Lý giải ngày Thất tịch được gọi là Valentine phương đông

Đối với người Việt Nam và một số nước châu Á khác, 7/7 âm lịch là ngày gắn với chuyện tình khiến trời cũng phải cảm động, và được coi là ngày Valentine phương Đông.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có câu chuyện về chàng trai chăn trâu và tiên nữ dệt vải yêu nhau, nhưng bị chia cắt bởi thân phận và con sông Ngân. Họ chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7/7 âm lịch, ngày mà thế gian ngập tràn nước mắt mừng tủi của họ, mà dân gian gọi là mưa ngâu.
Ly giai ngay That tich duoc goi la Valentine phuong dong
 Ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là ngày Ngưu lang Chức nữ.
Trong câu chuyện của người Việt, chàng trai nghèo tình cờ gặp Chức nữ (tiên nữ dệt vải) trong rừng khi nàng cùng các tiên nữ khác xuống hồ tắm. Bị chàng trộm mất đôi cánh tiên, Chức nữ không thể về trời và ở lại làm vợ chàng. Khi đã có với nhau một mặt con, một hôm khi chồng đi vắng nàng phát hiện ra đôi cánh tiên của mình giấu trong thúng thóc, bèn đưa con chiếc lược dặn trao cho cha, rồi về trời mất.
Người chồng mang con lặn lội trải qua bao nhiêu khó khăn mới lên được cung trời tìm vợ, nhưng mối nhân duyên của họ không được nhà trời chấp nhận nên họ chỉ có thể lén lút gặp nhau. Luật trời cấm người trần ở lại thượng giới nên sau vài hôm, Chức nữ đành tiễn chồng con ra về. Cùng với cơm ăn đường, nàng đưa cho 2 cha con chiếc trống, dặn khi xuống đến nơi thì đánh để trên này biết mà cắt dây.
Dọc đường, con đói, người chồng mang cơm ra cho con ăn. Đứa trẻ làm cơm vãi lên mặt trống, đàn quạ sà vào mổ. Chức nữ nghe tiếng trống, cắt dây khiến hai cha con rơi xuống biển.
Ngọc hoàng biết chuyện thương xót, cho đưa cả hai cha con lên trời, giao cho chàng trai công việc chăn trâu (vì thế chàng được gọi là Ngưu lang) ở bên kia sông Ngân.
Ở bên này sông, Chức nữ ngày ngày dệt vải mà đau lòng nhớ chồng con. Mỗi năm họ chỉ được phép gặp nhau 1 ngày vào 7/7, đàn quạ phải đội đá bắc cầu cho họ. Ngày hội ngộ này vợ chồng Ngưu lang ôm nhau khóc nên trời mưa tầm tã...
Người Nhật Bản kể, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái dệt lụa rất giỏi tên là Tanabata-tsume (còn gọi là Orihime). Nàng đem lòng thương mến anh chàng chăn bò Hikoboshi.
Vì thương con nên Ngọc Hoàng gả công chúa cho chàng chăn bò. Sau khi cưới, hai vợ chồng quá quấn quít lấy nhau, cả ngày chỉ biết đi chơi nên bỏ mặc công việc. Nàng thì không dệt vải, chàng để đàn bò đi lạc lên cung trời.
Các vị thần tức giận, phạt đưa hai người về hai bên bờ sông Ngân, mỗi năm chỉ cho gặp nhau một lần vào ngày 7/7. Vào ngày này, đàn chim ô thước sống bên hai bờ sông sẽ lấy thân mình làm cầu cho họ qua. Nếu trời mưa thì đàn chim không thể bắc cầu và hai người sẽ không thể gặp nhau.
Còn người Trung Quốc kể rằng, Chức nữ - tiên dệt vải trên trời - dạo chơi dưới trần, mê tiếng tiêu của Ngưu lang rồi nên duyên vợ chồng. Do phạm thiên quy nên thiên đình sai người bắt nàng về. Ngưu lang khoác bộ da trâu đuổi theo tới thiên đình, sắp đuổi kịp thì Vương Mẫu lấy cây trâm ngọc vạch một đường cách ngăn giữa Ngưu lang và Chức nữ, tạo nên sông Ngân. Chức nữ do quá đau khổ nên hàng ngày đều rửa mặt bằng nước mắt.
Thiên Đế cảm động chuyện tình này nên cho phép mỗi năm vào ngày 7/7 hai người được gặp nhau. Tất cả chim muông cứ vào ngày này phải bay về trời để bắc cầu cho họ.
Ngày Thất tịch trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu lang và Chức nữ khi gặp nhau. Dân gian Việt có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền".
Nếu trời không mưa, đêm Thất tịch, chúng ta có thể ngắm sao Ngưu lang và sao Chức nữ trên bầu trời. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm các sao này trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.
Mặc dù được kể khác nhau ở các nước với nhiều dị bản nhưng nhìn chung, chuyện Ngưu lang Chức nữ đều nói về tình yêu son sắt dù phải cách xa vẫn luôn nhớ nhung và mong ngày đoàn tụ, về khao khát được bên nhau của lứa đôi, và về tình yêu vượt qua mọi trở ngại...
Vì thế, vào ngày này, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, đơm hoa kết trái. Ngày Thất tịch được gọi là ngày Valentine phương đông là do vậy.

Người Trung Quốc xưa đón Lễ tình nhân thế nào?

(Kiến Thức) - Vào ngày lễ Thất Tịch (7/7 âm lịch), thiếu nữ Trung Quốc xưa thường xâu chỉ đỏ vào kim với ước vọng tìm được lang quân như ý.

Ngày lễ tình yêu truyền thống của Trung Quốc (7/7 âm lịch) có nguồn gốc từ câu chuyện tình lãng mạn và bi thương của đôi uyên ương Ngưu Lang và Chức Nữ. Chuyện tình đẹp như mơ của họ có nhiều biến thể khác nhau. Một trong số đó mô tả câu chuyện diễn ra vào thời kỳ Ngọc Hoàng Thượng Đế là nhân vật tối thượng cai quản mọi việc ở trên thiên đình cũng như ở dưới hạ giới. Ngọc hoàng có 7 người con gái. Trong số những nàng công chúa, Người đặc biệt yêu quý công chúa út bởi cô là người thông minh nhất, đẹp nhất và tài năng nhất. Cô cũng là người có kỹ năng dệt vải “đỉnh” nhất so với 6 người chị. Cô công chúa đó chính là Chức Nữ.

Bí mật chưa từng hé lộ ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau

(Kiến Thức) - Vào ngày lễ Thất Tịch (7/7 âm lịch) tức ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau, thiếu nữ Trung Quốc xưa thường xâu chỉ đỏ vào kim với ước vọng tìm được lang quân như ý.

Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau
Ngày lễ tình yêu truyền thống của Trung Quốc (7/7 âm lịch) tức ngày lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ câu chuyện tình lãng mạn và bi thương của đôi uyên ương Ngưu Lang và Chức Nữ.  
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-2
 Chuyện tình đẹp như mơ của họ có nhiều biến thể khác nhau. Một trong số đó mô tả câu chuyện diễn ra vào thời kỳ Ngọc Hoàng Thượng Đế là nhân vật tối thượng cai quản mọi việc ở trên thiên đình cũng như ở dưới hạ giới. Ngọc hoàng có 7 người con gái. 
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-3
 Trong số những nàng công chúa, Người đặc biệt yêu quý công chúa út bởi cô là người thông minh nhất, đẹp nhất và tài năng nhất. Cô cũng là người có kỹ năng dệt vải “đỉnh” nhất so với 6 người chị. Cô công chúa đó chính là Chức Nữ. 
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-4
 Vào một ngày nọ, 7 chị em Chức Nữ cảm thấy cuộc sống trên thiên đình thật buồn chán, tẻ nhạt nên đã quyết định xuống trần gian thăm thú. Khi xuống hạ giới ngao du phong thủy, họ nhìn thấy và bị hút hồn bởi một hồ nước tuyệt đẹp, những bông hoa đầy màu sắc, tiếng chim hót, màu xanh của cỏ cây, hoa lá xung quanh.
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-5
Họ quyết định xuống tắm hồ. Nhưng khi đang ngâm mình dưới nước thì bầu trời trong xanh bỗng chuyển sang màu xám và đen kịt, gió thổi mạnh và sau đó ít lâu mưa trút xuống. 7 công chúa nhỏ của Ngọc hoàng nhận ra đó là tín hiệu của vua cha gọi về. Do đó, họ vội vã lên bờ, mặc xiêm y và bay trở về trời.  
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-6
 Riêng quần áo của Chức Nữ bị gió mạnh cuốn đi nên cô không thể cùng những người chị trở về trời. Khi đó, Ngưu lang đã vô tình nhặt được xiêm y của Chức Nữ và trả lại cho cô. Gặp chàng, Chức Nữ đã trúng tiếng sét ái tình. 
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-7
Sau khi trở về thiên đình, Chức Nữ thường xuyên quan sát, ngắm nhìn người yêu Ngưu Lang từ trên trời. Cô đã tâm sự với những người chị về tình yêu mãnh liệt của mình dành cho chàng trai chăn trâu chốn phàm trần. Cuối cùng, cô quyết định rời thiên đình và xuống hạ giới kết nghĩa phu thê với Ngưu Lang. Khi đã thành thân với nhau, mỗi ngày Ngưu Lang đều đi chăn trâu, ra đồng cỏ làm việc trong khi Chức Nữ ở nhà dệt vải, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Cuộc sống hạnh phúc của hai người không kéo dài được bao lâu thì bị Ngọc hoàng Thượng đế phát hiện. Người vô cùng tức giận và cử tướng lĩnh xuống trần thế đưa con gái về thiên đình.
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-8
Vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ chống trả quyết liệt nhưng đối phương quá mạnh nên đành chịu thua. Tưởng đã vĩnh viễn mất đi người vợ yêu quý, đột nhiên, Ngưu Lang được con bò biết nói tiếng người mách lối rằng: “Hãy tóm lấy sừng của tôi. Nó sẽ giúp người đuổi kịp vợ và có thể ở bên cô ấy mãi mãi. Người hãy đặt những đứa con bé nhỏ vào trong sọt tre và mang chúng đi cùng. Tôi thực ra là một vị thần nhưng đã phá vỡ một trong những quy tắc, luật lệ của thiên đình nên bị Ngọc Hoàng Thượng Đế trừng phạt. Tôi bị giáng xuống hạ giới và phải sống trong thân xác của loài bò. Hãy làm theo lời tôi. Nhanh lên nếu không sẽ không kịp”.
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-9
 Thấy vậy, Ngưu Lang làm theo lời chỉ dẫn của vị thần trên. Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu đã hóa phép khiến trời nổi giông bão, gây ra một trận lụt rất lớn. Khi bão tan, vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ bỗng phát hiện ra hai người bị chia cách bởi hai bờ sông Ngân. Vị thần bò không thể bay qua con sông đó để giúp họ đoàn tụ. Cảm động trước mối tình của hai người, một triệu con chim từ khắp nơi bay đến ghép thành một cây cầu đặc biệt giúp Ngưu Lang có thể đi bộ sang bờ bên kia gặp Chức Nữ. Mặc dù được đàn chim giúp đỡ nhưng Ngọc Hoàng vẫn chia cắt được đôi uyên ương.
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-10
 Sau khi chia cắt tình yêu mãnh liệt của con gái, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7/7 âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu. Vì thế, cứ đến ngày đó, người ta không thấy một con chim nào trên bầu trời vì họ tin rằng, chúng đã đi bắc cầu Ô Thước cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Đặc biệt, ngày 7/7 trời thường đổ mưa cũng được cho là những giọt nước mắt đoàn tụ của cặp vợ chồng người phàm – thần tiên.
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-11
 Cho đến nay, người dân Trung Quốc luôn coi ngày 7/7 âm lịch hàng năm là Ngày Lễ tình nhân của mình và tổ chức nhiều hoạt động nhằm tưởng nhớ đến mối tình bi thương của Ngưu Lang - Chức Nữ. Cụ thể, nhiều gia đình Trung Quốc sống trong khoảng thời gian từ năm 206 trước công nguyên đến năm 220 sau công nguyên thường đặt hoa quả bên ngoài cửa sổ vào ngày Thất tịch để tỏ lòng tôn kính đôi uyên ương trên. Thêm vào đó, người ta còn tổ chức cuộc thi xâu kim dưới ánh trăng dành cho những cô gái trẻ. Phong tục độc đáo trên vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-12
 Còn ở miền Đông Nam Trung Quốc, những thiếu nữ sẽ thả một chiếc kim vào bát nước. Khi đó, nó sẽ tạo thành những gợn sóng lăn tăn tượng trưng cho những mẫu vải mà họ phải học thêu hay dệt trong năm tới. Thỉnh thoảng, họ buộc một sợi dây đỏ vào cây kim để cầu nguyện sẽ tìm được lang quân như ý.
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-13
 Trong khi đó, thiếu nữ ở miền Tây Nam Trung Quốc sẽ nhuộm tóc vào ngày lễ Thất tịch với ước vọng sẽ được trẻ đẹp mãi mãi và sớm tìm được tình yêu vĩnh cửu như Ngưu Lang - Chức Nữ. Cũng trong ngày tình yêu này, những chàng trai muốn ngỏ lời với bạn gái thường tặng hoa hồng cho người trong mộng. Họ sẽ tặng cô gái mình yêu số lượng hoa với màu sắc khác nhau. Tặng một bông hồng đỏ có nghĩa là "chỉ một tình yêu", 11 bông hồng nghĩa là "thích", 99 đóa hồng có nghĩa là "mãi mãi" và 108 bông hồng mang ý nghĩa "hãy lấy anh".
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-14
Phụ nữ ở khu vực bờ biển phía Đông sẽ mặc quần áo mới và làm những chiếc bánh có hình những bông hoa để tưởng nhớ tới Chức Nữ trong ngày Thất tịch. 
Bi mat chua tung he lo ngay Nguu Lang - Chuc Nu gap nhau-Hinh-15
 Tại Quảng Đông, người dân dùng giấy tạo thành một chiếc cầu mang ý nghĩa tượng trưng giống như cầu Ô Thước kỷ niệm sự gặp gỡ của Ngưu Lang và Chức Nữ. Phụ nữ cũng mua giấy để may quần áo cho Chức Nữ với mong ước họ được truyền các kỹ năng dệt vải, thêu thùa giỏi như Chức Nữ. Người dân ở Tây An, tỉnh Sơn Tây thì tổ chức một lễ hội quy mô lớn trong ngày này. Khi đến đây, mọi người có thể kể về chuyện tình yêu lãng mạn hay sóng gió của bản thân. Sau đó, 77 đôi tình nhân sẽ tham gia vào một đám cưới tập thể theo tập tục có từ đời nhà Đường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới