Lý giải hiện tượng nổi hạch sau khi tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3

Dù ít phổ biến, đây là hiện tượng không gây nguy hiểm cho người được tiêm vắc xin COVID-19.

Lý giải hiện tượng nổi hạch sau khi tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3

Sau khi tiêm vắc xin mũi 3 trở về nhà, tôi bất ngờ bị nổi hạch, cảm giác sưng, đau. Nguyên nhân của hiện tượng này là đâu và có nguy hiểm hay không?

Trả lời:
Bác sĩ Phùng Anh Tuấn, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Vắc xin là một yếu tố lạ với cơ thể nên sau khi tiêm, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại. Các hạch bạch huyết có vai trò sinh ra tế bào miễn dịch. Vì vậy, chúng sẽ tăng hoạt động và sưng to lên. Sau khi tiêu diệt được yếu tố lạ, chúng sẽ trở về trạng thái bình thường.

Hạch bạch huyết thường xuất hiện ở nách cùng bên với cánh tay được tiêm. Tình trạng này sẽ mất đi sau vài ngày, không gây nguy hiểm nên bạn không cần quá lo lắng.

Trong trường hợp thấy các bất thường khác như đau tại vị trí không phải vùng tiêm, gầy sút cân, nổi hạch không phải vùng nách cùng bên cánh tay, hạch nhiều, cứng, ít di động và kéo dài... bạn cần đi kiểm tra sớm. Trên thực tế, tỷ lệ nổi hạch sau tiêm vắc xin là không nhiều.

 

Tại sao tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 2 có thể có phản ứng phụ mạnh hơn?

Nhiều người sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên thì không có phản ứng phụ xuất hiện hoặc có nhưng nhẹ. Tuy nhiên, sau khi tiêm mũi thứ 2 các phản ứng phụ này mạnh hơn.

Tại sao tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 2 có thể có phản ứng phụ mạnh hơn?

Phần lớn mọi người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ gặp các phản ứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức tại vết tiêm trên cánh tay. Theo các bác sĩ thì đây là một điều tốt bởi nó là dấu hiệu cho thấy vắc xin đã kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn.

Tiến sĩ Debra Powell, trưởng bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Tower Health ở Pennsylvania cho biết: “Khi bạn cảm thấy ốm hoặc sốt, phần lớn là cơ thể bạn đang phản ứng. Các triệu chứng này chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn và không là gì so với việc nhiễm COVID-19 phải nằm viện".

Hỏi đáp vắc xin COVID-19: Hết vắc xin, người tiêm mũi 1 Moderna phải làm sao?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia y tế, khi nguồn cung vắc xin Moderna bị đứt đoạn, nên tiêm mũi 2 thay thế bằng các loại vắc xin khác để tăng độ bao phủ vắc xin, sớm đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Hỏi đáp vắc xin COVID-19: Hết vắc xin, người tiêm mũi 1 Moderna phải làm sao?
Tính đến ngày 4/9, TP.HCM đã nhận tổng cộng 10,3 triệu liều vắc xin COVID-19 từ Bộ Y tế, trong đó có hơn 4,5 triệu liều vắc xin AstraZeneca, hơn 571.000 liều vắc xin Moderna, 312.510 liều vắc xin Pfizer và 5 triệu liều vắc xin Vero Cell.

Tiêm 1 mũi AstraZeneca được 3 tuần, có nguy cơ trở nặng nếu mắc Covid-19 không?

Bạn đọc Hạnh Dung (tỉnh Đồng Nai) hỏi: "Tôi tiêm 1 mũi vắc-xin Covid-19 AstraZeneca được 3 tuần rồi thì có thể an tâm hơn là không bị trở nặng nếu chẳng may mắc Covid-19 không?"

Tiêm 1 mũi AstraZeneca được 3 tuần, có nguy cơ trở nặng nếu mắc Covid-19 không?
Tiem 1 mui AstraZeneca duoc 3 tuan, co nguy co tro nang neu mac Covid-19 khong?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.