên gia đã đưa ra lý giải cho việc này.

Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban
Từ lâu, văn hóa xếp hàng đã trở thành một nét đẹp trong đời sống của người dân Nhật Bản. Đối với người dân xứ sở hoa anh đào, việc xếp hàng vài chục phút thậm chí 2 - 3 tiếng hoặc lâu hơn để chờ tới lượt mua hàng hóa, thưởng thức món ăn trong nhà hàng, quán ăn... là chuyện rất đỗi bình thường. 
Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban-Hinh-2
Đặc biệt, vào năm 2011, Nhật Bản xảy ra trận động đất kinh hoàng khiến nhiều thành phố bị ảnh hưởng. Không ít người dân mất nhà cửa, tài sản và cuộc sống thường nhật bị đảo lộn.  
Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban-Hinh-3
 Trong bối cảnh đó, người dân thiếu thức ăn, nước uống vẫn kiên nhẫn xếp hàng trong trật tự và đợi đến lượt mình. Hành động đẹp này của người Nhật Bản được thế giới ngưỡng mộ. 
Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban-Hinh-4
Từ đây, nhiều người không khỏi tò mò vì sao người Nhật Bản có văn hóa xếp hàng đáng tự hào như vậy. Liên quan đến vấn đề này, David Andrew, tác giả cuốn Tại sao hàng kia luôn đi nhanh hơn nhận định người Nhật Bản "bị ám ảnh" chuyện xếp hàng.  
Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban-Hinh-5
 Theo tác giả Andrew, người Nhật thích xếp hàng hay nói cách khác là họ thích cảm giác vượt qua những khó khăn lúc xếp hàng. 
Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban-Hinh-6
 Trong văn hóa của Nhật Bản, xếp hàng là một biểu hiện cho thấy người dân sẽ được cung cấp dịch vụ tốt hơn. Ví dụ như nếu có hai cửa hàng bán đồ giống nhau thì người Nhật Bản sẽ chọn mua ở nơi có hàng người đang xếp dài hơn vì cho rằng cửa hàng đó bán các sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban-Hinh-7
 Ông Andrew cho rằng, các chủ cửa hàng tạp hóa thuê người đứng xếp hàng để tăng uy tín có thể từ thời Meiji. Khi ấy, đây là một nghề chuyên nghiệp và có tên sakura. Trong những thập kỷ sau, một số cửa hàng đã thuê người đứng xếp hàng thành hành dài để thu hút khách hàng. 
Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban-Hinh-8
 Một vài chuyên gia khác nhận định, văn hóa xếp hàng của người Nhật Bản có thể xuất phát từ tinh thần kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn, thử thách của ninja từ xa xưa. 
Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban-Hinh-9
 Trong khi đó, Ron Provost, Chủ tịch Viện ngôn ngữ và văn hóa Showa Boston, nhận định: “Sức mạnh tinh thần và sự chịu đựng của người Nhật Bản có nguồn gốc trong một nền văn hóa lâu đời luôn dựa trên các tổ chức xã hội”.
Ly giai van hoa xep hang cua nguoi Nhat Ban-Hinh-10
 Đại học Tokyo gây chú ý khi thực hiện nhiều đoạn video hướng dẫn sinh viên quốc tế nhanh chóng thích nghi với cuộc sống tại Nhật Bản. Trong số này có việc giúp họ làm quen với việc xếp hàng ngay ngắn, trật tự dù trong thời bình hay thời chiến.

Mời độc giả xem video: Xếp hàng cả tiếng để ăn bánh tôm Hồ Tây. Nguồn: VTV24.

Nhật Bản và những điều độc nhất vô nhị trên thế giới

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng thế giới với nhiều điều thú vị, bất ngờ. Trong số này có việc người Nhật Bản sử dụng giấy để vẽ truyện tranh nhiều hơn cả giấy vệ sinh.

Nhat Ban va nhung dieu doc nhat vo nhi tren the gioi
 Nhật Bản là một trong những quốc gia có nhiều người sống thọ nhất thế giới. Theo ước tính, nước này có hơn 70.000 người trên 100 tuổi.

Bất ngờ với cuộc sống ở Nhật Bản những năm 1860 - 1870

Hai nhiếp ảnh gia người Áo WiIhelm Burger và Michael Moser đã ảnh về đất nước - con người Nhật Bản những năm 1860 - 1870. Hiện một số bản in phóng to của các bức ảnh phục chế này được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Minato, Tokyo.

Bat ngo voi cuoc song o Nhat Ban nhung nam 1860 - 1870
Viện Sử học Đại học Tokyo đã thực hiện dự án về phục chế các bức ảnh chụp đất nước, con người Nhật Bản thời xưa bằng công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Trong số này có những bức ảnh do hai nhiếp ảnh gia người Áo WiIhelm Burger (1844-1920) và Michael Moser (1853-1912) chụp ở Nhật Bản những năm 1860 - 1870. Trong ảnh là Giáo sư Toru Hoya kiêm giám đốc Viện Sử học Đại học Tokyo đứng trước một bản in phóng to của bức ảnh cũ chụp Nagasaki. Bức ảnh được treo ở lối vào của viện.  

Tin mới