Lý giải nguyên nhân Nga không bao giờ tin NATO

(Kiến Thức) - Nga không thể tin tưởng NATO khi liên minh này được thành lập để "đẩy Nga ra ngoài" cũng như liên tục áp sát biên giới Nga.

Lý giải nguyên nhân Nga không bao giờ tin NATO
NATO: liên minh được lập ra để đẩy Nga ra ngoài
Trong cuộc điện đàm ngày 28/4 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu và người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel, ông Shoigu miêu tả hành động của các binh sĩ Mỹ và NATO gần biên giới Nga là “không thể chấp nhận”.
Đáp lại, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đảm bảo với Nga về việc NATO không có ý định “khiêu khích hoặc bành trướng” và Nga nên biết điều đó.
Binh sĩ Mỹ đến tập trận ở Ba Lan.
Binh sĩ Mỹ đến tập trận ở Ba Lan.
Tuy nhiên, Kremlin sẽ không bao giờ tin tưởng NATO. Mối lo ngại về liên minh quân sự NATO đã thấm vào ý thức của người Nga.
Em Ilya Saraev, học sinh 15 tuổi tại trường Thiếu sinh quân Số 1 Moscow trả lời CNN: “NATO có thể là bạn với Nga, nhưng tại sao NATO tiếp cận biên giới Nga ngày càng nhiều hơn?".
Phương Tây từng hứa hẹn với Tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov về việc các lực lượng NATO sẽ không di chuyển thêm bất cứ bước nào về phía đông. Tuy nhiên, lời hứa này dường như bị phương Tây bỏ quên khi NATO kết nạp thêm hàng loạt các nước Liên Xô cũ như Ba Lan, Latvia. NATO cho rằng lời hứa với ông Gorbachyov không tồn tại và Nga không có bằng chứng nào về việc đó.
Về phần mình, NATO cho rằng liên minh này đã rất cố gắng để biến Nga trở thành đối tác. NATO và Nga đã có những hợp tác trên nhiều lĩnh vực bao gồm chống chủ nghĩa khủng bố, giải cứu tàu ngầm, chống buôn bán ma túy và lên kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp.
Liên minh này cho rằng, việc chống NATO của Nga là một cố gắng để hướng sự chú ý của công luận ra xa các hành động của nước này tại Ukraine. Hầu hết các hợp tác đều được loại bỏ sau các lệnh trừng phạt của phương Tây dành cho Nga do khủng hoảng ở Ukraine.
Nhìn từ phía Nga, cái được gọi là hợp tác NATO-Nga chỉ là một lớp vỏ bọc, ông Vladimir Batyuk – nghiên cứu viên tại Viện Mỹ và Canada cho biết.
“Sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nga đã nhiều lần muốn trở thành thành viên NATO nhưng Mỹ luôn ngăn cản điều này”, ông Vladimir Batyuk khẳng định.
Trước đó, Tổng thư ký NATO đầu tiên là Lord Hastings Ismay từng tuyên bố liên minh này nhằm đẩy Nga ra ngoài, cho phép Mỹ vào và hạ thấp vai trò của Đức ở châu Âu.
Ukraine: giọt nước tràn ly
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố trong thông điệp liên bang lý giải về việc Nga sáp nhập Crimea nhằm bảo vệ Sevastopol – cũng là nơi hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân, khỏi bàn tay của NATO.
“Nếu chúng ta không làm gì, Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO trong tương lai và tàu của NATO sẽ đến cảng Sevastopol – thành phố của niềm tự hào Hải quân Nga”, ông Putin phát biểu.
Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yetsenyuk từng cho biết, việc Ukraine tham gia NATO không phải là một ưu tiên, với tình trạng khủng hoảng hiện nay của nước này thì việc trở thành thành viên của NATO là điều không tưởng.
Binh sĩ Nga trong chiến dịch sáp nhập Crimea.
Binh sĩ Nga trong chiến dịch sáp nhập Crimea.
NATO từng đưa ra kế hoạch hành động cho Ukraine và Gruzia để trở thành thành viên của liên minh quân sự tại Hội nghị thượng đỉnh Bucharest năm 2008. Kế hoạch này đã bị hoãn lại nhưng Nga không quên điều đó. Nhất là khi một chính quyền thân phương tây được dựng lên ở Ukraine sau khi ông Yanukovych bị lật đổ thì vấn đề Ukraine lại càng trở nên cấp bách với Nga. Việc để Ukraine trở thành vệ tinh của NATO là một sai lầm không thể trả giá được với Tổng thống Putin.
Việc Mỹ gửi 600 binh sĩ tới các nước Baltic và Ba Lan để tập trận cũng là một sự xúc phạm dành cho Nga. Điều này lý giải vì sao Nga mất niềm tin vào phương Tây.
Ông Batyuk cho rằng, ấn tượng của dư luận về NATO đã xấu đi rất nhiều kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Trước kia, mọi người có thể bỏ qua các tuyên truyền của Kremlin về NATO vì cho rằng đó chỉ là "bài tuyên truyền". Nhưng hiện tại, mọi việc đã khác.
“Một loạt những sai lầm trong quan hệ giữa Nga và phương Tây sau Chiến tranh Lạnh đã tạo ra sự nghi ngờ về phía Nga đối với chính sách của phương Tây nói chung và NATO trong trường hợp cụ thể”, ông Batyuk cho biết.
Một trong những lý do ông Putin nhận được sự ủng hộ sau khi sáp nhập Crimea. Việc Nga sáp nhập Crimea đã tạo cho công chúng ấn tượng rằng, cuối cùng Nga đã đứng dậy cho quyền lợi của họ sau khi nhẫn nhục trong thời gian dài.

Ba Lan khẩn thiết “xin” 10.000 quân thường trú từ NATO

(Kiến Thức) - Nhằm bảo vệ an toàn trước người Nga, đại diện Ba Lan đã khẩn thiết yêu cầu NATO triển khai 10.000 quân thường trú tại lãnh thổ họ.

Ba Lan khẩn thiết “xin” 10.000 quân thường trú từ NATO
Cụ thể, tại sự kiện hôm 1/4 này, Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski đã “xin” hai lữ đoàn bộ binh cơ giới nặng (với khoảng 5.000 quân mỗi lữ đoàn) tới đóng trên lãnh thổ của Ba Lan trong thời gian tới. Ba Lan hiện có khoảng 22,5 Km đường biên giới chung với chủ thể Kaliningrad của Nga.
“Sẽ là rất quan trọng khi tất cả thành viên được đón nhận cùng một mức độ an ninh. Ba Lan đã là thành viên của NATO trong 15 năm qua. Do vậy, chúng tôi yêu cầu việc triển khai một lượng quân thường trú trên lãnh thổ nhằm đảm bảo an ninh quốc gia”, Ngoại trưởng Sikorski phát biểu.

NATO so găng Nga thế nào đằng sau cái cớ Ukraine?

(Kiến Thức) - Nga và NATO ngày càng leo thang căng thẳng sau khi khối Bắc Đại Tây Dương tuyên bố chấm dứt hợp tác với Moscow.

NATO so găng Nga thế nào đằng sau cái cớ Ukraine?

Về phần mình, Nga đã tuyên bố triệu hồi đại diện quân sự tại NATO về nước. Moscow nhấn mạnh rằng, quan hệ đối tác tiếp theo sẽ được xây dựng trên cơ sở các bước đi thực tế của khối Bắc Đại tây Dương.

 

Chân dung lãnh đạo người biểu tình miền đông Ukraine

(Kiến Thức) -  Denis Pushilin và cựu lính Hồng quân Liên Xô Vyacheslav Ponomaryov trở thành hai ngôi sao sáng trong hàng ngũ lãnh đạo phe biểu tình ở miền đông Ukraine.

Chân dung lãnh đạo người biểu tình miền đông Ukraine

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.