Lý giải thú vị: Nước ta có sử từ bao giờ?

(Kiến Thức) - Trước Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, từ thời Triệu và Lý, nước ta đã có những bộ sách biên niên và các chức sử thần biên chép sách ấy.

Từ những bản biên niên thời Triệu
Từ trước đến nay nhiều người vẫn cho rằng nước ta có sử từ đời Trần (1225 - 1399) và Lê Văn Hưu là người vâng lệnh vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) đầu tiên đứng ra biên soạn bộ Đại Việt sử ký. Điều đó có nét đúng, nhưng chưa đầy đủ bởi trước Đại Việt sử ký đã có những bản biên niên ghi chép những việc trọng yếu trong nước.
Từ đời Triệu Đà (207 - 137 TCN) đã có chức nội sử. Trong bức thư của Triệu Đà gửi Hán Văn Đế, có nói đến nội sử Phan, đó là một sử quan đời Triệu. Đến đời Lý (1010 - 1224) đã có những bộ sách về loại hiến chương như Ngọc điệp, Hình thư... chắc chắn đã có sử thần làm việc biên chép những sách ấy. Điều đáng buồn là do biến thiên của thời gian và tản mát sau những cơn binh lửa nên không còn biết rõ sử của nội sử Phan đời Triệu và Ngọc điệp, Hình thư của thời Lý ra sao.
Trước Lê Văn Hưu có ông Trần Tấn, được vua Trần Thái Tông dùng là Tả tàng rồi thăng lên chức Hàn trưởng, có làm Việt chí, nhưng thất truyền, nên cũng không rõ được nội dung. Trong An Nam chí lược, Lê Tắc nói đến Trần Tấn trước rồi mới nói tới Lê Văn Hưu sau (hai sử thần ấy đều là người đồng thời với nhau, cùng sống dưới triều vua Trần Thái Tông). Cũng theo Lê Tắc, công việc của Trần Tấn là khởi đầu làm ra và Lê Văn Hưu là người sửa sang tu chỉnh. Như vậy, Trần Tấn là một sử thần đời Trần đã đứng ra làm Việt chí.
Tranh minh họa.
Tranh minh họa. 
Đại Việt sử ký
Khi làm bộ Đại Việt sử ký, sử thần Lê Văn Hưu, một đại thủ bút đời Trần, tìm nhặt tài liệu ở các sử cũ và trong mọi sách vở, biên thành 30 quyển. Trên kể từ đời Triệu Vũ Đế, dưới chép đến đời Lý Chiêu Hoàng (từ 207TCN - 1224 SCN).
An Nam chí lược
Lê Tắc soạn An Nam chí lược sau khi phản bội nhà Trần sang hàng nhà Nguyên. Bộ sách An Nam chí lược gồm 20 quyển, mỗi quyển trên dưới 10 tờ. Trong bài tựa của mình, Lê Tắc nói "... khoảng mười năm đã đi khắp nửa phần đất nước, nên đối với sông, núi, đất đai cũng biết rõ được đôi chút... nhân lúc rảnh, chắp nhặt thu thập lại, rồi lượm thêm quốc sử các đời, đồ kinh Giao Chỉ và điển cố ở đời nhất thống ngày nay làm thành bộ An Nam chí lược".
Đại Việt sử ký tục biên
Đại Việt sử ký tục biên do sử thần Phan Phu Tiên chép tiếp từ đời Trần Thái Tông đến lúc Lê Lợi quét sạch giặc Minh (tất cả những diễn biến trong thời gian 203 năm 1225 - 1428).
Đại Việt sử ký toàn thư
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên, người Chúc Ly, huyện Chương Đức, vâng mệnh vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) chép từ thời Hồng Bàng đến thập nhị sứ quân (loạn 12 sứ quân) gọi là ngoại kỷ, từ Đinh Tiên Hoàng (968 - 979) đến Lê Thái Tổ (1428 - 1433) gọi là bản kỷ.
Việt sử thông giám
Bộ Việt sử thông giám do Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, Hải Dương vâng mệnh vua Lê Tương Dực (1509 - 1515) cũng theo như Đại Việt sử ký toàn thư chép từ thời Hồng Bàng đến 12 sứ quân là ngoại kỷ và từ Đinh Tiên Hoàng đến năm vua Lê Thái Tổ mới đại định là bản kỷ. Lại chép tiếp từ đó đến đời Thuỵ Khánh, niên hiệu vua Lê Uy Mục (1505 - 1508).
Đại Việt tổng luận
Bộ Đại Việt tổng luận do Lê Tung, đỗ tiến sĩ đời Lê Hồng Đức (1470 - 1497), sử thần thời Lê Tương Dực (1509 - 1515) soạn. Đại Việt tổng luận tóm tắt việc làm của các vua chúa. Bắt đầu từ hai vua nhà Đinh đến 12 đời vua nhà Trần.
Vịnh sử thi tập
Đặng Khiêm, người đời Lê Chiêu Tông (1516 - 1521) vâng mệnh nhà vua làm ra.
(còn nữa)...

Văn minh Việt cổ “bị đánh cắp” như thế nào?

(Kiến Thức) - Những cứ liệu trong lịch sử Trung Quốc chứng tỏ người Việt có nhiều phát minh vĩ đại, trong đó, lịch rùa chứng minh Việt Nam ra đời trước Trung Quốc.

GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông đã tìm ra những chứng cứ chứng minh về những phát minh lý thú của người Việt trong thời kỳ dựng nước bị kẻ xâm lược cố tình xóa bỏ và đánh tráo. Đó là nền văn hóa nhân bản - là nền văn minh "Lịch toán - Nông nghiệp"...

Sĩ Nhiếp được đánh giá như thế nào?

(Kiến Thức) - Giới khoa học đã có đánh giá, nhận xét về con người Sĩ Nhiếp với nước ta, nói cách khác là ảnh hưởng văn hoá Nho giáo từ Trung Hoa sang VN.

Những nhận xét khác nhau về công trạng
Sách Việt Điện U Linh của Cao Huy Diên viết: "Sĩ Phủ quân (Sĩ Nhiếp) đem gợn sóng thừa của sông Thù, sông Tử cho chảy dần sang Nam Hải"... Phía Bắc thì thờ đại Hán, phía Đông thì chịu khuất phục nước Cường Ngô, anh em đều cầm đầu các quận, vinh diện một thời, tưng bừng bút mực... Vương hiệu là do người trong châu tự mình xưng hô, chứ ông vốn chưa hề ngang nhiên tự tôn tự đại như quan Uy Triệu Đà ở Nam Hải đã ngồi xe Hoàng ốc cắm cờ tá đạo đó... Sống được vinh danh, chết còn hiển hách, oanh liệt một thời.... Đẹp thay, ít ai bì kịp! Xét ra thật hiếm thấy vậy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới