Lý giải sự bất lực của lực lượng an ninh miền đông Ukraine

(Kiến Thức) - Những kẻ chỉ điểm và nỗi lo bị bắt đang dần xói mòn hàng nghàn cảnh sát và lực lượng an ninh Ukraine tại miền đông nước này.

Lý giải sự bất lực của lực lượng an ninh miền đông Ukraine
Tấm gương từ Berkut
Vào ngày 27/4, trung úy Vitali Artyukh, phó chỉ huy một đội cảnh sát đặc nhiệm đang làm nhiệm vụ gác tại trụ sở đài truyền hình địa phương tại Donetsk cùng hàng chục nhân viên cảnh sát được vũ trang. Tuy nhiên, khi những người biểu tình thân Nga tiến vào đài truyền hình này đã không gặp bất cứ sự cản trở nào. Những người biểu tình chỉ có một số ít là người đeo mặt nạ đem theo gậy và khiên kim loại, phần đông là người dân địa phương với nhiều người già. Chỉ trong vòng vài giờ sau đó, kênh truyền hình địa phương Channel 27 đã chuyển sang phát sóng kênh truyền hình Rossiya của Nga.
Vụ chiếm đài truyền hình địa phương chỉ là một trong rất nhiều vụ chiếm đóng các tòa nhà chính phủ của người biểu tình Donetsk trong vòng 2 tuần vừa qua. Tất cả các vụ này đều sử dụng chung một chiến thuật. Nếu ban đầu, các lực lượng an ninh vẫn còn những sự phản kháng nhất định thì bây giờ, họ cho thấy sự buông tay hoàn toàn.
Lý luận của các lực lượng an ninh Donetsk vô cùng đơn giản: họ bị kẹp giữa Nga và Ukraine. Nếu Nga đưa quân vào Ukraine, cảnh sát Donetsk có thể phải đối mặt với phiên tòa chiến tranh do sử dụng bạo lực chống lại thường dân. Về phía chính phủ Kiev, họ cũng sẽ sẵn sàng biến lực lượng cảnh sát, an ninh Donetsk thành "con dê tế thần". Tấm gương của lực lượng Berkut vẫn còn rất mới khi lực lượng này bị giải tán vào hồi tháng 2 sau khi tuân lệnh chống lại người biểu tình. Hàng chục sĩ quan Berkut bị đối mặt với tội danh giết người hàng loạt.
Người biểu tình đôi co với cảnh sát chống bạo động Ukraine tại Donetsk ngày 28/4.
Người biểu tình đôi co với cảnh sát chống bạo động Ukraine tại Donetsk ngày 28/4.
“Chúng tôi biết kết quả. Mệnh lệnh chống lại những người biểu tình sẽ khó có thể được tuân theo. Đó sẽ là một cuộc tắm máu và không ai chấp nhận điều đó”, ông Artyukh trả lời tờ Time bên ngoài đài truyền hình bị chiếm đóng.
"Sự bất lực của lực lượng cảnh sát là một phần trong cái bẫy của Moscow dành cho Kiev tại miền đông Ukraine. Các kênh truyền thông của Nga liên tục đăng tải các thông tin về việc Kiev đang tiến hành chiến tranh chống lại người dân Ukraine cũng như làm nổi bật các lực lượng ủng hộ liên bang hóa", truyền thông phương Tây cáo buộc Nga.
Điều này khiến cho lực lượng an ninh và cảnh sát của Ukraine tại miền đông bị vô hiệu hóa nhanh chóng. Lực lượng sĩ quan cảnh sát Ukraine bị xói mòn do mất tinh thần vì bị người dân địa phương kết tội phản quốc, một số sĩ quan khác lựa chọn việc ra khỏi ngành. Quá trình này khiến cho Kiev chỉ có một lựa chọn duy nhất: sử dụng quân đội để chiếm lại quyền kiểm soát ở miền đông. Đó cũng là một cái cớ cho Moscow đưa quân vào Ukaine dưới vỏ mọc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình - phương Tây luôn nhận định như vậy mặc dù Nga trước sau như một luôn khẳng định không đưa quân vào miền đông Ukraine.
Vòng lẩn quẩn ở miền đông Ukraine
Tuy nhiên, mọi việc cũng sẽ không khác nhiều đối với Kiev kể cả khi Nga không đưa quân vào Ukraine. Kiev đang đánh mất quyền kiểm soát đối với các tỉnh miền đông như Donetsk và Lugansk khi người biểu tình tiếp tục chiếm đóng các tòa nhà chính quyền địa phương.
Trong ngày 29/4, thống đốc tỉnh Donetsk Serhiy Taruta đã tổ chức cuộc họp các thị trưởng trong khu vực vẫn còn công nhận quyền lực của Kiev. Cuộc họp được tổ chức tại một phòng họp thương mại bên ngoài thành phố Donetsk do văn phòng thống đốc đã bị người biểu tình chiếm đóng. Trong cuộc họp, thống đốc Serhiy Taruta đưa ra thông điệp của Kiev về việc, chính quyền địa phương sẽ phải tự cứu bản thân họ.
Kiev đang chuẩn bị tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 15/6 cho phép các tỉnh miền đông có nhiều quyền tự trị hơn mà không cần ly khai hoàn toàn.
“Giải thích với những người dân địa phương, họ sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý. Nhưng cuộc trưng cầu dân ý này sẽ theo đúng pháp luật thay vì tổ chức một cách hỗn loạn”, ông Taruta giải thích.
Tuy nhiên đáp lại yêu cầu của Thống đốc Taruta, Thị trưởng Konstantinovka Sergey Davydov lại cho rằng khó có thể tổ chức trưng cầu dân ý với 3 tay súng ở trong văn phòng thị trưởng.
Các phần tử vũ trang đứng gác ngoài tòa thị chính Konstantinovka.
 Các phần tử vũ trang đứng gác ngoài tòa thị chính Konstantinovka.
Theo ông Sergey Davydov, 3 tay súng đã tiến vào văn phòng của ông này vào ngày 29/4 và cho biết sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 11/5 về việc ly khai Donetsk khỏi Ukraine và ông thì hoàn toàn “đơn độc” để chống lại cuộc trưng cầu dân ý kể trên.
Điều duy nhất ông Taruta có thể làm là đưa ra lời kêu gọi tăng thêm số lượng nhân viên thực thi luật pháp do hiệu suất làm việc thấp của các cơ quan thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, các quan chức Donetsk cũng như công chúng khó có thể trông chờ vào các lực lượng cảnh sát và an ninh địa phương sau những màn thể hiện đáng thất vọng của họ. Trong cuộc ẩu đả gần đây nhất giữ người ủng hộ Ukraine thống nhất và những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa Ukraine, lực lượng cảnh sát chống bạo động đã không thực hiện được việc kiềm giữ 2 phe. Nhiều cảnh sát thậm chí còn đứng ngoài khu vực lộn xộn cũng như không thực hiện bất cứ vụ bắt giữ nào. Khoảng 20 người đã bị thương sau cuộc ẩu đả.
3 đặc nhiệm Alpha bị bắt giữ ở Donesk
3 đặc nhiệm Alpha bị bắt giữ ở Donesk
Chi nhánh của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) tại Donetsk cũng diễn ra tình trạng tương tự về hiệu suất làm việc thấp. Cuối tuần qua, 3 nhân viên của SBU tại Donetsk đã bị người biểu tình bắt giữ và chuyển tới Slavyansk.
SBU cũng đã thừa nhận việc 3 nhân viên thuộc lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố Alpha đã bị bắt khi được gửi tới Donetsk để thu thập thông tin tình báo về các chiến binh ly khai và cho biết 3 nhân viên bị bắt giữ do thông tin bị rò rỉ từ bên trong SBU. Theo nguồn tin của tờ TIME, thông tin đã bị chính người chỉ huy chiến dịch tình báo này tiết lộ.
Với ông Igor Smeshko – người đứng đầu SBU từ năm 2003-2005, vụ bắt giữ này là một cú sốc với ông. Theo ông Igor Smeshko, giới cầm quyền các tỉnh miền đông Ukraine từ lâu đã bắt tay với các lực lượng tội phạm địa phương và cất nhắc các quan chức an ninh chỉ để phù hợp với lợi ích của họ.
“Trong vòng 20 năm trở lại đây, giới cầm quyền phía đông Ukraine đã có nhiều ảnh hưởng lên việc chính quyền Kiev cất nhắc cảnh sát trưởng cũng như người đứng đầu cơ quan an ninh tịa địa phương. Không những thế, họ còn có thể gây ảnh hưởng lên việc chỉ định người chỉ huy quân đội tại khu vực”, tờ TIME dẫn lời ông Igor Smeshko.
Theo ông Smeshko, điều duy nhất Kiev có thể làm là thực hiện một vụ thanh trừng lớn trong lực lượng cảnh sát cũng như an ninh Ukraine.
Cải cách có mang đến hiệu quả?
Ngày 26/4, Tổng thống lâm thời Ukraine Olekasandr Turchynov đã công bố sẽ cải cách các đơn vị an ninh bao gồm cả văn phòng công tố viên.
Để hưởng ứng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cũng cho biết Bộ Nội vụ đang tổ chức thanh trừng nội bộ các lực lượng an ninh Ukraine do nhiều nhân viên từ chối chống lại người biểu tình.
Tuy nhiên, việc này dường như không ảnh hưởng nhiều đến sĩ quan cảnh sát ở Donetsk, những người phải trực tiếp phân biệt giữa những kẻ khủng bố và thường dân.
Những sĩ quan cảnh sát như trung úy Vitali Artyukh đều không có ý định mạo hiểm tự do cũng như cuộc sống của mình để sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình. Vì vậy, khi người biểu tình tiến vào trụ sở đài truyền hình địa phương – cũng là tòa nhà trung úy Vitali Artyukh được lệnh canh gác, ông đã ra lệnh cho các nhân viên cảnh sát rút khỏi hiện trường.
“Chúng tôi không thể làm gì vào lúc này”, trung úy Vitali Artyukh nói.

Ukraine kêu gọi cảnh sát Berkut quay lại phục vụ

(Kiến Thức) - Bộ Nội vụ Ukraine vừa kêu gọi các thành viên của lực lượng cảnh sát Berkut quay lại phục vụ nhằm đẩy mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc.

Ukraine kêu gọi cảnh sát Berkut quay lại phục vụ
Bộ Nội vụ Ukraine kêu gọi các binh lính cũ của lực lượng cảnh sát chống bạo động Berkut cùng bảo vệ sự thống nhất của đất nước với khẩu hiệu "Mẹ Tổ quốc Ukraine cần sự giúp đỡ của các bạn". Trước đó, chính phủ lâm thời Kiev từng gán cho các thành viên Berkut các biệt danh như côn đồ và tội phạm.
“Chúng tôi, các thành viên của Hội đồng Bộ Nội vụ Ukraine kêu gọi các thành viên Berkut quay trở lại phục vụ. Các bạn luôn là những người ưu tú trong các lực lượng an ninh. Vào ngày lễ Phục Sinh, chúng tôi kêu gọi mọi người không thờ ơ với số phận của đất nước. Người dân Ukraine hãy hòa giải và đoàn kết để củng cố xã hội cũng như ngặn chặn xung đột và sự thiếu tôn trọng lẫn nhau”, thông báo của Bộ Nội vụ Ukraine xuất hiện trên website của cơ quan này cho hay.

Đặc nhiệm Berkut từ chối phục vụ chính quyền Ukraine

(Kiến Thức) - Chủ tịch Hội cựu chiến binh Berkut cho rằng, không có bất kỳ thành viên nào của Berkut đáp lại lời kêu gọi quay lại phục vụ của chính phủ Kiev.

Đặc nhiệm Berkut từ chối phục vụ chính quyền Ukraine
Bộ Nội vụ Ukraine vừa kêu gọi các cựu thành viên lực lượng đặc nhiệm Berkut quay trở lại gia nhập quân đội Ukraine. Tuy nhiên, các cựu thành viên Berkut đều đang tỏ thái độ hoài nghi với lời mời này.
"Ukraine đang thành lập lực lượng Vệ binh Quốc gia với thiếu niên và người già, những người không được huấn luyện bài bản", Chủ tịch Hội cựu chiến binh Berkut Vladimir Krashevsky trả lời hãng tin RT.

Mỹ thất thế với Nga ra sao trong khủng hoảng Ukraine?

(Kiến Thức) - Với những bước đi thiếu thận trọng trong phản ứng về khủng hoảng Ukraine, chính quyền Washington đã nhận một số thất bại đáng nhớ trong cuộc so găng với điện Kremlin.

Mỹ thất thế với Nga ra sao trong khủng hoảng Ukraine?
Dường như không ai muốn nói thẳng ra sự “thất thế” của Mỹ trước Nga trong khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền Obama đã có những động thái thiếu khôn ngoan ở vụ này và dẫn tới tổn thất khá to lớn.
Dư luận quốc tế có thể xem việc vụ lật đổ Tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych là một minh chứng để soi xét cho những “bước đi thiếu cẩn trọng” của Mỹ ở cuộc đua tranh giành vị thế giữa Nga và Mỹ này, được biểu hiện thông qua các quyết sách của ông Putin và ông Obama. Ở đó, ông Obama được nhìn nhận là một võ sĩ hạng bán trung khá yếu thế so với đai thủ dạn dày kinh nghiệm như ông Putin.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.